Hướng dẫn tham dự cuộc thi “Làm nông thời công nghệ 4.0″
Cuộc thi “Làm nông thời công nghệ 4.0″ do Báo NTNN – cơ quan của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ban Khoa giáo (VTV2) – Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức, nhằm khích lệ và tôn vinh nông dân Việt Nam có thành tích nổi bật về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất. Vậy, cách nào để có thể tham gia và đoạt giải của cuộc thi?
Báo NTNN xin giới thiệu đến bạn đọc các thông tin chi tiết về thể lệ, cơ cấu giải thưởng, cách chấm điểm…
Ai có thể tham gia?
Tất cả nông dân Việt Nam, các tập thể, cá nhân là nông dân Việt Nam, là các tổ chức, pháp nhân, thể nhân, các doanh nghiệp có thành tích nổi bật về nghiên cứu, ứng dụng công trình khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp thuộc các lĩnh vực liên quan đến nông nghiệp đều có thể tham gia.
Từ thành công của cuộc thi “Tôi là nông dân 4.0″, Báo NTNN và VTV2 phối hợp tổ chức Cuộc thi “Làm nông thời công nghệ 4.0″. Ảnh: T.L
Tập thể, cá nhân là nông dân, tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp có thành tích nổi bật về nghiên cứu, ứng dụng công trình khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tại Việt Nam.
Tập thể, cá nhân không vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Mỗi tập thể, cá nhân có hồ sơ đề nghị tham dự cuộc thi sẽ chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực, khách quan của những thông tin, số liệu trong hồ sơ của mình. Những thông tin, số liệu trong bộ hồ sơ tham gia cuộc thi được bảo mật, trừ trường hợp có quy định khác.
Nếu phát hiện các yếu tố vi phạm thể lệ cuộc thi và tính trung thực, chính xác của hồ sơ tham dự, Ban tổ chức cuộc thi sẽ thông báo đến các tập thể, cá nhân dự thi và có quyền tước giải mà không cần giải thích chi tiết.
Video đang HOT
Các tổ chức, cá nhân hoặc cơ quan đề xuất tham gia cCuộc thi cần hoàn thiện 1 bộ hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng gửi về Cơ quan Thường trực cuộc thi (Báo NTNN) theo thời gian quy định.
Trồng rau ứng dụng công nghệ hiện đại ở huyện Cần Giuộc, Long An. T.L
Hồ sơ tham dự bao gồm: Đăng ký tham gia Cuộc thi (Theo mẫu quy định của BTC); Bản photo Giấy chứng nhận kết quả sản xuất kinh doanh, kết quả nghiên cứu, ứng dụng công trình khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; kết quả thực hiện với các quy định khác của pháp luật liên quan đến nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, người lao động kèm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi đặt trụ sở của tổ chức, cá nhân…
Cách thức chấm điểm
Ban giám khảo sẽ dựa trên các tiêu chí, yêu cầu dưới đây để cho điểm, từ đó sẽ chọn ra những ứng viên có số điểm cao nhất và trao giải:
Tính sang tao, ứng dụng khoa học, công nghệ, giải pháp công nghệ trong dự án nông nghiệp (như công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt có hệ thống điều khiển tự động, bán tự động; công nghệ nhà kính, nhà lưới, nhà màng có hệ thống điều khiện tự động hoặc bán tự động; ứng dụng công nghệ chiếu xạ; công nghệ xử lý hơi nước nóng, công nghệ xử lý nước nóng, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản và chế biến nông sản; công nghệ mới trong bảo quản và chế biến nông sản; công nghệ tự động hoá, bán tự động trong quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, thâm canh nuôi trồng thủy sản, trồng trọt; công nghệ xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản; công nghệ tự động, bán tự động trong đánh bắt hải sản…): 30 điểm.
Tính an toàn trong sản phẩm nông sản (Kết quả thực hiện quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt – VietGAP ban hành kèm theo Thông tư số 48/2002/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn): 20 điểm.
Tính ứng dụng mạng xã hội, giải pháp công nghệ trong phân phối sản phẩm nông sản (các dự án nông nghiệp sử dụng Internet, mạng xã hội trong việc tìm kiếm đối tác, xây dựng thương hiệu nông sản, mua bán trao đổi hàng hoá, sản phẩm, kinh nghiệm): 20 điểm.
Khả năng thu hút đầu tư (các dự án nông nghiệp đã thu hút được đầu tư hoặc có tiềm năng thu hút đầu tư lớn; các dự án đã triển khai mang lại hiệu quả kinh tế, giải quyết lao động việc làm và gửi kết quả kinh doanh đến Ban tổ chức): 20 điểm.
Tính thân thiện với môi trường (dự án ứng dụng công nghệ xử lý nước thải và vệ sinh môi trường nông thôn): 10 điểm.
Giải thưởng hấp dẫn
Thời gian kết thúc nhận hồ sơ dự thi là hết ngày: 20/4/2020. Lễ công bố, trao tặng và đón nhận giải thưởng Cuộc thi (dự kiến): Quý II/2020.
Cuộc thi có giải thưởng hấp dẫn với cơ cấu cụ thể:
1 giải Vàng trị giá 30.000.000 (Ba mươi triệu đồng).
2 giải Bạc mỗi giải trị giá 20.000.000 (Hai mươi triệu đồng).
3 giải Đồng mỗi giải trị giá 15.000.000 (Mười lăm triệu đồng).
5 giải đồng hạng mỗi giải trị giá 10.000.000 (Mười triệu đồng).
Các tập thể, cá nhân đoạt giải thưởng Cuộc thi sẽ được nhận bằng chứng nhận giải thưởng của Ban tổ chức; tiền thưởng; được Ban tổ chức tổ chức quảng bá, truyền thông trên các phương tiện đại chúng…
Theo Danviet
Hà Tĩnh: Hành nghề bóng ghẹ, câu khơi, chủ tàu bỏ túi 2-5 tỉ/năm
Trong những năm gần đây, ngư dân Hà Tĩnh đã có những bước chuyển đổi nghề đánh bắt hải sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, nghề bóng ghẹ, câu khơi cho thu nhập mỗi tàu từ 2 - 5 tỉ đồng/năm.
Nghề bóng ghẹ mỗi tàu đạt doanh thu đạt 1,8- 2 tỉ đồng/năm
Cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở Hà Tĩnh đang chuyển dịch mạnh theo hướng phát triển các loại nghề có tính chọn lọc, ít gây hại đến ngư trường, nguồn lợi thủy sản. Ngư dân có điều kiện vươn khơi bám biển sản xuất lâu ngày, khai thác các loài thủy sản có giá trị cao.
Qua đó, nhiều mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cho ngư dân như: nghề bóng ghẹ trên đội tàu có chiều dài từ 12 - 20m tại xã Cẩm Lộc (huyện Cẩm Xuyên) đạt năng suất từ 20 - 25 tấn/năm, doanh thu từ 1,8 - 2 tỷ đồng/năm/tàu. Đến nay, toàn tỉnh có trên 120 tàu chuyển đổi sang làm nghề bóng ghẹ.
Nghề câu khơi mang lại giá trị kinh tế cao, mỗi tàu đạt doanh thu từ 3 - 5 tỉ đồng/năm
Hay nghề bóng mực kết hợp câu khơi trên đội tàu có chiều dài từ 15m trở lên tại xã Kỳ Hà (thị xã Kỳ Anh) đạt năng suất mỗi năm trên 13 tấn sản phẩm (mực trên 3 tấn, cá có giá cao trên 10 tấn) đạt doanh thu từ 3 - 5 tỉ đồng/năm/tàu...
Ngoài ra, mô hình cộng đồng cũng đã phát huy được tính đoàn kết giúp nhau trên biển trong khai thác đánh bắt hải sản. Toàn tỉnh hiện có 67 tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển với 413 tàu cá tham gia, 2 nghiệp đoàn nghề cá với trên 400 thành viên tham gia; 15 tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ với 1.717 tàu cá tham gia và đã giao quyền tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ cho 2 tổ.
Theo Hữu Trung (Báo Hà Tĩnh)
Hà Nội tăng tốc phát triển vùng và chuỗi sản xuất rau, thịt an toàn Thông tin này được nhấn mạnh tại hội nghị đánh giá kết quả chương trình phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt, nông sản an toàn cho TP.Hà Nội năm 2019 và định hướng phát triển chế biến nông sản gắn với thị trường, vừa được Sở NNPTNT Hà Nội tổ chức. Xây dựng và phát triển 766 chuỗi Theo báo cáo của...