Hướng dẫn vỗ rung long đờm cho trẻ
Để trẻ nằm nghiêng, dùng lực cổ tay vỗ từ vùng phổi trẻ lên trên nhằm dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng.
Bác sĩ Đinh Xuân Hoàng, Khoa Nội Nhi – Đông Y, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, trẻ nhỏ bị viêm phổi có thể sẽ có hiện tượng tăng tiết đờm dãi nhiều, gây ho đờm. Tuy nhiên trẻ nhỏ không thể khạc ra đờm như người lớn. Do vậy các bác sĩ thường chỉ định các điều dưỡng làm hoặc hướng dẫn gia đình kỹ thuật vỗ rung long đờm.
Thời điểm vỗ rung long đờm cho trẻ tốt nhất là buổi sáng sớm khi trẻ ngủ dậy, sau một đêm dài ngủ lượng đờm ứ đọng sẽ nhiều hơn. Phương pháp này cũng dùng cho trẻ sau khi khí dung. Không nên vỗ rung khi trẻ vừa ăn xong, vì có thể khiến bé nôn.
Vỗ rung long đờm chỉ áp dụng với trẻ bị ho đờm. Ảnh: L.Q
Video đang HOT
Tư thế vỗ rung long đờm: Trẻ có thể nằm nghiêng một bên, hoặc ngồi cúi đầu về phía trước, hoặc tư thế mẹ bế vác trẻ. Các tư thế này khiến dẫn lưu đờm tốt hơn.
Xác định vị trí vỗ: Vỗ từ vùng phổi trẻ, vỗ từ dưới vỗ lên nhằm mục đích dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Các mẹ có thể ước lượng vùng phổi của trẻ từ ngang lưng trở lên.
Kỹ thuật vỗ rung long đờm:
- Tư thế tay: Tay khum lại tạo thành một khoảng trống không khí thì khi vỗ trẻ sẽ không đau, không để bàn tay thẳng vỗ vì sẽ khiến trẻ đau.
- Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ tạo thành tiếng “bộp, bộp”, cảm giác lồng ngực của trẻ sẽ rung lên từng nhịp theo nhịp vỗ tay, làm đúng kỹ thuật trẻ sẽ không hề đau mà còn cảm giác thoải mái, thích thú. Lưu ý không dùng lực cánh tay để vỗ rung cho trẻ vì sẽ làm trẻ đau.
- Mỗi lần vỗ rung làm 10-15 phút. Sau khi vỗ rung có thể trẻ sẽ ho nhiều, nôn ra đờm, cần lưu ý quan sát tính chất đờm trắng loãng hay xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ.
Lưu ý, kỹ thuật này chỉ áp dụng khi trẻ ho có đờm, không áp dụng với những trẻ ho khan.
Lê Nga
Theo vnexpress.net
Thiếu nữ 17 tuổi mang khối u rắn ở cả hai vú
Thiếu nữ 17 tuổi (Phú Thọ) sờ thấy u cục ở vú, đi khám bác sĩ phát hiện có khối u ở cả hai bên vú.
Bệnh nhân đến bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) khám trong tình trạng đau nhẹ, tức cả hai bên vú, sờ thấy có khối di động.
Qua khám cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có khối u ở hai bên vú và cần phẫu thuật bóc u. Bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật bóc khối u, kích thước 1x2 cm và 2x3 cm, rắn chắc có vỏ rõ. Hiện, tình trạng sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định.
Cô gái bị u vú ở cả hai bên. Ảnh: L.Q.
Theo các bác sĩ, u xơ tuyến vú là một bệnh tuyến vú lành tính, bệnh dễ gặp ở những phụ nữ trẻ, đang trong độ tuổi sinh sản hoặc tiền mãn kinh. Tuy nhiên không phải những người ở độ tuổi khác là không có nguy cơ mắc bệnh. Nhân xơ tuyến vú tuy không phải là bệnh cấp tính nhưng các triệu chứng của bệnh lại gây ra nhiều phiền phức cho bệnh nhân. Bệnh có thể gây đau đớn, khó chịu, thậm chí là mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Biểu hiện của u xơ tuyến vú là sưng đau ngực, kích thước ngực có sự thay đổi rõ rệt. Da vú nhạy cảm hơn, kèm theo buồn nôn, chóng mặt, chân tay lạnh, mệt mỏi. Kích thước nhân xơ tăng lên rõ rệt. Cảm giác đau, đau lan ra nách, có bệnh nhân bị đau rất nặng. Bệnh nhân chạm vào thấy khối u di chuyển được, thấy rõ viền nhân xơ... Bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ khi có các dấu hiệu bất thường trên cần đến bệnh viện để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Theo vnexpress.net
Hoại tử một mét ruột sau 2 ngày không đi đại tiện Cụ bà 77 tuổi (Phú Thọ) đau bụng, không đi đại tiện được, đến viện khám bác sĩ phát hiện ruột bị hoại tử. Ảnh minh họa Bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hùng Vương trong tình trạng đau bụng âm ỉ liên tục quanh rốn lan ra khắp bụng, buồn nôn, đau ngực, thể trạng gầy...