Hướng dẫn từng bước trồng được chậu đào sai trĩu quả từ hạt
Khi không có đất vườn, bạn có thể tận dụng khoảng diện tích khiêm tốn ở ban công hay hiên nhà để trồng chậu cây đào. Đào khéo trồng có thể nở hoa vào dịp Tết và cho thu hoạch quả vào thời gian hè sau đó.
Quả đào được mọi người yêu thích nhờ hương vị ngọt thanh, giòn nhẹ. Cây đào trồng trong chậu còn có thể làm đẹp không gian, giúp bạn kết nối khoảng xanh trong lành của cây cối với môi trường sống sinh hoạt hàng ngày.
Cây đào thuộc nhóm thân gỗ, vì thế khi trồng trong chậu sau một thời gian dài có thể hạn chế khả năng sinh trưởng. Thay vào đó, gốc đào sẽ lớn dần, cành sẽ chắc hơn và cây khỏe sẽ cho ra nhiều hoa, kết nhiều trái hơn.
Bạn có thể chiết cành đào để trồng hoặc chọn việc ăn đào xong sẽ mang hạt tách lấy nhân bên trong và ngâm ủ chuẩn bị gieo trồng như các loại hạt giống thông thường. Khi chọn quả lấy hạt nên chọn loại quả đẹp, bạn sẽ vừa được ngắm hoa, vừa được cây đào trong chậu tươi tốt, thay cho những chậu cây cảnh thông thường.
Về việc nhân giống, bạn chọn hạt trong quả đào chín, to, đẹp. Trước khi gieo, bạn cần ngâm hạt trong nước ấm từ 4 – 5 ngày. Sau đó gieo hạt vào giá thể đã chuẩ bị sẵn, gieo mỗi hạt vào một ô giá thể nho nhỏ, có thể gieo vào túi bầu. Khi cây cao 50 – 60cm, thân cứng cáp có thể chuyển sang chậu lớn hơn. Thời vụ thích hợp để trồng đào chính là vụ đông xuân.
peach-tree-with-fruit-wallpaper-2
Trước khi chuyển cây sang chậu lớn, bạn có thể chọn đất tơi xốp, chậu thoát nước tốt. Dù trồng trong chậu bạn vẫn nên chú ý việc tưới nước đều đặn và bón phân định kỳ. Đào trồng trong chậu cần bón một lượng phân rất nhỏ để tránh cây phát triển rễ mạnh, không cân đối với chậu. Lưu ý, trong quá trình trồng, bạn không nên bón vôi hoặc bón phân có trộn vôi.
Trong thời tiết có độ ẩm cao như Việt Nam, trồng đào cũng gặp nhiều vấn đề về sâu bệnh như rệp hút nhựa làm lá xoăn lại, rầy hút lá, nhện đỏ, sâu đục ngọn, rệp sáp, xén tóc… Vì vậy, bạn nên chọn các biện pháp mua thuốc sinh học hoặc tự chế thuốc bằng các nguyên liệu tự nhiên để phòng ngừa bệnh cho cây.
Video đang HOT
Trồng đào trong chậu cũng gần với việc trồng đào dưới đất. Bạn cũng cần vặt lá trước 1 tháng Tết âm để đào kịp ra hoa làm đẹp nhà. Sau đợt ra hoa, cây sẽ đậu quả. Trong thời gian cây có quả, cần bón phân định kỳ và tưới đủ nước để có thể thu hoạch được những trái đào chất lượng.
Theo Gardeningknowhow/Helino
Choáng ngợp trước khu vườn trăm gốc hồng dịu dàng trong sắc nắng miền Trung
Khu vườn đẹp mê man với những cành hồng rộn ràng tỏa sắc khoe hương, dường như khiến mọi người ngắm nhìn quên mất cái nắng nóng oi ả của mùa hè miền Trung.
Chị Hồng Hạnh (Gia Lai) là một người phụ nữ yêu hoa, thích làm vườn. Mỗi ngày, ngoài công việc chính tại một Ngân hàng lớn cũng như chu toàn chăm sóc gia đình, người phụ nữ này còn dành riêng cho bản thân khoảng thời gian nhất định để chăm chút cho hoa trong vườn nhà.
Mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió, nơi mọi người thường nghĩ đến cái nóng nực oi bức của mùa hè, nơi ấy cũng có vẻ đẹp ngọt ngào, ai ngắm nhìn cũng không thể rời mắt, đó chính là khu vườn nhỏ rộn ràng hương thơm, khoe sắc màu rực rỡ, đa dạng và đầy kiêu hãnh.
Góc sân dịu dàng sắc hồng của gia đình chị Hồng Hạnh.
Khu vườn ngập tràn màu xanh của lá và đa dạng sắc màu của hoa.
Ở sân chị Hạnh chủ yếu trồng hồng trong chum.
Một góc đượm màu miền Trung.
Chủ nhân của khu vườn 200m2.
Chị Hạnh bắt đầu trồng cây hồng đầu tiên trong vườn nhà mình vào năm 2014. Thời điểm ấy, trồng hồng đối với chị là một thử thách mới mẻ, đặc biệt loài hồng chị trồng lại là hồng ngoại. Vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên hoa hồng chị trồng bị đen nụ, thối nụ, bọ trĩ... rất khóc phát triển. Để đối phó với những loại sâu bệnh từ hoa hồng, chị Hạnh chủ yếu dùng các loại thuốc hóa học. Nhưng sau một thời gian, lo cho sức khỏe, cảm thấy nhiều bất cập khi sử dụng thuốc hóa học nên chị đã tìm hiểu và chuyển sang dùng thuốc sinh học.
Hiện tại, khu vườn nhà chị Hồng Hạnh rộng khoảng 200m2. Chị duy trì trồng những giống hồng mà mình yêu thích, từ hồng nội đến hồng ngoại. Toàn bộ vườn có khoảng hơn 100 gốc hồng. Trong đó chỉ có một số loại hồng nội tiêu biểu như hồng cổ Sapa, hồng cổ Hải Phòng, Hồng đào, Tường Vy, Vân Khôi... Còn lại đa phần là các loại hồng ngoại.
Con người miền Trung vốn yêu vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, chân chất. Bởi thế, khu vườn hoa hồng của chị Hạnh cũng được trang trí khá dân dã, mang đậm chất miền Trung như sân gạch, tường được xây bằng gạch cốm và hồng chủ yếu được trồng trong chum, trong vại... Vẻ đẹp ấy tạo nên điểm nhấn đặc biệt cho ngôi nhà, mảnh vườn của chị.
Mỗi ngày, chị Hồng Hạnh thường khéo léo sắp xếp thời gian, vừa đảm bảo công việc, chăm sóc gia đình vừa dành thời gian buổi tối hay các ngày nghỉ cuối tuần để sắp xếp vườn, chăm sóc, tỉa cành, bón phân cho hoa hồng. Ngắm hoa, chăm hoa cũng là cách giúp đầu óc chị được thư giãn, cởi mở hơn với cuộc sống và có thêm nhiều niềm vui mỗi ngày.
Chủ nhân của khu vườn cũng chia sẻ: "Hoa hồng muốn khỏe mạnh, sai hoa, cần chú ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng. Cây cần đủ nắng, được cắt tỉa cành đúng cách, bón phân đúng loại đúng thời điểm, đặc biệt là cần loại bỏ những cành bị bệnh, biết cách phòng ngừa sâu bệnh ở từng giai đoạn khác nhau".
Với những người yêu hoa như chị, chăm hoa luôn là công việc yêu thích. Dù có mệt mỏi, có nhọc nhằn, có mồ hôi công sức sau những ngày mưa nắng thất thường, nhưng nhọc nhằn ấy luôn ẩn chứa niềm vui và hạnh phúc. Cuộc sống của chị cũng thêm nhiều niềm vui, thêm niềm cảm hứng mới cho công việc. Đối với chị, trồng hồng là cách để mang lại hạnh phúc cho người phụ nữ, là cách để người phụ nữ có thể vun vén, xây đắp cho hạnh phúc của gia đình mình.
Mai Phương - (Ảnh NVCC)
Theo thoidai.com.vn
"Nông trại" xanh ngập tràn rau quả sạch trên sân thượng của gia đình 4 thành viên Khoảng sân thượng rộng rãi, đủ nắng và vô cùng thoáng sáng giúp cho gia đình anh Michael, Philippines cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc vì tạo nên khoảng xanh đủ loại cây lá cho cuộc sống của mình. Ngay từ khi còn nhỏ, anh Michael đã được cùng mẹ trồng rau ở khoảng đất trống trước nhà. Vì gia đình khá khó...