Hướng dẫn unlock và root thiết bị Android
Để có thể tiến hành root một thiết bị Android, ngoài việc sao lưu dữ liệu dự phòng, người dùng cần phải phân biệt thao tác mở khóa Bootloader và việc root máy.
Việc root thiết bị Android về cơ bản chính là thao tác dành quyền điều khiển cao cấp nhất để can thiệp trực tiếp vào những tập tin hệ thống của chính thiết bị đó.
Root là thuật ngữ chỉ sự can thiệp trực tiếp vào các file hệ thống của một thiết bị Android để dành quyền sử dụng cao nhất. Ảnh: Tomsguide.
Trước khi tiến hành việc root máy, cần nắm rõ việc mở khóa Bootloader và Root là 2 thao tác hoàn toàn độc lập. Cơ bản, việc mở khóa Bootloader sẽ cho phép bạn cài đặt những bản ROM mới, trong khi Root máy, người dùng sẽ có được quyền sử dụng cao nhất và có thể cài đặt/xóa bất kỳ ứng dụng nào trên thiết bị.
Điều tiếp theo cần lưu ý là hãy luôn sao lưu toàn bộ dữ liệu cần thiết có trên thiết bị Android như danh bạ, hình ảnh hay các ghi chú quan trọng khác. Một khi đã hoàn tất quá trình sao lưu dự phòng, bạn đã có thể bắt đầu thao tác mở khóa Bootloader trên thiết bị. Hiện tại, một số hãng sản xuất thiết bị di động như HTC, Sony đã cung cấp “công cụ” bẻ khóa được đóng gói sẵn và có thể tải về một cách dễ dàng. Ví dụ, người dùng HTC có thể truy cập website htcdev.com để tìm model tương ứng với thiết bị đang sử dụng. Các thiết bị được Sony hỗ trợ được liệt kê cung cấp ở website unlockbootloader.sonymobile.com/supported-devices.
Riêng với thương hiệu Samsung, người dùng tốt nhất nên tìm kiếm thông tin liên quan đến thiết bị mà mình đang sử dụng trên mục “Samsung ROM Flashing Tools” của website xda-developers. Các thiết bị Android của LG hiện tại không được cung cấp ứng dụng bẻ khóa như HTC hay Sony. Vì thế, thao tác có phần khó khăn hơn. Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu các thông tin từ bạn bè hay Internet trước khi thực hiện. Trong số các hãng, có thể nói các sản phẩm thương hiệu Nexus là dễ thực hiện nhất. Người dùng chỉ cần tải bản SDK từ Google về máy tính, sau đó kết nối với thiết bị Android qua cáp USB, kích hoạt chế độ USB Debugging rồi gõ dòng lệnh sau:
Video đang HOT
Nếu đã hoàn tất được thao tác bẻ khóa Bootloader, việc Root máy thực sự không còn quá phức tạp. Với sự trợ giúp của công cụ Kingo Android Root, chỉ sau 3 bước đơn giản, thiết bị Android đã được bẻ khóa một cách hoàn toàn. Nhưng trước hết, phải chắc chắn rằng ứng dụng Kingo Android Root đã được tải và cài đặt thành công vào máy tính. Tiếp đến kích hoạt tính năng USB Debugging trong mục Developer Options của giao diện Settings trên thiết bị như hình bên dưới.
Để tiếp tục, kích hoạt ứng dụng Kingo Android Root và kết nối thiết bị Android với máy tính. Một khi quá trình kết nối thành công, bắt đầu tiến trình root máy bằng cách nhấn nút “Root” trong cửa sổ ứng dụng này. Quá trình root máy lúc này được diễn ra hoàn toàn tự động và mất khoảng hơn 2 phút. Kingo Android Root cũng có chức năng un-root để khôi phục lại hệ thống. Người dùng chỉ cần khởi động Kingo Android Root, kết nối thiết bị Android với máy tính và nhấn nút “Remove Root” là xong.
Root máy với sự hỗ trợ của ứng dụng Kingo Android Root. Ảnh: Cnet.
Nhìn chung, thao tác root một thiết bị Android có thể nói là khá đơn giản. Tuy nhiên, do sự đa dạng của thiết bị cũng như các ứng dụng hỗ trợ, bạn luôn phải cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng về khả năng tương thích của thiết bị đang sử dụng trước khi quyết định root hay không.
Theo VNE
Lợi, hại khi root thiết bị Android
Do sự đa dạng của thiết bị, bài viết không đi sâu vào chi tiết quá trình thực hiện root trên một thiết bị Android cụ thể nào, mà chỉ đề cập đến những ưu và nhược điểm từ việc root máy.
Nếu là một người dùng Android, chắc hẳn cụm từ "root máy" và những câu hỏi đại loại như root máy nghĩa là gì, được và mất gì từ việc này sẽ là những điều bạn quan tâm.
Root là thuật ngữ chỉ sự can thiệp trực tiếp vào các file hệ thống của một thiết bị Android để dành quyền sử dụng cao nhất. Ảnh: Tomsguide.
Về cơ bản, root một thiết bị Android là việc dành quyền điều khiển cấp cao nhất để can thiệp trực tiếp vào những tập tin hệ thống của chính thiết bị đó. Với những thiết bị Android nguyên bản (chưa được root) khi mới mua về, người dùng chỉ có quyền sử dụng thiết bị tương tự như tài khoản khách (Guest) trên máy tính Windows.
Những thuận lợi
Thuận lợi đáng kể nhất là nắm toàn bộ quyền "sinh sát" trên những tập tin hệ thống của hệ điều hành cũng như toàn bộ thiết bị Android của mình.
Root máy cho phép di chuyển ứng dụng từ ROM sang thẻ nhớ rời, góp phần cải thiện dung lượng lưu trữ của thiết bị Android. Ảnh: Samzkingdom.
Với quyền hạn "tối cao" này, việc cài đặt thêm những ứng dụng cho phép thiết lập xung nhịp bộ xử lý một cách thủ công (thậm chí cao hơn mức quy định của nhà sản xuất), hay đặt lại "vị trí" bộ nhớ Cache của các ứng dụng như Play Store, Maps, trình duyệt... có thể thực hiện khá dễ dàng.
Bên cạnh việc cài đặt thêm những ứng dụng mạnh mẽ (ngoài kho ứng dụng trực tuyến) vào hệ thống, người dùng còn có thêm lựa chọn gỡ bỏ các ứng dụng được cài đặt sẵn trên máy trước khi xuất xưởng; di chuyển các ứng dụng từ ROM sang thẻ nhớ rời. Điều này thực sự có ý nghĩa đối với những thiết bị Android vốn có dung lượng ROM giới hạn.
Việc root máy còn đặc biệt có ý nghĩa với đối tượng người dùng có kinh nghiệm, thích tìm tòi khám phá, bởi họ có thể vận dụng tối đa sức mạnh thiết bị của mình. Cụ thể như việc tạo mới hoàn toàn một file ảnh sao lưu toàn bộ hệ thống dự phòng trên thẻ nhớ tốt hơn rất nhiều nếu như so sánh với tính năng recovery mặc định trên thiết bị Android nguyên bản.
Một lý do đáng giá nữa chính là việc cài đặt hẳn một bản ROM khác thay thế cho bản ROM gốc của thiết bị. Những bản ROM thay thế này thường là những phiên bản Android mới hơn đã được các nhà phát triển khác nhau tùy biến về giao diện hiển thị, mức tiêu thụ pin hay sửa lỗi theo ý họ để hoạt động tối ưu hơn. Một số thiết bị Android trên thị trường thường xuyên có những bản ROM cập nhật mới trên những trang web chuyên cung cấp có uy tín như XDA-Developers, AndroidSpin.
Và những bất lợi
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi đầy hấp dẫn, việc root một thiết bị Android cũng có những điểm bất lợi riêng của nó. Đáng kể nhất là chế độ bảo hành của hãng và khả năng khôi phục nếu quá trình root thất bại.
Root máy đồng nghĩa với việc từ chối quyền được bảo hành miễn phí từ nhà cung cấp thiết bị. Ảnh: Blogspot.
Việc root máy là quyết định của mỗi cá nhân, do đó, hãy luôn nhớ rằng mọi hãng sản xuất đều từ chối bảo hành những thiết bị Android (đã root) ngay cả khi thời hạn vẫn còn hiệu lực. Hiện tại, chỉ một số ít các thiết bị Android có thể un-root (khôi phục lại trạng thái ban đầu) trong khi hầu như phần lớn các máy khác sẽ trở thành "đồ chặn giấy" vĩnh viễn nếu như quá trình root bất thành.
Ngoài ra, root thành công không hoàn toàn đồng nghĩa với việc hiệu năng "cỗ máy" của bạn sẽ được tăng gấp bội. Một số ít người dùng Android cũng đã cho biết thêm rằng trong khi cố gắng cải thiện về tốc độ cũng như thêm những tính năng mới, họ đã đánh mất tất cả những tính năng vốn có của thiết bị cho dù quá trình root diễn ra một cách suôn sẻ. Thêm vào đó, việc root máy và cài đặt một bản ROM khác thay thế cũng sẽ khiến thiết bị Android có nguy cơ lây nhiễm virus cao hơn.
Tóm lại, việc root máy hoàn toàn khác nhau trên mỗi thiết bị Android và là quyết định của mỗi người. Vì thế, hãy cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng về khả năng tương thích của thiết bị mà mình đang sử dụng trước khi quyết định root hay không.
Theo VNE
Root thiết bị chạy Android chỉ với một cú nhấp chuột Root là công việc có thể xem là "thường nhật" của giới "Android-er", cũng giống như iOS thì cần phải Jailbreak. Vâng, chính xác là thế. Root là công việc có thể xem là "thường nhật" của giới "Android-er", cũng giống như iOS thì cần phải Jailbreak. Vâng, chính xác là thế. Vì khi được Root, người dùng Android có thể thoại mái...