Hương Giang bị ‘đào’ lại clip hát hit của SNSD, cộng đồng fan Kpop khóc thét vì quá thảm họa
Nhiều fan của Kpop nói chung và của SNSD nói riêng đã phải thảng thốt với phần dự thi của Hương Giang trong quá khứ.
Những ngày qua, cái tên của Hương Giang phủ sóng khắp mọi mặt trận. Từ “trong nhà ngoài ngõ”, tất cả gần như đều đang bàn tán không ngớt về cô, đồng thời “đào” lại không ít những chuyện đáng quên trong quá khứ của nàng Hậu.
Mới đây, trong một nhóm anti Hương Giang, nhiều cư dân mạng đã chia sẻ lại đoạn clip nữ ca sĩ thời còn tham gia Vietnam Idol. Quay ngược thời gian vào thời điểm đó, top 8 chung cuộc được giao cho thử thách với chủ đề “We are the world”, nhằm thể hiện những ca khúc quốc tế khác nhau. Trong khi phần lớn đều chọn ca khúc tiếng Anh thì thí sinh gây chú ý nhất của Vietnam Idol là Hương Giang lại biểu diễn “ Tell me your wish” – hit đình đám của “nhóm nhạc quốc dân” SNSD.
Phần thi của Hương Giang cách đây 7 năm.
Nếu so sánh vũ đạo của Hương Giang và SNSD sẽ là một khoảng cách khá xa. Hơn nữa, giọng hát của cô cũng nhận về rất nhiều “gạch đá”, khi không chỉ phô chênh, mà còn hoàn toàn không đúng với phát âm tiếng Hàn. Có thể nói thời điểm đó, mạng xã hội chưa quá bùng nổ như hiện nay nên màn trình diễn thảm họa này nhanh chóng rơi vào lãng quên và cũng ít ai đê tâm. Nhưng hiện tại, phần thi của Hương Giang ở quá khứ đang khiến một bộ phận Sone (fandom của SNSD) “khóc thét”.
Nhiều bình luận chê bai khả năng hát và phát âm của Hương Giang khi hát lại siêu hit một thời.
SNSD là một trong những nhóm nhạc nữ đình đám nhất Hàn Quốc, những fans ruột của K-pop cũng không lạ gì ca khúc “Tell me your wish” đã giúp tên tuổi của nhóm vươn tầm sang các nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam.
Từ ngày đầu tiên debut cho đến hiện tại, 13 năm đã trôi qua nhưng Kpop sẽ chẳng thể nào tìm kiếm được một "SNSD thứ hai"!
Không ai muốn trở thành bản sao của người khác, nhưng rõ ràng "bản sao của SNSD" cũng là điều không phải ai cũng có thể trở thành.
Ra mắt vào những năm hai mươi tuổi, hoạt động tích cực và đứng ở đỉnh cao trong suốt hơn mười năm, sau đó tạm nghỉ chân ở độ tuổi ba mươi để theo đuổi những gì mình thích - Girls' Generation, những "thiếu nữ thời đại" của nhà SM luôn được xem như giấc mơ của hằng hà sa số nhóm nhạc nữ Kpop trong nhiều thế hệ.
13 năm trôi qua kể từ chuyến bay "Into The New World", cái tên SNSD đã tạm lùi về phía sau để nhường chỗ cho những nhóm nhạc thế hệ mới chiếm lĩnh sân khấu. 2 thế hệ thần tượng tiếp nối với hàng chục đến hàng trăm nhóm nhạc nữ đã xuất hiện. Có không ít kỉ lục đã bị phá vỡ, thế nhưng chỉ cần gọi tên "nhóm nhạc nữ đại diện cho Kpop", cái tên SNSD luôn tự động quay về giành lấy vị trí đứng đầu.
SNSD
Thành công của SNSD khiến không ít nhóm nhạc "mong muốn được như SNSD", "bản sao SNSD" ra đời. Tuy nhiên, cơ hội cho một nhóm nhạc đàn em lặp lại thành công của SNSD trên tất cả mọi phương diện gần như là không thể.
Không chỉ 1 mà là 1 chuỗi concept huyền thoại
Rất khó nếu như nói về âm nhạc của SNSD mà chỉ nói về một bản hit duy nhất. Lần lượt "Into The New World", "Gee", "Genie" (Tell Me Your Wish), "Oh" hay "I Got A Boy" đều không chỉ khẳng định tên tuổi của SNSD mà còn được coi là nền tảng định hướng cho cả một thế hệ nhóm nữ tiếp theo. Trong giai đoạn hoàng kim của sự nghiệp, 9 cô gái nhà SM gần như sở hữu "bàn tay Midas" trong làng thần tượng - tất cả những gì SNSD hát, trang phục SNSD mặc, vũ đạo SNSD thể hiện đều trở thành xu hướng.
SNSD kinh qua hàng loạt concept trong suốt sự nghiệp của mình
Một bản hit cho thấy ảnh hưởng toàn diện của âm nhạc SNSD lên Kpop là "Genie". Ca khúc phát hành năm 2009 của nhóm không chỉ có giai điệu bắt tai mà còn gây choáng ngợp bởi vũ điệu chân đều tăm tắp, đồng phục thủy thủ vừa mạnh mẽ vừa quyến rũ. Một thời gian dài sau đó, vũ đạo đồng đều trở thành tiêu chuẩn của các nhóm nhạc nữ Kpop, những bộ đồng phục quân đội hay học sinh cũng được nhiều nhóm nhạc có hình tượng như SNSD sử dụng lại và phổ biến cho đến tận ngày nay.
Genie là cuộc "cách mạng hình ảnh" không chỉ với riêng SNSD
Từ "Gee" với những đoạn hook bắt tai theo đúng tiêu chuẩn Kpop thế hệ 2 cho đến "I Got A Boy" tưởng lạ mà lại đi trước cả 10 năm của Kpop, SNSD có cả một gia tài âm nhạc, thời trang, hình tượng đồ sộ và để lại cả một "công thức" cho những nhóm nữ loay hoay với bài toán chuyển mình.
Ấn tượng quá sâu sắc mà SNSD để lại khiến cho rất nhiều nhóm nhạc nữ đi sau mang tới cảm giác nhang nhác giống SNSD. Đây là điều vừa dễ vừa khó cho những nhóm nhạc đàn em: SNSD cho họ một "từ điển sống" để noi gương, nhưng lại khó có thể vượt qua thành tựu mà các cô gái nhà SM đã có.
Nhóm nhạc không có thành viên nào bị lãng quên
Năm 2007, SNSD ra mắt với đội hình 9 người. Một nhóm nhạc có quá nhiều thành viên thường mang đến cảm giác "dàn đồng ca" không dễ dàng phân biệt. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, cả 9 "thiếu nữ thời đại" đều được công chúng nhớ mặt chỉ tên. Không một ai trong bị trói buộc với danh hiệu "thành viên của SNSD", lần lượt những cái tên Taeyeon, Sooyoung, Yoona, Tiffany... đều có thể một mình đứng vững mà không cần danh hiệu "thành viên SNSD" đi kèm.
Tất cả các thành viên SNSD đều có độ nổi tiếng nhất định trong công chúng
SNSD là nhóm nhạc hiếm hoi - nếu không muốn nói là duy nhất, mà các thành viên đều có được tiếng tăm đủ để hoạt động solo mà vẫn gây chú ý. So sánh với TWICE, nhóm nhạc nữ có cùng số lượng thành viên và nổi bật nhất thế hệ 3, có thể thấy rằng mức độ phổ biến của từng thành viên riêng lẻ trong SNSD lớn hơn rất nhiều.
Để có được điều này, tài năng và tính độc đáo trong hình tượng của mỗi thành viên là rất quan trọng. Có bao nhiêu thành viên nhóm nhạc nữ Kpop đã, đang hoặc được dự đoán là sẽ có sự nghiệp solo như trưởng nhóm Kim Taeyeon? Đáp án cho đến hiện tại gần như là con số không. Tài năng cùng với mức độ đầu tư cho sự nghiệp solo của Taeyeon đã khiến cái tên của cô hoàn toàn có thể đứng độc lập, thậm chí kéo dài tên tuổi của SNSD khi nhóm không còn hoạt động.
Kim Taeyeon
Lần lượt Yoona, Seohyun, Sooyoung... cũng giống như Taeyeon, dù hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng vẫn có thể tìm ra chỗ đứng. Công chúng vẫn dành sự chú ý nhất định cho các thành viên SNSD khi không hoạt động cùng nhóm. Sự nghiệp của các thành viên SNSD hiện tại chính là thành công hiếm hoi của những thần tượng đã dành hầu hết thời gian hoạt động để cống hiến cho một thương hiệu, thay vì tỏa sáng một mình.
"Ở Hàn Quốc có kim chi, có gạo, có Dae Jang Geum, có Park Ji Sung, có SNSD"
Người hâm mộ Kpop có một câu nói đúng với mọi hoàn cảnh và mọi thế hệ: nhóm nhạc nam có fandom, nhóm nhạc nữ có công chúng. Fandom của các nhóm nhạc nam luôn lớn mạnh hơn nhóm nhạc nữ, điều này thể hiện qua những bảng xếp hạng album hay concert bán chạy nhất, các nhóm nhạc nam luôn chiếm thế thượng phong. Đổi lại, âm nhạc của các nhóm nhạc nữ dễ dàng chiếm được tình cảm của công chúng hơn. SNSD là nhóm nhạc hiếm hoi khiến ngoại lệ xảy ra: suốt sự nghiệp của mình, SNSD có cả fandom và công chúng.
SNSD sở hữu fandom mạnh không kém nhóm nhạc nam nào
Khi liệt kê những cuộc chiến giữa fandom và fandom, fandom và thần tượng nổi tiếng nhất của Kpop qua các thế hệ, không ai không nhắc đến "biển đen" dành cho SNSD tại Dream concert 2008, khi SNSD vừa ra mắt tròn năm. 10 phút im lặng và cuộc hỗn chiến giữa hàng loạt fandom hùng mạnh và 1 fandom còn non trẻ không chỉ là vết sẹo mà dường như còn khiến cho SONE - fandom của SNSD trưởng thành nhanh chóng, trở thành fandom "khó chơi" nhất nhì Kpop thế hệ 2.
Trong lịch sử hơn 30 năm của giải thưởng Golden Disk Award, giải thưởng được mệnh danh là "Grammy của Hàn Quốc", SNSD là nhóm nhạc nữ duy nhất có thể giành được Disk Daesang - giải thưởng dành cho album bán chạy nhất. Disk Daesang là cuộc tranh giành của những nhóm nhạc nam hàng đầu, nhưng SNSD lại có thể đường hoàng sánh vai với album "Oh!" phát hành vào cuối tháng 1/2010. Năm 2014, SNSD đã kịp đặt chân vào "thánh đường" Tokyo Dome. Một buổi concert tại "sân khấu giấc mơ" với sức chứa gần 50 ngàn khán giả không phải là điều dễ dàng đạt được, nhưng SONE vẫn có thể giúp SNSD hoàn thành giấc mơ đó bằng "biển hồng" rực rỡ sau 4 năm hoạt động tại xứ sở hoa anh đào.
SNSD trong concert "The Best Live" tại Tokyo Dome năm 2014
Hơn một thập kỉ trôi qua, khi mà lớp người hâm mộ của SNSD nói riêng và những nhóm nhạc Kpop thế hệ 2 nói chung đều đã không còn quá trẻ trung và hiếu chiến như 10 năm trước, SONE và SNSD vẫn không hề lép vế trong những... cuộc chiến fandom trên mạng xã hội. Dù có đến 9 thành viên (kể cả Jessica), fandom của SNSD vẫn cho thấy sự đoàn kết rất đáng khen: rất ít khi nhìn thấy fan only của các thành viên SNSD hoạt động mạnh như tình trạng dở khóc dở cười của các nhóm nhạc thế hệ 3, 4. SONE dường như chỉ "ngủ đông" và luôn xuất hiện mỗi khi cái tên SNSD bị đặt lên bàn cân so sánh với các nhóm nhạc đương thời.
Không phải SONE, "fandom lớn" khiến cho SNSD không có đối thủ chính là công chúng. "Into The New World" không chỉ là bài hát vỡ lòng cho tất cả những nữ thần tượng đặt chân vào Kpop mà còn là bài hát vang lên trong rất nhiều sự kiện xã hội của Hàn Quốc suốt nhiều năm qua. SNSD vào vai... SNSD trong những drama đình đám, SNSD là lựa chọn hàng đầu của những binh sĩ tham gia nghĩa vụ quân sự, vị trí của SNSD trong lòng công chúng Hàn Quốc rất khó lung lay dù lớp thần tượng trẻ trung hơn đã ra đời.
Năm 2018, trên tờ giới thiệu về Hàn Quốc tại Olympic Pyeongchang, hình ảnh SNSD vẫn được sử dụng để làm đại diện cho Kpop. Dù lượt xem Youtube, số lượng cúp trên show âm nhạc, số lượt người đi concert... có bị đàn em vượt mặt, SNSD với hơn 10 năm cắm rễ trong lòng công chúng đã nghiễm nhiên trở thành một biểu tượng của Kpop và của làn sóng Hàn vươn ra thế giới.
Cho đến hiện tại, chưa có nhóm nhạc nữ Kpop nào đi sau SNSD làm được điều này.
"Thời đại của các thiếu nữ" không tới lần 2
Kpop đang tiến vào khoảng thời gian chín muồi của thế hệ thần tượng thứ 3 và dần chuyển sang thế hệ thứ 4. Đây là giai đoạn mà âm nhạc được xem là không còn biên giới - internet và mạng xã hội biến sân chơi âm nhạc trở thành một mặt phẳng mà ai cũng có thể có cơ hội trở thành ngôi sao.
Kpop cũng không còn dừng chân tại châu Á mà đã lan đến châu Âu và châu Mỹ, nơi mà những cái tên như BTS, BLACKPINK được coi như những ngôi sao toàn cầu. Tuy nhiên, thời điểm một nhóm nhạc có thể thâu tóm hết toàn bộ thị trường và mang âm nhạc phổ biến đến công chúng lại rơi vào thế hệ thứ 2, thế hệ mà SNSD, BIGBANG, DBSK... trở thành "tường thành" khó mà đạp đổ.
Thế hệ 2 của Kpop mang đến những cái tên được gọi là "huyền thoại"
Thế hệ 3 và 4 đặt thần tượng vào những cuộc chạy đua thành tích được tính bằng lượt xem Youtube, số giờ trụ bảng xếp hạng dựa vào sức mạnh fandom và những album dễ dàng đạt đến hàng triệu bản. Tuy rằng thành tích ngày một tăng lên và những cuộc chạy đua ngày càng khốc liệt, có không ít thần tượng nổi tiếng nhờ fandom lớn mạnh lại không hề có chỗ đứng trong công chúng.
Công chúng đã không còn là mục tiêu của các nhóm nhạc thần tượng thế hệ mới, những công ty giải trí đều lần lượt chuyển sang mục tiêu gầy dựng fandom. Điều này được thể hiện rõ qua hàng loạt những chương trình sống còn thu hút sự chú ý của toàn bộ fan Kpop, nơi mà thần tượng có thể xây dựng fandom hùng hậu ngay trước khi ra mắt. Sức mua hàng của fandom tăng lên, nhưng xu hướng "fandom nuôi sống thần tượng" dần dần khiến cho Kpop xuất hiện những "bức tường fandom" khép kín.
Kpop thế hệ 3 là cuộc đua phá kỉ lục tính theo từng ngày
Vào thời điểm SNSD hoạt động mạnh mẽ nhất, mỗi lần SNSD rục rịch trở lại đều thu hút sự chú ý của tất cả các fandom Kpop. Dù có là người hâm mộ nhóm nhạc khác - thậm chí là đội ngũ anti hùng hậu của SNSD cũng sẽ đổ xô tìm kiếm và không thoát khỏi sức hút từ những bản hit vang lên mọi nơi có sự xuất hiện của Kpop. Không chỉ SNSD, các nhóm nhạc cùng thời kì cũng hoàn toàn có khả năng giới thiệu âm nhạc của mình một cách rộng rãi. Số lượng nhóm nhạc ít nhưng màu sắc lại có thừa và âm nhạc phổ biến trong toàn thể Kpop, đó là lí do Kpop thế hệ 2 thường được nhắc đến như là "thời kì hoàng kim".
Những fandom co cụm của Kpop thế hệ 3 - 4 không thể tạo môi trường cho một ca khúc lan tỏa mạnh mẽ như thời của SNSD, càng không thể nói đến chuyện công chúng dành nhiều sự chú ý khi có quá nhiều nhóm nhạc, nhưng các nhóm nhạc mang lại cảm giác na ná nhau và không có sức chen lên bảng xếp hạng. Việc các nhóm nhạc nữ ở thế hệ 3 - 4 sở hữu 1 ca khúc hit có sức ảnh hưởng mạnh mẽ ở tầm quốc dân như "Gee", "Oh" hay "Genie" đã là rất khó, còn việc có 1 chuỗi hit như cách SNSD từng có gần như là điều không thể xảy ra.
Tạm kết
Kỉ niệm lần thứ 13 ngày bản đồ Kpop xuất hiện cái tên SNSD, những ganh đua về thành tích, danh hiệu hay là tranh cãi "bản sao của SNSD" đã không còn quan trọng nữa. Niềm vui của những người hâm mộ ngày nào đơn giản chỉ còn gói gọn trong một bức hình chung của 8 thành viên để mừng sinh nhật, một món quà cho thấy quãng đường 13 năm vẫn sẽ còn được nối dài. Vả chăng, những gì SNSD đã trải qua, đã làm được trong suốt 13 năm qua cũng đã đủ để người hâm mộ yên tâm rằng tuyên bố "vượt mặt SNSD", ước mơ "trở thành SNSD thứ 2", lời quảng cáo "SNSD thứ 2" không đáng trở thành chủ đề tranh cãi. Dẫu không ai muốn trở thành bản sao của người khác, nhưng rõ ràng "bản sao của SNSD" cũng là điều không phải ai cũng có thể trở thành.
Đã debut biết bao nhóm nhạc nhưng SM vẫn không hết làm fan sốc: Concept 2 thế giới đi trước thời đại, liệu aespa có đảm đương nổi? Những ngày vừa qua, aespa là một cái tên thu hút sự chú ý của đông đảo người quan tâm Kpop. Đây là nhóm nhạc nữ thế hệ mới của công ty sau 6 năm. Bên cạnh lần lượt đăng tải hình ảnh teaser của các thành viên, SM Entertainment mới đây cũng đã tiết lộ kế hoạch ra mắt tại Diễn đàn...