Hướng dẫn viên nói xuyên tạc lịch sử, chủ quyền quốc gia: Phạt tới 40 triệu đồng
Việc sử dụng hướng dẫn viên du lịch có hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia ở Việt Nam có thể bị phạt tiền từ 35- 40 triệu đồng. Hướng dẫn viên nước ngoài hoạt động “chui” có thể bị phạt từ 25 30 triệu đồng.
Đó là thông tin được nêu ra trong dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch đang được Bộ Tư pháp tiến hành thẩm định.
Nhóm du khách Trung Quốc mặc áo in “đường lưỡi bò” phi pháp đến Nha Trang cách đây không lâu (ảnh: Facebook)
Hoạt động du lịch có nhiều vi phạm
Theo Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch – cơ quan soạn thảo luật Du lịch, luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2018 có rất nhiều điểm mới so với Luật Du lịch năm 2005. Trong đó, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành không được lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật; phải công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử; phải mua bảo hiểm cho khách du lịch.
Trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, chủ cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch không được quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch hoặc quảng cáo về loại, hạng khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Chỉ được sử dụng từ “ sao” hoặc hình ảnh ngôi sao để quảng cáo về hạng cơ sở lưu trú du lịch khi được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
Hướng dẫn viên du lịch được hành nghề khi thỏa mãn 3 điều kiện là có thẻ hướng dẫn viên; có hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp; có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch…
Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch cho biết thực tiễn hoạt động du lịch thời gian qua có nhiều hành vi vi phạm của các đối tượng nhưng lại chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là chưa có chế tài xử phạt vi phạm hành chính.
Điển hình như việc hai doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành ký hợp đồng hợp tác mỗi doanh nghiệp tiến hành thực hiện một phần của chương trình du lịch (một doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin xét duyệt nhân sự, một doanh nghiệp thực hiện việc đón, đưa và tiễn khách du lịch…). Hay như việc doanh nghiệp kinh doanh bất động sản bán hợp đồng kỳ nghỉ cho khách du lịch… Các hành vi này phát sinh trong thực tiễn nhưng trong Luật Du lịch và các Nghị định số 158/2013 và Nghị định số 28/2017 chưa có quy định rõ ràng về vấn đề này.
Video đang HOT
“Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước. Vì vậy, cần thiết phải có sự nghiên cứu đánh giá một cách hết sức tổng quát cũng như chi tiết, cụ thể để không những xử lý triệt để được các hành vi vi phạm mà còn đảm bảo được lượng khách du lịch cũng như sự phát triển bền vững của ngành du lịch nước ta trong thời gian tới”- Bộ này cho hay.
Phạt du khách gây phương hại hình ảnh quốc gia
Dự thảo nghị định đề xuất phạt tiền từ 25-30 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Không quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch; hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; người nước ngoài nhập cảnh hoạt động du lịch tại Việt Nam mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; người nước ngoài nhập cảnh hoạt động du lịch không đúng mục đích, chương trình đã đề nghị xin cấp thẻ tạm trú, thẻ thường trú;
Phạt tiền từ 35- 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ; sử dụng hướng dẫn viên du lịch có hành vi cung cấp, giới thiệu cho khách du lịch các nội dung thông tin mang tính chất xuyên tạc lịch sử, văn hóa, chủ quyền quốc gia.
Điều 13 dự thảo nghị định về vi phạm quy định về nghĩa vụ của khách du lịch, đề xuất phạt tiền từ 1- 3 triệu đồng với hành vi không ứng xử văn minh, không tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương nơi đến du lịch; không thanh toán tiền phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định. Phạt tiền từ 3- 5 triệu đồng đối với hành vi gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp; buộc gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định; buộc lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động – AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo theo quy định; buộc tháo dỡ biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch,…
Thế Kha
Theo Dantri
Tranh luận "nảy lửa" về thời gian cấm bán rượu, bia
Tổng hợp ý kiến góp ý đối với dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác được gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định cho thấy đã có một cuộc "tranh cãi nảy lửa" giữa các doanh nghiệp, hiệp hội rượu bia với Bộ Y tế (cơ quan soạn thảo) về quy định thời gian cấm bán rượu, bia.
Theo dự thảo Luật, chỉ được bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong khoảng thời gian từ 6h đến 22h - trừ trường hợp bán tại khu vực bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức thành nơi chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch.
Quy định về thời gian cấm bán rượu bia, đồ uống có cồn khác đang gây nhiều tranh cãi.
Cấm bán rượu bia là giới hạn nhân quyền?
Gửi ý kiến góp ý, Công ty CP Cồn rượu Hà Nội cho rằng không nên quy định thời gian cấm bán rượu, bia vì như vậy là giới hạn nhân quyền.
Hiệp hội rượu, bia, nước giải khát phản ánh việc hạn chế thời gian bán rượu, bia không có tính khả thi vì người uống sẽ có nhiều cách để vẫn có thể sử dụng được rượu, bia hoặc dẫn đến tình trạng sử dụng rượu, bia từ các nguồn không kiểm soát được.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) bày tỏ, các phương án chỉ được bán rượu, bia theo khung giờ nhất định cần được bãi bỏ vì ảnh hưởng đến phát triển du lịch và các ngành phụ trợ (khách sạn, nhà hàng, quán bar,..) và không phù hợp với một số quy định địa phương về phát triển du lịch (ví dụ Hà Nội cho phép nhà hàng, quán bar mở cửa đến 24h, riêng cuối tuần đến 2h sáng). Người tiêu dùng có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn hoặc thiếu trách nhiệm hơn trước giờ cấm. Hơn nữa việc này sẽ gặp khó khăn khi phân định ranh giới các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch vì sự phát triển mạnh mẽ của thị trường trong những năm gần đây.
Trong khi đó, Công ty TNHH Bia Anheuser - Busch Inbev Việt Nam "lo ngại" việc hạn chế về thời gian bán hàng có thể dẫn đến việc người tiêu dùng tranh thủ uống nhiều hơn trước hoặc sau thời gian bị cấm, dẫn đến nguy cơ cao hơn về sức khỏe do việc tiêu thụ nước uống có cồn quá mức hấp thụ của cơ thể trong một khoảng thời gian ngắn
Không tiếp thu cả 4 góp ý trên, Bộ Y tế khẳng định biện pháp quy định thời gian cấm bán rượu, bia đã được quy định tại 68/168 quốc gia (trong đó có 9 quốc gia ASEAN). Đặc biệt, trong bối cảnh tại Việt Nam không có bất cứ quy định nào nhằm hạn chế về thời gian bán rượu, bia.
Quyền con người, quyền công dân được nêu trong Hiến pháp năm 2013 chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. Do đó, việc quy định tại dự thảo luật này là hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp
"Theo kinh nghiệm của các quốc gia như Singapore hay Thái Lan thì thời gian đầu áp dụng quy định về hạn chế thời gian được phép bán rượu, bia thì phải thực hiện truyền thông, tuyên truyền, giải thích, phổ biến, vận động, thuyết phục người dân và các cơ sở kinh doanh nghiêm túc chấp hành thực hiện ngay sau khi ban hành Luật và có lộ trình khoảng 6 tháng để người dân, cơ sở có thời gian chuẩn bị và chấp hành"- Bộ Y tế lý giải.
Bộ Y tế cũng dẫn chứng, thế giới đã có 21 nghiên cứu đều đi tới kết quả: việc hạn chế thời gian được phép bán sẽ giảm các tác hại do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn và tăng thời gian được phép bán thì sẽ tăng các tác hại do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.
Kinh nghiệm tại Thái Lan cho thấy, từ quốc gia có tỷ lệ tai nạn gia thông hàng đầu thế giới, sau khi có các Luật kiểm soát rượu, bia và đồ uống có cồn khác đã góp phần giảm 50% số vụ tai nạn giao thông và tiết kiệm được hơn 6 tỷ đô la chi phí khắc phục hậu quả.
Địa điểm kinh doanh rượu, bia với địa điểm không được bán phải cách nhau trong bán kính 200 m.
Quy định khoảng cách giữa các điểm được phép bán rượu, bia
Công ty TNHH Bia Anheuser - Busch Inbev Việt Nam ủng hộ ý tưởng về việc cấm bán đồ uống có cồn trong các cơ sở y tế, trường hoặc và những khu vực vui chơi dành riêng cho trẻ em. Tuy nhiên, đề xuất hạn chế về mật độ cửa hàng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là các tác động kinh tế tiềm tàng đối với ngành du lịch, khách sạn và công nghiệp giải trí, trong đó sự tăng trưởng ngành công nghiệp đồ uống có cồn đang có đóng góp đáng kể.
"Quy định hạn chế này sẽ gây khó khăn cho hoạt động cửa hàng ngàn khách sạn, quán bar, nhà hàng, quán ăn và có tác động đến chiến lược phát triển ngành du lịch của Chính phủ. Mặt khác những quy định như vậy sẽ đòi hỏi nguồn lực khổng lồ để thực thi và giám sát, nếu không có thể phát sinh hiện tượng kinh doanh bất hợp pháp, dẫn đến việc thất thu thuế"- công ty này góp ý.
Tuy nhiên, Bộ Y tế đã không tiếp thu ý kiến đóng góp này và cho biết hiện nay trên thế giới có 123 nước quy định mật độ điểm bán. Ví dụ như Mỹ quy định không cấp quá 1 giấy phép bán lẻ rượu, bia trên một con phố.
"Trong khi mật độ điểm bán tại khu vực đô thị ở Việt Nam rất cao, có từ 2-3 điểm bán trong phạm vi 1.000 m (Nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng năm 2016) làm gia tăng tiếp cận dễ dàng của rượu, bia"- Bộ Y tế khẳng định.
Chính vì thế, để bảo đảm tính thực tiễn, ban soạn thảo đề xuất quy định: Kể từ ngày Luật này có hiệu lực, việc cấp mới, cấp lại giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay đổi địa điểm kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác phải bảo đảm khoảng cách bán kính giữa các địa điểm. Cụ thể, giữa địa điểm kinh doanh rượu, bia, đồ uống có cồn khác với các địa điểm không được bán không nhỏ hơn 200m, trừ các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, du lịch.
Thế Kha
Theo Dantri
Bộ Tư pháp thi tuyển nhiều vị trí lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vừa ký quyết định số 1297/QĐ-BTP phê duyệt Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp phòng tại một số đơn vị thuộc Bộ Tư pháp năm 2018". Các ứng viên thi tuyển lãnh đạo cấp Vụ thuộc Bộ Tư pháp năm 2015 (Ảnh tư liệu). Theo...