Hướng đi quản trị số cho doanh nghiệp thời kỳ hậu COVID
Hội doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực Thành phố Hà Nội (HAMI) phối hợp cùng một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Quản trị và đầu tư tài chính cho doanh nghiệp thời kỳ hậu COVID” vào ngày 27/4.
Sau đại dịch COVID-19 vừa qua, các doanh nghiệp Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi và các hoạt động sản xuất đang càng được đẩy mạnh. Trong bối cảnh này, quản trị và đầu tư tài chính đóng vai trò then chốt trong sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời chuyển hướng quản trị và đầu tư tài chính ra sao để giúp doanh nghiệp tăng trưởng cũng như chuẩn bị cho những khủng hoảng tương lai.
Ông Nguyễn Xuân Phú, Phó chủ tịch Hội HAMI nhận định, trong 2 năm vừa qua, các doanh nghiệp nói chung đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng lớn. Do đó, doanh nghiệp có thể lường trước được và chuẩn bị sẵn sàng những kịch bản đề phòng nguy cơ xảy đến trong tương lai. Để doanh nghiệp lấy đà phục hồi và tăng trưởng, chủ doanh nghiệp cần nắm hai nguyên tắc cơ bản để dự báo tài chính được cho doanh nghiệp: quy luật dòng tiền và quy luật cung cầu.
Còn bà Đinh Thị Thúy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần MISA chia sẻ về cách vượt qua khó khăn chung của đại dịch: “Doanh nghiệp đã tập trung đầu tư vào các sản phẩm thế mạnh trong lĩnh vực tài chính – kế toán. Đơn vị hợp lực với các doanh nghiệp cùng ngành. MISA tối ưu chi phí nhờ tập trung vào chính các giải pháp chuyển đổi số do chính đơn vị phát triển”.
Video đang HOT
Theo đó, MISA đang triển khai giải pháp chuyển đổi số đến 250.000 doanh nghiệp, trong đó nền tảng Quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS được xem như một chợ ứng dụng, gồm hàng chục phần mềm từ kế toán, hóa đơn điện tử, nhân sự, bán hàng, marketing đến quản lý công việc… Tùy vào nhu cầu, quy mô mà doanh nghiệp lựa chọn những gói khác nhau. Dữ liệu được lưu trữ trên Cloud và liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban giúp một doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng năng suất công việc.
Theo các chuyên gia, trong thời kỳ dịch COVID-19, các đơn vị đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số thì hậu COVID-19, việc quản trị số sẽ giúp các doanh nghiệp thích ứng nhanh hơn, bền vững trước sự thay đổi liên tục trong quá trình hồi nhập
Thực tế, chủ doanh nghiệp luôn cần nắm vững những kiến thức về quản trị và đầu tư tài chính đồng thời trang bị những giải pháp chuyển đổi số toàn diện để đưa doanh nghiệp không chỉ phục hồi mà còn “ngược dòng” phát triển nhanh hơn. Đây cũng là giải pháp mà Hội HAMI hỗ trợ các doanh nghiệp có định hướng về quản trị và đầu tư tài chính trong bối cảnh mới. MISA cũng cam kết đồng hành cùng Hội HAMI bằng các chính sách ưu đãi cho hội viên khi ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số.
Thời gian làm thêm của người lao động không quá 60 giờ/tháng
Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nhận được nhiều phản ánh của các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp về thực trạng hoạt động sản xuất, đặc biệt là những khó khăn về lực lượng lao động, mong muốn được thỏa thuận làm thêm giờ để phục hồi sản xuất, làm bù cho khoảng thời gian phải ngừng việc.
Tại Điều 107 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động được phép thoả thuận với người lao động làm thêm không quá 40 giờ/tháng. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Đại dịch COVID-19, đặc biệt là đợt dịch COVID-19 lần thứ tư ở Việt Nam diễn ra từ tháng 4/2021, đã tác động mạnh mẽ và nặng nề tới nhiều mặt của đời sống xã hội; ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động (NLĐ) cũng như doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như các doanh nghiệp ngành du lịch, ngành dịch vụ, doanh nghiệp sản xuất trong chuỗi cung ứng nhu cầu thiết yếu.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, trong năm 2021, đã có hàng triệu NLĐ mất việc, lao động trong các ngành kinh tế tiếp tục giảm. Lao động mất việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 16,3 triệu người (chiếm 33,2%), giảm 254,2 nghìn người so với năm trước; khu vực dịch vụ là 18,6 triệu người (chiếm 37,9%), giảm 800,8 nghìn người so với năm trước; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là 14,2 triệu người (chiếm 28,9%), tăng 37,3 nghìn người so với năm trước.
Trong quý 4/2021, các doanh nghiệp hoạt động trở lại, tập trung đẩy mạnh hoạt động sản xuất nhằm sớm phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2021 thị trường lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn, với tỷ lệ thất nghiệp năm nay cao hơn năm trước, trong đó: Tỷ lệ thất nghiệp lao động trong độ tuổi khu vực thành thị ở mức cao là 4,42%, cao hơn 1,94% so với khu vực nông thôn; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị là 3,33%, cao hơn 0,37% so với khu vực nông thôn.
Sau khi kết thúc giãn cách xã hội, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021, các địa phương đã trở lại trạng thái bình thường mới, thực hiện chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch sang "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
Nhưng do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 xảy ra liên tục trong 2 năm qua làm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ, lao động không có việc làm và thất nghiệp tăng, sự dịch chuyển lao động lớn gây thiếu hụt lao động có trình độ kỹ thuật ở nhiều địa phương...
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, việc hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động gặp khó khăn do tác động bởi đại dịch COVID-19 là cần thiết, là giải pháp tình thế trong hoàn cảnh đặc biệt để kịp thời đáp ứng yêu cầu cấp bách hỗ trợ đời sống nhân dân, NLĐ. Hỗ trợ người sử dụng lao động ổn định, phục hồi sản xuất, kinh doanh và tạo đà phát triển trong thời gian tới; đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động và tăng sự linh hoạt việc bố trí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động được phép thoả thuận với người lao động làm thêm không quá 40 giờ/tháng, đồng thời một số ngành, nghề, công việc (như dệt may, da, giày, chế biến thuỷ hải sản...) được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm.
Thực tế trên cho thấy các quy định về giới hạn làm thêm trong tháng, trong năm tại Điều 107 của Bộ luật Lao động cần phải có sự điều chỉnh trong giai đoạn ngắn để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, NLĐ có việc làm và thêm thu nhập, ổn định lại cuộc sống.
Trong thời gian vừa qua, để kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống dịch COVID-19, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ cho doanh nghiệp và NLĐ. Chính sách về làm thêm giờ cũng là một trong những giải pháp góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, NLĐ.
Chính phủ đã xây dựng Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của NLĐ và Nghị quyết này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, thông qua tại Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH1 quy định: Trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm giờ không quá 60 giờ/tháng và không quá 300 giờ/năm, trừ một số trường hợp.
Theo Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trường hợp người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của NLĐ thì được sử dụng NLĐ làm thêm trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm, trừ các trường hợp NLĐ: Từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi; là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Đắk Lắk: Doanh nghiệp tìm cách tiết giảm chi phí, phục hồi sản xuất Trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài và giá cả thị trường gia tăng khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ở Đắk Lắk gặp khó khăn nên họ tìm cách tiết giảm chi phí, phục hồi sản xuất. Dây chuyền sản xuất tại Công ty TNHH PM Coffee, thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN) Trong...