Hướng Đông Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Đó là chủ đề của hội thảo khoa học do Bộ Quốc phòng phối hợp với Tỉnh ủy Đồng Nai tổ chức vào hôm nay 28-4 tại hội trường Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân khu 7 và tỉnh Đồng Nai thăm và tặng quà gia đình chính sách tại Đồng Nai tháng 1-2021. Ảnh: N.HÀ
Dự kiến tham dự hội thảo có trên 300 đại biểu đại diện cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng; một số ban, bộ, ngành; các đơn vị quân đội; các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội; Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 7; các quân khu, quân đoàn và lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đồng Nai…
* Ký ức không quên…
Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân Phạm Xuân Thệ, nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 66, Sư đoàn 304 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2 – quân đoàn chủ lực đảm nhiệm hướng Đông Nam nhớ lại, sau khi giải phóng và làm chủ TX.Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận), ông chỉ huy trực tiếp Tiểu đoàn 7, thuộc Trung đoàn 66 chi viện Trung đoàn 9 đánh vào căn cứ Nước Trong (khu vực gần Trường sĩ quan lục quân 2 ngày nay).
Căn cứ Nước Trong là một địa điểm trọng yếu nên địch tăng cường phòng ngự chặt chẽ, quyết tâm tử thủ nên bố trí canh gác cẩn mật bằng hệ thống dây thép gai, đào hào sâu. Xe tăng và bộ binh của ta chỉ có thể đánh vào thẳng cổng chính. “Chiều 26-4, Tiểu đoàn 7 chúng tôi cùng các đơn vị phối hợp tập trung hỏa lực đánh mạnh vào căn cứ Nước Trong đến chiều tối 28-4 giải phóng căn cứ Nước Trong; đồng thời, quân ta làm chủ quận lỵ Long Thành” – trung tướng Phạm Xuân Thệ nhớ lại.
Trung tướng Phạm Xuân Thệ xúc động nói: “Về thăm lại chiến trường xưa, dâng nén hương thơm tri ân các đồng đội của mình đã hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, tôi thực sự xúc động khi được biết, hằng ngày những người quản trang tại Nghĩa trang liệt sĩ H.Long Thành vẫn cúng cơm cho các liệt sĩ – việc này không phải nơi nào cũng làm được”.
Cũng theo thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, hướng Đông Nam được tổ chức đội hình thọc sâu binh chủng hợp thành rất mạnh với các đơn vị: Lữ đoàn Tăng thiết giáp 203 làm nòng cốt; lực lượng bộ binh của Trung đoàn 66, Sư đoàn 304; lực lượng pháo binh (pháo bắn thẳng, pháo tầm xa, lực lượng pháo cao xạ, công binh bảo đảm). Đặc biệt là lực lượng đặc công có vị trí rất quan trọng, đã phát huy khả năng “luồn sâu, đánh hiểm”, đánh chiếm và giữ được các cây cầu, các căn cứ án ngữ của địch trên các trục đường tiến công của Quân đoàn 2 vào Sài Gòn, góp phần giảm tổn thất cho các lực lượng đột kích.
Video đang HOT
Lãnh đạo Viện Lịch sử quân sự Việt Nam và tỉnh Đồng Nai dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ H.Long Thành
Nguyên Trung đội trưởng Trung đội 2, Đại đội 11, Trung đoàn 101, Sư đoàn 325, đại tá Nguyễn Quốc Chính kể lại, rạng sáng 26-4, quân ta bắt đầu tiến đánh một số điểm tại chi khu và quận lỵ Long Thành. Trận đánh diễn ra ác liệt giữa ta và địch; nhiều đồng chí hy sinh; địch quyết tâm tử thủ quận lỵ Long Thành (khu vực tháp nước Long Thành ngày nay) nên chúng nã đạn xối xả về phía quân ta.
Trước tình thế đó, Trung đoàn 101 đã họp, phối hợp cùng đơn vị pháo 100mm đi đầu bắn vào tháp nước, hỏa lực của đơn vị bắn mạnh vào ổ đề kháng của địch và các khu vực xung quanh khiến chúng rối loạn đội hình. Chớp thời cơ, Đại đội 5 và Đại đội 7 (Trung đoàn 101) xung phong đánh chiếm mục tiêu, phối hợp với Tiểu đoàn 3 tiến công đánh thẳng vào trung tâm chỉ huy – nhà quận trưởng Long Thành.
“Địch quyết tử thủ phản kháng liên tục, chúng lợi dụng nhà cao tầng và các ngõ ngách ném lựu đạn, bắn mạnh vào đội hình của ta. Chỉ huy đơn vị ra lệnh cho đại đội hỏa lực chọn vị trí thuận lợi, nã đạn vào trung tâm chỉ huy, uy hiếp tinh thần và áp sát mục tiêu kiên cố. Bọn địch trong trung tâm chỉ huy hoảng loạn, một số tháo chạy ra ngoài. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt đến chiều 28-4-1975, quận lỵ Long Thành (H.Long Thành ngày nay) hoàn toàn được giải phóng, mở đường tiến công hướng Đông Nam vào giải phóng Sài Gòn” – đại tá Nguyễn Quốc Chính nhấn mạnh.
* Khẳng định tầm chiến lược hướng Đông Nam
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Sáu, Phó viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, hướng Đông Nam trên địa bàn Đồng Nai là một trong những mũi, hướng tiến công hệ trọng, hướng kẻ thù bố trí nhiều lực lượng mạnh, quyết tâm tử thủ.
Ban tổ chức làm việc tại Đồng Nai chuẩn bị cho hội thảo khoa học
Đây là hướng đánh được giao cho Quân đoàn 2 đảm nhiệm tiến công tiêu diệt địch ở tả ngạn sông Đồng Nai, đánh chiếm căn cứ Nước Trong, căn cứ Long Bình, chi khu Long Thành, Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ… Hướng tiến công chính diện từ Đông Bắc Long Thành – Nước Trong tới trung tâm TP.Sài Gòn, mở cánh cửa Đông Nam vào giải phóng Sài Gòn.
Ủy viên Ban TVTU, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, đại tá Vũ Văn Điền cho biết, phối hợp chặt chẽ với lực lượng chủ lực đánh vào giải phóng Sài Gòn trên hướng Đông Nam, LLVT Đồng Nai đã kịp thời có mặt ở những mũi, hướng trọng điểm, góp phần hoàn thành thắng lợi chiến dịch tiến công.
Cụ thể, ngày 8-4-1975, phối hợp cùng Tiểu đoàn 81, Lữ đoàn Biệt động 316 tập kích căn cứ Nước Trong, đánh hủy diệt 71 xe quân sự, hầu hết là xe tăng, thiết giáp. Trên hướng quốc lộ 15 – Long Thành, Đại đội 1, Đại đội 27 bộ đội địa phương và du kích liên tục chống địch càn quét, đồng thời thọc sâu mũi vũ trang tuyên truyền ở Phước Nguyên, An Lợi, TT.Long Thành, củng cố lực lượng chuẩn bị phát động quần chúng đấu tranh. Khi thời cơ đến, tại H.Nhơn Trạch, Đại đội 240 huyện và du kích tiếp tục bao bố địch ở Phú Hội, đắp mô, gài trái, phục kích đánh địch cắt đứt từng đoạn tỉnh lộ 17, 19…
Quân giải phóng chiếm trường Thiết giáp của ngụy tại căn cứ Nước Trong (Biên Hòa) trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975. Ảnh tư liệu: TTXVN
“Ngoài ra, LLVT tỉnh còn tích cực tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tỉnh ủy, Tỉnh đội Biên Hòa khẩn trương tập trung LLVT, bán vũ trang và quần chúng phối hợp chặt chẽ cùng Quân đoàn 2 tấn công đồng loạt, quét sạch địch trong các chi khu, căn cứ: Long Thành, Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, Nước Trong, tổng kho Long Bình, Yếu khu Trảng Bom… và toàn bộ bộ máy kìm kẹp của địch từ ấp, xã đến tỉnh” – đại tá Vũ Văn Điền, Ủy viên Ban TVTU, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo Bộ CHQS tỉnh, phát huy truyền thống 75 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của LLVT tỉnh cùng với kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh tiếp tục quán triệt sâu sắc nghị quyết đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, vận dụng những kinh nghiệm, bài học quý báu được rút ra từ hội thảo Hướng Đông Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử trong xây dựng LLVT tỉnh vững mạnh, luôn chủ động, sẵn sàng chiến đấu cao.
Trong đó, trước mắt tập trung cùng các lực lượng chức năng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Tiếp tục tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự quốc phòng địa phương năm 2021; xây dựng nền quốc phòng toàn dân và LLVT tỉnh vững mạnh về mọi mặt, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Lần đầu tiên tổ chức hội thảo cấp Bộ Quốc phòng về Quân Giải phóng miền Nam
Hội thảo sẽ tập trung phân tích và làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; vai trò của Quân ủy Miền, Bộ tư lệnh Miền - nhân tố quyết định thắng lợi đối với quá trình xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
Bộ Quốc phòng chủ trì và phối hợp với Tỉnh ủy Đồng Nai vừa tổ chức họp báo giới thiệu Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng "Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam - vai trò, ý nghĩa và bài học lịch sử", nhân kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (15/2/1961 - 15/2/2021). Đây là lần đầu tiên tổ chức hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng về Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.
Đại tá Trần Ngọc Anh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng Cục Chính trị); Đại tá Nguyễn Văn Sáu, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam; Đại tá Bùi Văn Sỹ, Phó Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh Đồng Nai đồng chủ trì buổi họp báo.
Họp báo giới thiệu về Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng "Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam - vai trò, ý nghĩa và bài học lịch sử". (Ảnh: Đỗ Thoa)
Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng "Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam - vai trò, ý nghĩa và bài học lịch sử" sẽ tập trung phân tích và làm rõ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; vai trò của Quân ủy Miền, Bộ tư lệnh Miền - nhân tố quyết định thắng lợi đối với quá trình xây dựng, chiến đấu và chiến thắng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước.
Ban chỉ đạo hội thảo cho biết, sau gần 3 tháng triển khai đã có gần 90 bài tham luận của các đồng chí lãnh đạo: Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị; Bộ Ngoại giao, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và một số cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh Đồng Nai; lãnh đạo, chỉ huy một số tổng cục, quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng, học viện, nhà trường trong toàn quân gửi tham gia.
Hội thảo sẽ đánh giá tầm vóc to lớn, chiến công hiển hách và ý nghĩa thời đại sâu sắc của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong lịch sử nước ta nói riêng và thế giới nói chung; khắc họa đậm nét khát vọng độc lập, tự do, hòa bình của toàn dân tộc; ý chí quyết chiến, quyết thắng, dám đánh, biết thắng giặc ngoại xâm của trí tuệ Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; rút ra bài học kinh nghiệm quý báu quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, vận dụng có chọn lọc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Hội thảo được tổ chức với mục đích góp phần tuyên truyền, giáo dục cán bộ, chiến sĩ và nhân dân cả nước nâng cao nhận thức, lòng tự hào dân tộc, xây dựng niềm tin; không ngừng củng cố, phát huy khối đại đoàn kết và sức mạnh toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Dự kiến hội thảo diễn ra vào ngày 8/1/2021 tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, với sự tham dự của khoảng 300 đại biểu, trong đó có nhiều nhà khoa học, nhân chứng lịch sử.
Trước ngày Hội thảo, các đại biểu sẽ tham dự Lễ Dâng hương tại Khu di tích Quốc gia Chiến khu Đ, Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đồng Nai, thăm và tặng quà 10 gia đình chính sách tại thành phố Biên Hòa.
45 năm Ngày Tổng tuyển cử bầu Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất Ngày 25/4/1976, trên 23 triệu cử tri, với tư thế của người làm chủ đất nước, đã nô nức làm nghĩa vụ công dân của mình, bầu những đại biểu xứng đáng vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Công nhân Công ty Đường sắt 773 (Liên hiệp xí nghiệp cục Công trình 1-Bộ Giao thông Vận tải) đang xây dựng...