Hướng dẫn thay bánh dự phòng cho ô tô
Khi điều khiển ô tô tham gia giao thông trên đường tiềm ẩn nhiều rủ ro có thể dẫn đến xe của bạn thủng lốp, hết sạch hơi, hoặc nghiêm trọng hơn là nổ lốp.
Vì vậy, các tài xế nên trang bị cho mình những kiến thức cũng như kỹ năng để xử lý các tình huống kể trên và tiếp tục hành trình.
Thay bánh xe dự phòng là một kỹ năng cơ bản, không thể thiếu với người dùng xe hơi. Tuy nhiên, khi học bằng lái, vấn đề này thường bị bỏ qua. Nhiều khảo sát cho thấy, đa số các chị em phụ nữ không biết cách thay bánh dự phòng, một phần cũng vì tâm lý ngại nặng nhọc. Suy nghĩ thường gặp nhất là chẳng may bị xẹp bánh vẫn có thể chạy cố thêm vài km đến nơi sửa chữa. Đây là điều hoàn toàn không tốt, vì cố chạy tiếp với một chiếc bánh bị hỏng không chỉ gây hại đến mâm vỏ hay hệ thống treo của chiếc xe, nghiêm trọng hơn là có thể gây hại cho bản thân người ngồi trên xe và những người cùng tham gia giao thông.
Cố điều khiển chiếc xe bị xẹp lốp di chuyển có thể dẫn tới hỏng cả vành bánh xe
Ngoại trừ những mẫu xe sử dụng lốp run-flat hoặc keo tự vá, hầu hết các xe còn lại đều được các nhà sản xuất trang bị theo xe một bánh xe dự phòng ở cốp xe hoặc gầm xe. Trang bị những kiến thức, kỹ năng cũng như kinh nghiệm về ô tô sẽ giúp chúng ta yên tâm hơn trên những hành trình dài.
Những chú ý trước khi thay bánh dự phòng
Tìm nơi mặt phẳng, an toàn để thay lốp
Bạn cần điều khiển xe đến chỗ lề đường có bề mặt chắc chắn, bằng phẳng nhằm hạn chế xe lăn bánh khi đang thay lốp. Cố gắng tránh xa làn đường giao thông đang di chuyển và bật đèn cảnh báo khẩn cấp.
Đặt các vật nhằm cảnh báo cho các phương tiện di chuyển trên đường ở một khoảng cách đủ an toàn.
Video đang HOT
Các bước cần làm khi thay bánh dự phòng
Lấy lốp dự phòng và kích xe
Tiến hành tháo lấy lốp dự phòng ở trong cốp hoặc ở dưới gầm xe, đồng thời lấy cả kích xe ra ngoài.
Nới lỏng ốc bánh xe
Sử dụng cờ lê để nới lỏng các con ốc bánh xe trước khi nâng xe lên, điều này để đảm bảo lực của bạn làm xoay các con ốc chứ không phải làm xoay bánh xe.
Kích xe lên
Cần đặt kích vào dưới gầm xe ở gần vị trí bánh xe cần thay thế. Đảm bảo rằng vị trí tiếp xúc của kích là phần khung kim loại được gia cường ở dưới gầm xe.
Nếu đặt kích sai vị trí có thể dẫn đến móp méo, thậm chí là vỡ một số bộ phận của xe.
Sau đó, tiến hành nâng kích dần lên sao cho bánh xe cần thay nâng hẳn khỏi mặt đất. Nếu nhận thấy bất cứ sự mất ổn định nào, hãy dừng lại, hạ thấp kích và xử lý ngay.
Tháo bánh xe
Sau khi nâng bánh xe lên đủ độ cao cần thiết, tiến hành tháo rời hẳn những con ốc bắt bánh xe và gỡ bánh xe ra ngoài.
Lắp bánh xe dự phòng
Khi lắp bánh xe cần chú ý lắp sao cho vành bánh xe ở vị trí thẳng với bu lông bánh xe, sau đó tiến hành lắp đai ốc.
Tiến hành siết các đai ốc theo thứ tự đối chéo, sau đó hạ kích và siết chặt các đai ốc để đảm bảo bánh xe được liên kết chặt với trục bánh xe.
Cuối cùng, cất bánh xe bị hỏng cùng các dụng cụ vào cốp xe và tiếp tục hành trình.
Theo Vnexpress
Những điều không nên làm khi lái xe số sàn
Có nhiều người cho rằng lái xe số tự động là điều đơn giản nhưng để trở thành chuyên gia lái xe số sàn thì không phải ai cũng làm được.
Điều khiển ô tô số sàn đòi hỏi người lái phải am hiểu và có kiến thức cũng như kinh nghiệm lái xe ô tô. Vì một số thao tác không đúng sẽ ảnh hưởng đến độ bền cũng như sự an toàn khi chiếc xe đang lưu thông trên đường.
Hộp số là một bộ phận của hệ thống truyền lực trên ô tô. Đảm nhiệm vai trò truyền và thay đổi mô-men được tạo ra từ động cơ. Đối với nhiều người dùng xe hơi, hộp số ô tô mà bạn cảm nhận được chỉ là cái cần số trong khoang lái. Tuy nhiên, cấu tạo của hộp số hết sức phức tạp, người lái phải thao tác để toàn bộ các kết cấu này vận hành trơn tru là một vấn đề không hề đơn giản.
Cấu tạo bên trong của hộp số sàn ô tô
1. Không đặt chân lên bàn đạp côn khi xe đang di chuyển ổn định
Công dụng của bàn đạp côn là đóng ngắt ly hợp, tách toàn bộ nguồn công suất từ động cơ đến hộp số và hệ thống truyền lực. Khi chiếc xe của bạn đang di chuyển một cách ổn định trên đường, nếu bạn gác chân lên bàn đạp côn, ít nhiều cũng sẽ có tác dụng lực lên bàn đạp, nhất là đối với xe có bàn đạp côn nhẹ. Điều này sẽ làm đĩa ma sát của ly hợp không ăn khớp hoàn toàn với bánh đà động cơ và có thể gây ra hiện tượng trượt ly hợp. Gây tiêu hao nhiên liệu và mòn đĩa ma sát ly hợp.
2. Không để số khi dừng đèn đỏ
Khi bạn điều khiển chiếc xe dừng đèn đỏ trên đường, về số N sẽ có lợi nhất. Về số N giúp cho nguồn công suất từ động cơ được tách khỏi hộp số, tạo ra khoảng nghỉ ngơi cho hệ thống truyền động của xe. Và đặc biệt, nếu bạn không về số N, trong trường hợp không may xe bạn bị một xe khác đâm từ phía sau. Điều này có thể dẫn đến vỡ bánh răng hộp số nếu cú va chạm mạnh. Vì vậy theo các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, hãy về số N và dùng phanh khi dừng đèn đỏ để bảo vệ hộp số cũng như hệ thống truyền động chiếc xe của bạn.
3. Không dùng côn để giữ xe trên dốc
Khi dừng trên dốc, rất nhiều tài xế nhả côn tới một điểm giữ cho xe đứng yên. Và cả khi đi học bằng lái xe vẫn có những người dùng cách tương tự cho bài "dừng đỗ và khởi hành ngang dốc". Tuy nhiên, đây là cách hại hộp số khi các chi tiết như ly hợp, bánh răng, ổ bi sẽ phải chịu lực rất lớn để giữ cả khối lượng của chiếc xe đứng yên trên dốc. Trong khi đó hệ thống phanh ở 4 bánh xe có thể đảm nhận nhiệm vụ này một cách dễ dàng.
4. Đừng ép số để tăng tốc
Số cao trên cần số có vai trò giúp chiếc xe di chuyển ở tốc độ cao nhưng vẫn giữ vòng tua máy thấp, điều này giúp chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu và giảm áp lực cho các chi tiết máy. Khi muốn tăng tốc, các bác tài thường về số thấp hơn, tăng ga sau đó mới lên lại số cũ. Phương pháp này giúp chiếc xe tăng tốc nhanh hơn nhưng cũng hại hộp số hơn so với cách nhấn ga để tăng tốc.
Theo Vnexpress
Kinh nghiệm cầm lái mà các tài xế không thể bỏ qua Ngồi lái xe ô tô tưởng đơn giản nhưng thực tế nếu ngồi không đúng không chỉ hại sức khỏe mà khi gặp sự cố sẽ khó xử lý kịp thời. Ngồi vào ghế lái và điều khiển vô-lăng, cần số... là chuyện ai biết lái xe cũng có thể làm được. Nhưng làm thế nào để lái xe an toàn và thoải...