Hướng dẫn vệ sinh và chăm sóc các nốt tay chân miệng đúng cách?
Tay chân miệng là một căn bệnh khá lành tính và có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế. Nhưng việc vệ sinh và chăm sóc các nốt tay chân miệng khá quan trọng và đóng vai trò thiết yếu trong việc phục hồi.
Tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và dễ bị nhầm lẫn với bệnh lở mồm long móng ở động vật chăn nuôi. Mụn nước xuất hiện tại bàn tay, bàn chân và niêm mạc miệng là những triệu chứng điển hình của bệnh tay chân miệng.
Mặc dù tay chân miệng khá khó chịu nhưng bệnh có xu hướng tự khỏi sau khoảng 10 ngày và việc chăm sóc các nốt tay chân miệng đóng vai trò quan trọng trong tốc độ phục hồi của người bệnh.
1. Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng là gì?
Người mắc bệnh tay chân miệng có thể gặp các triệu chứng điển hình như:
- Phát ban không ngứa trên bàn tay và bàn chân, trong niêm mạc miệng. Đôi khi có thể xuất hiện ở đầu gối, mông và xung quanh vùng hậu môn.
Các nốt mụn nước, lở loét gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh tay chân miệng (Ảnh: Internet)
- Những nốt phát ban có thể biến thành mụn nước gây đau đớn.
Video đang HOT
- Người bệnh có thể sốt vừa từ 38 đến 39 độ C. Trẻ em có thể gặp các triệu chứng như cảm lạnh, ho và chán ăn.
2. Vệ sinh và chăm sóc các nốt tay chân miệng như thế nào?
Nguyên tắc đầu tiên khi mắc bệnh tay chân miệng là cần cách ly người bệnh một cách cẩn thận để tránh bệnh lây lan ra cộng đồng. Trẻ em khi mắc bệnh cần nghỉ học cho đến khi các triệu chứng hết hoàn toàn.
Các mụn nước có thể tồn tại trên cơ thể người bệnh hơn một tuần, gây khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Do đó mọi người cần hiểu rõ cách chăm sóc các nốt tay chân miệng để người bệnh dễ chịu hơn như:
- Đối với các vết thương hở ngoài da do mụn nước vỡ ra để lại, cần vệ sinh sạch sẽ và dùng các loại dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.
- Tắm rửa hằng ngày sau đó dùng xanh – methylen để chấm lên các nốt phỏng nước.
Có thể bôi xanh methylen lên các nốt mụn nước khi bị tay chân miệng (Ảnh: Internet)
- Bệnh nhân có thể sử dụng các loại gel làm dịu để giúp giảm đau do vết loét từ mụn nước gây ra.
- Người bệnh tay chân miệng nên súc miệng bằng nước muối ấm để làm sạch các vết mụn nước trong niêm mạc miệng và giảm bớt đau đớn do các vết loét gây ra.
Ngoài ra, bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng cũng có thể thực hiện các biện pháp sau đây để làm dịu cảm giác khó chịu từ các nốt mụn:
- Sử dụng đá cục, đá bào để chườm làm dịu vết loét. Tuy nhiên cần bọc đá bằng một miếng vải sạch để ngăn nhiễm trùng.
- Tắm với muối Epsom để làm giảm sưng viêm.
- Có thể sử dụng dầu dừa để thoa trực tiếp lên các vết phát ban nhằm làm dịu da. Tuy nhiên cần lưu ý không bôi lên các nốt đã vỡ, lở loét.
3. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tay chân miệng
Tuy rằng bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị y tế, người nhà vẫn nên lưu ý một số điều khi chăm sóc người bệnh tay chân miệng như:
- Tắm rửa sạch sẽ hằng ngày bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.
- Không kiêng gió, kiêng tắm, hay chích cho mụn nước vỡ ra. Những việc làm này sẽ khiến bệnh nặng hơn và dễ bội nhiễm gây biến chứng nguy hiểm.
- Khi tiếp xúc với người bệnh cần đeo khẩu trang, rửa tay và sát khuẩn khi chăm sóc.
- Đảm bảo chế độ ăn hàng ngày khoa học, đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, người nhà cần lưu ý đến tình trạng của bệnh nhân. Nếu các triệu chứng của người bệnh không có xu hướng cải thiện sau 7 đến 10 ngày hoặc sốt cao không giảm dù đã uống thuốc hạ sốt. Hay nếu người bệnh đang mang thai, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh các biến chứng của bệnh tay chân miệng xảy ra, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sần sùi da mặt do trị nám sai cách
Người phụ nữ ngoài 30 tuổi, dùng cồn để tẩy rửa mặt trị nám, song nám không hết mà mặt bỏng rát, nhiều mụn nước.
Hơn một tuần sau, bệnh nhân mới đến Khoa Da liễu, Bệnh viện Bãi Cháy, khám, ngày 1/12. Khuôn mặt lúc này sưng nề, ăn uống khó khăn. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bỏng da sau dùng hóa chất tẩy lột mặt.
Một bệnh nhân khác, 45 tuổi, tiêm thuốc trị nám không rõ nguồn gốc, mặt sưng đỏ, nổi sần, đau nhức trên hai gò má. Bác sĩ chẩn đoán mắc u hạt sau tiêm thuốc.
Một bệnh nhân 35 tuổi, suốt một tháng giã lá trầu không đắp lên vùng da bị nám. Vết nám không mất mà da xuất hiện nhiều vết thâm loang lổ. Các bác sĩ phải điều trị với thuốc bôi phục hồi da kết hợp kháng sinh.
Bệnh nhân bị bỏng da do trị nám bằng hóa chất lột tẩy. Ảnh: Mạc Thảo
Hiện tượng nám diễn ra phổ biến ở phụ nữ ngoài 30 tuổi và sau sinh. Do cơ thể thay đổi sản xuất melanin và phân bố chúng không đồng đều nên những mảng nám sẫm màu dễ hình thành trên mặt. Nám chủ yếu tập trung ở hai bên gò má, trán, mũi, cằm... Nếu không điều trị sớm, các tế bào này sẽ lan rộng và ăn sâu vào da.
Nhiều nguyên nhân gây nám như yếu tố di truyền, rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh, tác động của ánh nắng mặt trời, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc... Thói quen chăm sóc da và chế độ ăn uống không hợp lý cũng khiến nám xuất hiện.
Bác sĩ Trần Thu Trang, Phụ trách Đơn nguyên Laser - Thẩm mỹ - Da liễu, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết trị nám sai phác đồ, sử dụng dược mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chăm sóc da không đúng cách dẫn đến nguy cơ tai biến như đau, da đỏ, sưng ngứa, tăng hoặc giảm sắc tố da, da nhạy cảm hơn, bỏng da... thậm chí để lại sẹo. Quá trình trị liệu lâu dài để phục hồi làn da bị tổn thương, ít nhất 3 tháng đến một năm, ảnh hưởng đến tâm lý, sự tự tin của bản thân. Chi phí trị các biến chứng khá tốn kém.
Điều trị đúng cách là ứng dụng các phương pháp thẩm mỹ chuyên sâu như bắn tia laser, lăn kim tế bào, thay da sinh học (peel da)... Chăm sóc da bằng các dược mỹ phẩm an toàn như kem bôi có thành phần trị nám, làm trắng da, chống tia UV...
Bệnh tay chân miệng: Không chỉ lây qua đường hô hấp mà còn lây qua tiêu hóa Tay chân miệng là bệnh có tốc độ nhiễm khá nhanh và có thể trở nên nguy hiểm khi có biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp... vô cùng nguy hiểm. Vậy con đường lây lan của bệnh từ đâu? Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm thường trở thành dịch bệnh vào mùa hè...