Hướng dẫn vệ sinh két nước ôtô chỉ với 4 bước đơn giản
Két nước ôtô bị tắc nghẽn khiến nước làm mát không được lưu thông, dẫn đến động cơ bị quá nhiệt. Do đó, cần vệ sinh két nước ôtô định kỳ và đúng cách nhằm hạn chế tối đa các trục trặc khi vận hành, giúp xe hoạt động ổn định.
Để vệ sinh két nước, trước hết chủ xe cần xả hết nước làm mát cũ và thêm chất nước làm mát hoặc chất chống đông. Nguồn: Tuấn Phong
Khi nào nên vệ sinh két nước ôtô?
Két nước ôtô đóng vai trò quan trọng trong việc làm mát và duy trì nhiệt độ phù hợp cho động cơ. Do đó, bộ phận này cần được bảo dưỡng và vệ sinh thường xuyên để hoạt động ổn định.
Thời gian vệ sinh két nước làm mát nên được tiến hành theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Theo nguyên tắc chung, người sử dụng phương tiện nên xả chất phụ gia vô cơ bên trong bộ phận hai năm một lần hoặc sau khoảng 50.000km di chuyển.
Ngoài ra, người sử dụng phương tiện cần tiến hành xả nước làm mát bằng công nghệ axit hữu cơ hiện đại sau mỗi 10 năm hoặc khoảng 150.000km di chuyển.
Hướng dẫn vệ sinh két nước ôtô chỉ với 4 bước đơn giản
Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cần thiết
Nước sạch (chủ xe nên sử dụng nước đã khử ion sẽ loại bỏ cặn bẩn hiệu quả hơn).
Video đang HOT
Chất làm mát hoặc chất chống đông. Trong đó, chất làm mát có sẵn dưới dạng pha loãng trước hoặc đậm đặc để sẵn sàng sử dụng.
Nước xả tản nhiệt để loại bỏ các cặn bẩn, vết gỉ sét gây tắc nghẽn và quá nhiệt.
Thùng chứa hoặc khay nhỏ để đựng nước làm mát cũ.
Dụng cụ kỹ thuật cầm tay cơ bản: kìm, tua vít, cờ lê,…
Các bước thực hiện
Trước khi thực hiện vệ sinh két nước ôtô, cần đảm bảo động cơ ôtô đã ở trạng thái nguội hoàn toàn để tránh gây nguy hiểm. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: Xác định vị trí két nước làm mát
Két nước làm mát thường được đặt ở ngay bên trong khoang động cơ, dưới nắp ca-pô.
Bước 2: Xả hết nước làm mát cũ
Đặt một thùng chứa hoặc khay nhỏ dưới gầm xe, sau đó mở van xả để nước làm mát cũ chảy ra ngoài. Thời gian để chảy hết nước làm mát cũ trong két tối thiểu là 10 phút. Sau khi nước làm mát cũ đã chảy hết, đóng ống thoát nước và đổ nước sạch vào để súc rửa bình nước tản nhiệt, nổ máy và cho động cơ chạy trong vòng từ 10 – 15 phút. Việc làm này giúp loại bỏ các cặn bẩn, chất ăn mòn và chất chống đông cũ còn sót lại.
Cuối cùng, tắt máy và tiến hành mở van đáy bình để xả hết nước cùng chất bẩn ra khay chứa nước cũ.
Bước 3: Thêm chất nước làm mát/chất chống đông
Khi thêm nước làm mát/chất chống đông, người thực hiện tiến hành như sau:
Mở nắp két nước và đổ hỗn hợp 50/50 gồm chất chống đông và nước cất vào bên trong.
Khởi động và chạy xe trong vài phút để xả gió nhằm loại bỏ hết các bọt khí ra ngoài.
Sau đó kiểm tra lại mực nước làm mát, nếu nước làm mát bị hạ thấp thì đổ thêm đến khi đầy két, cuối cùng khóa chặt nắp bình.
Bước 4: Khởi động động cơ và giám sát hoạt động của hệ thống làm mát
Sau khi hệ thống làm mát đã được nạp đầy chất chống đông, chủ xe cần khởi động động cơ và theo dõi nhiệt độ thông qua cụm đồng hồ kỹ thuật số trên xe.
Trong trường hợp thấy máy nóng thì chủ xe cần tắt động cơ ngay lập tức sau đó sử dụng công cụ chuyên dụng để đẩy chân không và khí nén. Ngoài ra, chủ xe có thể áp dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để kiểm tra và thực hiện đúng cách.
Bộ phận nào trên động cơ ôtô cần kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ?
Động cơ xe ôtô là bộ phận rất quan trọng, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt từ các chủ xe.
Những bộ phận dưới đây bạn cần kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo xe luôn hoạt động trong điều kiện tốt nhất.
Lọc gió động cơ
Lọc gió động cơ có chức năng lọc bụi bẩn trong không khí trước khi không khí được đưa vào buồng đốt động cơ, giúp cho tỷ lệ hòa khí (nhiên liệu và không khí) ở mức vừa phải. Sau một thời gian sử dụng, hơi ẩm, bụi bẩn bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc.
Nếu không được vệ sinh, thay thế, lượng không khí vào động cơ sẽ bị cản trở, tỷ lệ hòa khí bị sai lệch, làm giảm công suất, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.
Dầu nhớt động cơ
Việc thay dầu nhớt động cơ định kỳ là vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo động cơ luôn hoạt động trơn tru. Bởi vì, dầu nhớt có vai trò bôi trơn, làm sạch các bộ phận của động cơ.
Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm mát bằng cách phân tán lượng nhiệt sinh ra do ma sát và quá trình đốt nhiên liệu, bảo vệ, ngăn cản sự ăn mòn do các bề mặt kim loại tiếp xúc trực tiếp với nhau.
Dầu nhớt còn làm kín, giúp nhiên liệu không bị thất thoát. Cuối cùng, dầu nhớt hạn chế sự tiếp xúc của các chi tiết kim loại trong động cơ với không khí giúp chống gỉ.
Sau một thời gian, dầu nhớt động cơ sẽ bị lẫn bụi bẩn và sẽ bị đổi màu, giảm độ nhớt đồng nghĩa với việc sẽ giảm bớt tác dụng trong việc bôi trơn và các chức năng khác. Từ đó, các bộ phận của động cơ sẽ không thể hoạt động bình thường.
Nước làm mát
Nước làm mát có tác dụng 'giải nhiệt', giúp động cơ hoạt động tốt nhất. Nếu bình nước làm mát cạn, động cơ xe ôtô sẽ bị nóng dẫn đến nguy cơ cháy kích nổ. Vì vậy, tài xế nên kiểm tra và bổ sung nước làm mát nếu cần thiết để động cơ ôtô hoạt động bình thường, tránh những hỏng hóc không đáng có.
Bao lâu thì bảo dưỡng xe điện một lần và bảo dưỡng những bộ phận nào? Chiếc xe chạy bằng pin sẽ không yêu cầu việc thay thế một số bộ phận một cách thường xuyên như các dòng xe sử dụng động cơ đốt trong. Được trang bị công nghệ tiên tiến, nhiều chủ xe lo lắng những chiếc ô tô điện tốn nhiều chi phí bảo trì và bảo dưỡng hơn so với những chiếc xe động...