Hướng dẫn thay đổi trình duyệt web mặc định cho Windows 10
Hiện nay có rất nhiều trình duyệt web khác nhau và mỗi phần mềm đều có ưu điểm riêng. Nếu bạn muốn “đổi gió”, thử dùng các trình duyệt web khác thì có thể tham khảo cách đổi trình duyệt mặc định cho máy trong bài viết này nhé.
Trong Windows 10, cách đổi đơn giản nhất là bạn mở Setting, nhập “ Default apps” vào khung tìm kiếm rồi kéo xuống mục Web browser và chọn trình duyệt web là xong. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng hệ điều hành khác hoặc không tìm thấy mục Default apps thì có thể làm theo các cách bên dưới nhé.
Đối với Chrome, bạn chọn dấu 3 chấm ngay phía trên bên phải rồi chọn Settings. Còn Cốc Cốc thì bạn chọn biểu tượng cốc cốc ở góc trái nhé.
Tiếp theo, bạn kéo xuống bên dưới để tìm mục Default Browser rồi click vào nút Make default là xong.
Đầu tiên, bạn chọn dấu 3 gạch ở góc trên và chọn Options.
Tiếp theo, bạn mở tab General lên, tìm dòng Startup và chọn Make default nhé.
Video đang HOT
Đối với Opera, bạn chọn vào biểu tượng trình duyệt ở góc trên bên trái rồi chọn Settings.
Tiếp theo, bạn kéo xuống bên dưới tìm dòng Default browser rồi chọn Make Default.
Nếu bạn muốn quay về dùng Edge thì chọn dấu 3 chấm ở góc trên bên phải rồi chọn Settings.
Bạn sẽ thấy dòng Default Browser ngay dòng đầu tiên và chọn Change my default.
Sau đó, Windows sẽ mở cửa sổ Default apps và bạn click vào mục Web browser để chọn Edge.
Chúc các bạn thành công!
Theo gearvn
Liệu trình duyệt web Brave non trẻ có thể sánh ngang Chrome lừng danh?
Để có thể đọc được thông tin ở các website thì ai trong số chúng ta cũng cần phải có một thứ: trình duyệt web.
Hiện nay có rất nhiều trình duyệt web nổi tiếng trong làng công nghệ như Chrome, Firefox, Opera mang đến nhiều trải nghiệm vô cùng tuyệt vời cho người dùng. Nổi lên trong số đó có Brave.
Brave là một trình duyệt được thiết kế để chú trọng vào quyền riêng tư của người dùng và sở hữu hàng tá các tính năng liên quan đến việc tái định nghĩa khái niệm quảng cáo trực tuyến. Vì mã nguồn của Brave là Chromium nên cũng có thể coi nó là một người anh em với Chrome cũng được. Liệu trình duyệt này có xứng đáng để người dùng đổi từ Chrome sang hay không?
Lịch sử phát triển của Brave
Khi Brendan Eich và Brian Bondy thành lập công ty Brave vào năm 2015, họ muốn nhắm đến thứ gây phiền hà nhất đối với nền tảng Internet hiện đại thời nay: quảng cáo bừa bãi.
Không thể chối bỏ rằng việc quảng cáo là một trong những hành động thúc đẩy sự phát triển của Internet, các website và những nhà sáng tạo nội dung kĩ thuật số có thể kiếm được tiền từ những nội dung mình làm ra mà không cần phải khiến người dùng đọc toàn bộ các nội dung bài viết hoặc xem toàn bộ các đoạn video của website đó. Eich và Bondy cho rằng việc quảng cáo như thế sẽ ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm của người dùng.
Phiên bản đầu tiên của Brave được ra mắt vào thời điểm có hai xu hướng nổi rộ lên, cuối cùng thì chính nhờ 2 xu hướng đó nên nó mới định nghĩa được tên tuổi của mình.
Đầu tiên là cuộc cách mạng của đồng tiền ảo mà cụ thể là bitcoin. Thứ hai là công nghệ chặn quảng cáo đã chính thức tung hoành khắp các ngõ ngách trên Internet. Trong vòng nửa thập kỉ qua, hàng triệu người đã chặn quảng cáo trên các trình duyệt ở cả desktop lẫn mobile.
Brave là một trong những trình duyệt đầu tiên tích hợp tính năng chặn quảng cáo và chặn theo dõi trực tuyến. Không những vậy, nó còn sở hữu đơn vị tiền ảo của mình là BAT (Basic Attention Token). Nhờ vào đơn vị BAT này mà người dùng có thể hoàn trả lại một phần tiền họ muốn cho website và các nhà sáng tạo nội dung số.
Brave muốn tái định nghĩa cách hoạt động của Internet không chỉ ở mức độ sử dụng thông thường, nó còn muốn lên tới cấp độ kinh tế nữa. Tầm nhìn của đội ngũ sáng tạo ra Brave không thể xem thường.
Brendan Eich là nhà đầu tư của ngôn ngữ lập trình JavaScript kiêm luôn đồng sáng lập Quỹ Mozilla, chúng ta đều biết rằng trình duyệt Firefox ra đời chính từ quỹ này.
Brave sử dụng engine render Blink và tương thích với toàn bộ các extension hiện có trên Chrome Store.
Theo dõi hay không theo dõi?
Như đã nói ở trên, Brave là một trình duyệt tập trung vào việc đảm bảo tính riêng tư cho toàn bộ các dữ liệu mà người dùng lưu trữ hoặc sử dụng. Với Brave Shield, Brave kết hợp công nghệ chặn theo dõi truyền thống với một số phần tinh chỉnh được lựa chọn cẩn thận. Mặc định thì tính năng này luôn luôn được bật sẵn, nhưng nếu nó tác động không tốt đến cấu trúc của website thì người dùng có thể tắt đi.
Brave chặn các tracker dựa vào danh sách chặn được cập nhật. Ngoài ra, nó còn sử dụng công nghệ machine learning đám mây để nhận diện các tracker trên mạng Internet nữa... vậy nên có thể nói là dữ liệu của nó sẽ luôn luôn được cập nhật.
Một tiêu chuẩn khác là Brave luôn luôn ép các website mà nó mở ra phải sử dụng chuẩn HTTPS. Bằng cách ép buộc người dùng phải sử dụng một website được mã hóa từ đầu, những kẻ có ý đồ xấu sẽ không thể theo dõi hoặc phá bĩnh nội dung mà người dùng đang xem.
Những ai muốn riêng tư hơn nữa thì sẽ thấy rất vui khi biết rằng Brave cũng tích hợp sẵn một trình duyệt TOR. TOR cho phép người dùng bỏ qua sự kiểm duyệt ở một quốc gia nhất định bằng cách chuyển lượng traffic đi qua các máy tính trên mạng lưới được phân quyền của nó.
Liệu chiến binh non trẻ Brave có thể đối đầu với trùm Google Chrome?
Ở thời điểm hiện tại, Google Chrome đã thống trị thị trường trình duyệt web và những đối thủ khác của nó đều đang bị bỏ xa. Tuy nhiên, vào tháng 10 vừa qua thì Brave cho biết rằng công ty có 8 triệu người dùng mỗi tháng và 2.8 triệu người dùng thường xuyên mỗi ngày.
Một công ty nhỏ như vậy mà đã có số người dùng lớn và công khai đối đầu trực tiếp với các ông lớn như Mozilla - Google - Microsoft - Apple thì cũng thật là đáng khen.
Brave hứa hẹn sẽ có tốc độ duyệt web nhanh hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn so với các đối thủ. Một tính năng khá thú vị của Brave là nó sẽ cho người dùng biết thời gian sử dụng cụ thể đối với mỗi tab được mở ra.
Nếu có ai đó muốn hỏi về việc có nên đổi từ Chrome sang Brave không thì câu trả lời là có. Người dùng có thể trải nghiệm được rất nhiều thứ tuyệt vời từ đây. Tuy nhiên, nếu muốn đạt được vị thế như Google bây giờ thì Brave còn phải đi qua một chặng đường rất dài nữa.
Theo FPT Shop
Dark Mode trên smartphone chỉ dành cho người mù công nghệ? Nhiều người lầm tưởng công dụng thần kỳ của chế độ tối. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra đây chỉ là một trào lưu công nghệ. Một năm trở lại đây, chế độ tối (dark mode) đang làm mưa làm gió trên nhiều nền tảng công nghệ. iOS 13 của Apple mới cập nhật có chế độ tối. Android 10 có chế...