Hướng dẫn vệ sinh dàn lạnh ôtô đúng cách
Giảm hiệu suất làm mát, tiêu tốn nhiên liệu, gây mùi khó chịu là những hậu quả chủ xe có thể thấy ngay trước mắt nếu không thực hiện vệ sinh dàn lạnh ôtô định kỳ.
Trong khi đó, vệ sinh bộ phận này không khó, thậm chí có thể thực hiện ngay tại nhà với dụng cụ đơn giản.
Dàn lạnh là một bộ phận quan trọng của hệ thống điều hòa ôtô có nhiệm vụ làm bay hơi môi chất lạnh ở nhiệt độ và áp suất thấp. Khi môi chất giảm nhiệt độ đột ngột sẽ tỏa hơi lạnh làm mát không khí trong xe. Vì thế, vệ sinh dàn lạnh ôtô là cần thiết giúp điều hòa hoạt động hiệu quả, tăng tuổi thọ.
Lý do nên vệ sinh dàn lạnh ôtô
Ngoài nhiệm vụ làm bay hơi môi chất, dàn lạnh ôtô còn hấp thụ nhiệt môi trường trong xe chuyển đổi thành dạng lỏng và đẩy xuống ống thải bên dưới. Nếu không thường xuyên vệ sinh dàn lạnh sẽ dẫn tới tình trạng tắc nghẽn, hơi lạnh yếu dần thậm chí hư hỏng điều hòa xe hơi.
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, tùy vào tần suất sử dụng, điều kiện vận hành, chủ xe nên vệ sinh định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần để cải thiện hiệu quả làm lạnh, mang đến cảm giác thoải mái cho người ngồi trong xe.
Dụng cụ vệ sinh dàn lạnh
Dàn lạnh ôtô được làm từ ống kim loại dài uốn cong kết hợp với các lá mỏng có khả năng hút nhiệt tốt. Vì vậy, vệ sinh dàn lạnh mất nhiều thời gian, đòi hỏi sự tỉ mỉ và những dụng cụ riêng, dung dịch hoặc máy nội soi chuyên dụng.
Dung dịch vệ sinh dàn lạnh ôtô 3m
Dung dịch vệ sinh dàn lạnh ôtô 3m được nhiều chủ xe lựa chọn do sở hữu những ưu điểm như: Làm sạch bụi bẩn, khử trùng trong thời gian 15-45 phút; dễ dàng loại bỏ mùi khó chịu do nấm mốc và vi khuẩn; không gây ăn mòn vật liệu, thiết bị của dàn lạnh.
Tuy nhiên, cách làm này lại có hạn chế là khó làm sạch sâu và phải tháo dỡ các chi tiết dàn lạnh khi thao tác.
Máy nội soi vệ sinh dàn lạnh
Máy nội soi vốn là thiết bị cama kết hợp với súng chuyên dụng và khí nén có tác dụng làm sạch các chất bẩn tích tụ lâu ngày trong dàn lạnh. Dụng cụ này có nhiều ưu điểm vượt trội như:
Không phải tháo lắp các chi tiết khi vệ sinh dàn lạnh, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức.
Hiệu quả làm sạch cao, đánh bay những bụi bẩn cứng đầu.
Video đang HOT
Nhược điểm của làm lạnh bằng máy nội soi là chi phí cao và phải thực hiện tại các trung tâm bảo dưỡng.
Dàn lạnh ôtô nằm trong hệ thống điều hòa, có vai trò tỏa ra hơi lạnh, làm mát không khí. Ảnh: Tuấn Nguyên
Hướng dẫn cách vệ sinh dàn lạnh ôtô tại nhà
Dàn lạnh được đặt trong taplo ôtô, nơi tập trung các thiết bị, linh kiện quan trọng, tác động trực tiếp đến khả năng vận hành của xe. Vì thế, các bước vệ sinh dàn lạnh đòi hỏi đúng kỹ thuật.
Chủ xe có thể vệ sinh dàn lạnh ôtô tại nhà bằng phương pháp truyền thống theo 2 bước:
Bước 1: Vệ sinh lọc gió
Chủ xe tháo lọc gió, vệ sinh bằng dung dịch vệ sinh dàn lạnh ôtô chuyên dụng. Lọc gió bằng giấy rất dễ rách, khi thao tác, người thực hiện lưu ý:
Không sử dụng xịt khô áp lực cao, không đâm vật sắc nhọn làm thủng lớp lưới lọc.
Mở quạt ở chế độ sưởi với công suất tối đa khoảng 10 phút trước khi vệ sinh.
Mở máy sưởi ở công suất tối đa khoảng 15 phút .
Nếu lọc gió bám nhiều bụi bẩn nên thay mới để đảm bảo điều hòa vận hành tốt nhất.
Bước 2: Vệ sinh máy lạnh theo tuần tự dàn nóng, máy nén, dàn lạnh
Làm sạch các chất bẩn bên trong dàn nóng và kiểm tra nước làm mát.
Kiểm tra, bổ sung dầu bôi trơn đồng thời quan sát độ mòn ở các đầu van của máy nén.
Vệ sinh sâu các nang nhỏ và khe rãnh trong dàn lạnh.
Vệ sinh dàn lạnh xe ôtô giá bao nhiêu, ở đâu?
Chi phí vệ sinh dàn ô tô thông thường dao động từ 1.200.000 – 4.200.000 đồng tùy theo kích thước và dòng xe. Người dùng hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.
Tuy nhiên, vệ sinh dàn lạnh đòi hỏi kỹ thuật cao, chủ phương tiện nên đưa xe đến gara ôtô uy tín để được bảo dưỡng, sữa chữa đúng cách.
Cách vệ sinh ghế nỉ ôtô sạch như mới
Ghế nỉ ôtô mang lại cảm giác êm ái, thoải mái cho người dùng nhưng dễ bám bẩn và phai màu. Thậm chí, nếu vệ sinh ghế nỉ không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ, thẩm mỹ của nội thất xe.
Những dụng cụ cần chuẩn bị vệ sinh ghế nỉ
Để vệ sinh ghế nỉ xe ôtô, người dùng cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết như:
Máy hút bụi;
Dung dịch vệ sinh ghế nỉ chuyên dụng hoặc xà phòng;
1 xô nước ấm, 1 xô nước lạnh;
Khăn mềm, khô, sạch;
Hướng dẫn các bước vệ sinh ghế nỉ ôtô tại nhà
Dưới tác động của thời tiết, bụi bẩn, mồ hôi, sau thời gian sử dụng ghế nỉ ôtô sẽ bị xuống cấp. Để vệ sinh ghế nỉ đúng cách, người dùng cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Dùng máy hút bụi làm sạch mọi ngóc ngách trên ghế và xe. Lưu ý các khe hở và đường chỉ của ghế do đây là vị trí thường tích tụ bụi bẩn lâu ngày.
Bước 2: Dùng dung dịch vệ sinh ghế nỉ chuyên dụng hoặc xà phòng xịt lên mặt ghế và dùng khăn khô lau lại nhẹ nhàng. Người dùng nên lặp đi lặp lại hành động này cho đến quan sát thấy ghế đã đủ sạch.
Bước 3: Sau khi vệ sinh ghế, nên mở cửa hoặc đỗ xe ở nơi thoáng đãng, giúp nội thất xe nhanh khô trước khi sử dụng trở lại.
Thường xuyên vệ sinh ghế nỉ ôtô để xe luôn mới. Ảnh: Nguyễn Phong
Một số mẹo làm sạch ghế nỉ xe hơi
Bên cạnh cách vệ sinh ghế nỉ xe ôtô đơn giản tại nhà, người dùng có thể tham khảo một số mẹo nhỏ giúp "đánh bay" vết bẩn thường gặp trên ghế nỉ như:
Ghế dính dầu mỡ: Dùng khăn sạch có xà phòng hoặc nước rửa bát và lau ở khu vực vết bẩn. Sau đó, người dùng lấy khăn mềm nhúng qua nước để làm sạch lại bề mặt ghế xe. Có thể dùng máy sấy để làm khô phần ghế ẩm, tránh để lại mùi khó chịu hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây nấm mốc.
Ghế dính vết mực: Dùng keo xịt tóc hoặc rượu trắng đổ vào vết mực. Sau khoảng 3 - 5 phút, dùng khăn ẩm lau sạch vết bẩn.
Ghế bị ố do nôn, trớ: Hòa tan baking soda với nước rồi dùng khăn lau đều lên vết bẩn. Trường hợp này, người dùng cần tiến hành làm sạch càng sớm càng tốt, hạn chế tình trạng ẩm mốc và gây mùi khó chịu.
Ghế bị đổ cafe: Dùng một viên đá lạnh đặt lên vị trí bẩn. Sau đó, lấy khăn sạch lau để loại bỏ vết bẩn nhanh chóng và hiệu quả.
Cách giữ vệ sinh ghế nỉ xe ôtô
Để ghế nỉ xe ôtô luôn mới, sạch đẹp, người dùng lưu ý:
Chủ động vệ sinh ngay khi xuất hiện vết bẩn: Dùng giấy ướt lau ngay để vết bẩn không bị ngấm quá sâu vào ghế. Sau đó, người dùng cần thực hiện vệ sinh lại khu vực bị bẩn, tránh ảnh hưởng đến thẩm mỹ nội thất.
Chống thấm nước cho xe: Tuyệt đối không để nước ngập vào xe, ghế xe bị ướt gây thấm nước vào lớp bông bên trong, sản sinh mùi và nấm, mốc.
Không hút thuốc, hạn chế ăn vặt trên xe: Nếu hút thuốc nên đứng ngoài xe từ 5-10 phút cho đến khi khói thuốc trên người tan bớt trước khi bước vào xe.
Vệ sinh ghế nỉ ôtô không mất nhiều thời gian nhưng thực hiện đúng cách lại không hề đơn giản. Để đảm bảo tính thẩm mỹ, tuổi thọ cho nội thất, chủ xe nên bảo dưỡng định kỳ tại gara, trung tâm sửa chữa uy tín.
Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn những mẫu xe có ghế ngồi được bọc da, mang đến sự sang trọng và tính thẩm mỹ cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng.
Thời tiết nồm ẩm ảnh hưởng đến xe ô tô thế nào? Mưa, rét và nồm ẩm có thể ảnh hưởng lớn đến xe ô tô của bạn. Vì vậy, đi du xuân, bạn đừng quên việc phải để ý, chăm sóc 'xế cưng' của mình đúng cách. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đặc trưng của đất nước Việt Nam, hiện tượng trời nồm dường như trở nên quá quen thuộc, đặc...