Hướng dẫn thực hiện phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo
Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ thực hiện quy định chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
Bộ GD-ĐT cho biết, tại điểm 1 Mục IV Thông tư liên tịch số 01/2006TTLT-BGD-ĐT-BNV-BTC, quy định: “Thủ trưởng cơ sở giáo dục căn cứ đối tượng, mức hưởng phụ cấp ưu đãi hướng dẫn tại Thông tư này lập dự toán chi trả phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo của đơn vị mình (theo mẫu đính kèm) gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trước ngày 1/6 hàng năm để xét duyệt theo phân cấp hiện hành”
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Do đó căn cứ quy định tại thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGD ĐT-BNV hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo phù hợp với thực tiễn nên người đứng đầu cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ căn cứ quy định của quyết định số 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư liên tịch số 09/2006/TTLT-BGD ĐT-BNV-BTC, tổ chức xét duyệt, quyết định mức hưởng phụ cấp ưu đãi được hưởng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục tại đơn vị và chịu trách nhiệm về kết quả xét duyệt. Trên cơ sở đó, thực hiện việc chi trả, giải quyết truy lĩnh tiền phụ cấp ưu đãi theo quy định; đồng thời gửi báo cáo về Bộ GD-ĐT.
Được biết, năm 2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập; Năm 2006, liên Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 01/2006TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
S.H
Theo dân trí
Nhà giáo nghỉ hưu chưa được hưởng phụ cấp thâm niên sẽ được hưởng trợ cấp
Bộ GD-ĐT vừa đưa dự thảo quy định chế độ trợ cấp đối với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu. Các đối tượng này sẽ được hưởng trợ cấp một lần với mức 2-3,5 triệu đồng.
Theo bản dự thảo, nhà giáo được hưởng chế độ trợ cấp khi có thời gian trực tiếp giảng dạy, giáo dục từ đủ 5 năm trở lên đang trực tiếp tham gia giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập hoặc đang trực tiếp tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học công lập thì nghỉ hưu.
Nhà giáo thuộc đối tượng và đủ điều kiện tính hưởng quy định được trợ cấp một lần bằng tiền. Mức trợ cấp tùy thuộc vào việc có quyết định nghỉ hưu vào thời điểm nào. Cụ thể, Quyết định nghỉ hưu có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1994 đến ngày 31/12/1998, mức trợ cấp là 2.000.000 đồng Quyết định nghỉ hưu có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1999 đến ngày 31/12/2003, mức trợ cấp là 3.000.000 đồng Quyết định nghỉ hưu có hiệu lực trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/2004 đến ngày 1/5 /2011, mức trợ cấp là 3.500.000 đồng. Với mức trợ cấp như vậy thì dự kiến ngân sách chi cho chế độ này khoảng 565 tỷ đồng.
Được biết, trong quá trình soạn thảo Quyết định, Ban soạn thảo và Hội Cựu giáo chức Việt Nam đã tiến hành thống kê số liệu, nghiên cứu các văn bản đã ban hành về chế độ phụ cấp thâm niên. Kết quả cho thấy: hiện có khoảng 190.000 nhà giáo nghỉ hưu từ tháng 1/1994 đên tháng 5/2011 chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâmniên trong lương hưu nhưng đã được hưởng PCTN từ tháng 9/1988 đến tháng 3/1993 theo Quyết định số 309 - CT ngày 9/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ).
Trong đó có 184.640 nhà giáo đang tham gia Hội Cựu giáo chức ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên 5.380 nhà giáo đang tham gia Hội Cựu giáo chức cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở khác. Bình quân mức lương hưu hiện hưởng của nhà giáo là 3,150 triệu đồng/người/tháng (bình quân mức lương hưu hiện hưởng của viên chức là 2,350 triệu đồng/người/tháng).
Khi xem xét mối tương quan giữa các nhà giáo đã được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu ở giai đoạn trước và nhà giáo được hưởng phụ cấp thâm niên theo Nghị định 54/2011/NĐ-CP, nếu thực hiện "hồi tố" chế độ phụ cấp thâm niên cho các nhà giáo này theo mức tương ứng như quy định tại Nghị định 54/2010/NĐ-CP (sau 5 năm được hưởng 5% và mỗi năm sau đó được hưởng thêm 1%) thì kinh phí phải đảm bảo chi trả sẽ rất lớn, khả năng Ngân sách nhà nước không đáp ứng được và không đúng với tinh thần của Nghị quyết số 21 21/2011/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội khóa XIII là thực hiện chế độ trợ cấp đối với giáo viên đã nghỉ hưu không được hưởng chế độ thâm niên
Mặc dù mới chỉ là dự thảo nhưng theo ghi nhận bước đầu, nhiều nhà giáo nghỉ hưu cho rằng cần phải xem xét lại mức trợ cấp một lần này.
S.H
Theo dân trí
Gần 30.000 học sinh hoàn cảnh khó khăn được nhà giáo đỡ đầu Ngày 14-12, tại Đại hội đại biểu Công đoàn Giáo dục Hà Nội lần thứ 23, Phó Chủ tịch Công đoàn Trần Thị Thu Hà cho biết, các hoạt động xã hội, nhân văn trong ngành giáo dục được đẩy mạnh với việc ủng hộ gần 13 tỷ đồng và hàng tấn sách vở trong nhiệm kỳ 5 năm vừa qua. Cuộc vận...