Hướng dẫn sử dụng các nút điều chỉnh cần gạt mưa
Việc thành thạo các thao tác điều khiển lẫy gạt mưa ( cần gạt mưa) trên ô tô , cũng như các nút chức năng đi kèm sẽ giúp người lái đảm bảo an toàn trên những hành trình.
Hướng dẫn sử dụng các nút điều chỉnh cần gạt mưa
Bên cạnh những trang bị cơ bản nhất như vô lăng, cần số, chân ga, chân phanh… trên ô tô ngày nay còn có rất nhiều chi tiết, bộ phận khác mà người sử dụng phải nằm lòng để có thể lái xe dễ dàng và an toàn. Trong đó, hệ thống gạt mưa với các lẫy gạt và nút điều khiển là một điển hình.
Cấu tạo – vị trí hệ thống gạt mưa
Về cơ bản, hệ thống gạt mưa trên ô tô gồm 2 phần chính. Đầu tiên là phần gạt mưa phía trước kính lái (hoặc cả kính sau như trên mẫu Hyundai Kona hoặc những dòng hatchback hay SUV/Crossover…). Bộ phận này gồm cần gạt chính, thanh gạt và lưỡi cao su; có chức năng vệ sinh, làm sạch những bụi bẩn và hạt nước bám trên kính chắn gió; đảm bảo tầm quan sát thông thoáng và rõ nhất cho tài xế trong quá trình xe di chuyển.
Bộ phận điều khiển hệ thống gạt mưa được bố trí phía sau vô lăng để người lái trực tiếp thao tác dễ dàng
Ngoài phần thanh gạt, để hệ thống gạt mưa có thể hoạt động theo ý đồ của người lái cần có thêm bộ phận điều khiển để người lái trực tiếp thao tác. Trên hầu hết mẫu ô tô hiện nay, bộ phận này có cấu tạo khá đơn giản, gồm lẫy gạt chính và các nút vặn. Các chi tiết này được bố trí phía sau vô lăng, bên phải theo hướng nhìn của tài xế.
Video đang HOT
Cách sử dụng lẫy gạt và các nút điều khiển
Khi di chuyển trong điều kiện trời mưa hoặc trường hợp kính chắn gió trên ô tô để lâu ngày bị bám bụi gây cản trở tầm nhìn, tài xế sẽ cần đến sự hỗ trợ của hệ thống gạt mưa. Tuy nhiên thực tế cho thấy, do không thường xuyên sử dụng, nhiều “tài mới” hay thậm chí không ít người lái xe có kinh nghiệm vẫn còn nhầm lẫn và bối rối khi điều khiển hệ thống này.
Hệ thống gạt mưa phía trước kính lái thường được điều khiển bằng các thao tác trực tiếp trên lẫy gạt
Về cơ bản, các thao tác điều khiển hệ thống gạt mưa trên ô tô rất đơn giản, vì người lái chỉ cần tùy chỉnh trên lẫy gạt và các nút vặn đi kèm. Tuy nhiên, để có thể thực hiện chính xác và linh hoạt, cần nắm vững chức năng của từng chi tiết, nút vặn.
Đầu tiên, thao tác với lẫy gạt sau vô lăng. Khi người lái dùng ngón tay đẩy lẫy gạt lên phía trên một nấc, chế độ gạt mưa một lần được kích hoạt. Ở chế ở này, hệ thống thanh gạt phía trước chỉ gạt lên xuống một lần. Nếu muốn hệ thống gạt mưa hoạt động liên tục, người lái dùng tay kéo lẫy gạt xuống dưới một nấc. Lúc này, chế độ gạt mưa tự động sẽ bật, thanh gạt mưa liên tục chạy cho đến khi người lái trả lẫy gạt về vị trí cũ (tắt).
Nút đẩy có tác dụng điều chỉnh tốc độ gạt mưa (áp dụng với chế độ gạt mưa tự động)
Cũng với lẫy gạt, khi tài xế kéo xuống 2 nấc đồng nghĩa kích hoạt chế độ gạt mưa tốc độ chậm. Tương tự, xuống thêm một nấc nữa (nấc thứ 3) để mở chế độ gạt mưa với tốc độ cao. Ngoài ra, lẫy gạt còn có thể thao tác kéo về phía vô lăng. Thao tác này có tác dụng kích hoạt tính năng xịt nước rửa kính trong trường hợp cần thiết.
Bên cạnh những thao tác trực tiếp trên lẫy hạt, một số tính năng trong hệ thống gạt mưa được thiết kế điều khiển bằng các nút vặn tích hợp trên lẫy gạt. Đầu tiên là nút vặn bố trí giữa lẫy gạt. Nút này có tác dụng điều chỉnh tốc độ gạt mưa (áp dụng trong trường hợp tài xế bật chế độ gạt mưa tự động). Bằng cách vặn theo chiều ” ” hay “-”, người lái có thể điều chỉnh tốc độ thanh gạt nhanh hay chậm tùy ý.
Nút vặn ngoài cùng sử dụng để điều chỉnh thanh gạt mưa cho khu vực kính sau
Đáng chú ý, như đã đề cập, trên những mẫu xe như Hyundai Tucson hay những dòng hatchback hay SUV/Crossover… sẽ có thêm cả thanh gạt mưa ở khu vực kính sau. Lúc này, trên lẫy gạt sau vô lăng sẽ trang bị thêm nút vặn phía ngoài cùng, trên nút này thường có kí hiệu hình chữ nhật để nhận biết.
Với nút vặn này, khi người lái vặn xuống một nấc, chế độ gạt mưa một lần cho kính sau sẽ kích hoạt. Nấc thứ 2 để bật chế độ gạt mưa liên tục. Trong khi đó, nấc cuối cùng có tác dụng kích hoạt tính năng xịt nước rửa kính sau trong trường hợp cần thiết.
Ô tô quá hạn đăng kiểm, tài xế chủ xe bị phạt như thế nào?
Trường hợp ô tô quá hạn đăng kiểm, dù chỉ một ngày, tài xế cũng như chủ xe là các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt hành chính từ 2 đến gần 20 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Trường hợp ô tô quá hạn đăng kiểm, dù chỉ một ngày, tài xế cũng như chủ xe đều bị xử phạt TRẦN HOÀNG
Với các chủ sở hữu ô tô hay những tài xế lái xe lâu năm, việc đăng kiểm ô tô không còn quá xa lạ, trái lại những "tài mới" hay những người lần đầu sắm ô tô thường không chú ý chu kỳ, các mốc thời gian đăng kiểm xe, dẫn tới việc bị phạt khi để ô tô quá hạn đăng kiểm.
Trong trường hợp ô tô quá hạn đăng kiểm, dù chỉ một ngày, cả tài xế, chủ xe đều bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Cụ thể, theo điểm c, khoảng 4, điều 16 của Nghị định 100/2019, người điều khiển xe (tài xế) có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng. Bên cạnh đó, tài xế còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Ngoài việc bị phạt hành chính, tài xế còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng
Trường hợp ô tô quá hạn đăng kiểm trên 1 tháng, mức xử phạt hành chính đối với người điều khiển xe sẽ lên đến 4 - 6 triệu đồng theo quy định tại điểm e, khoản 5, điều 16 của Nghị định 100/2019, đồng thời tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng.
Tuy nhiên không chỉ tài xế, nếu để ô tô quá hạn đăng kiểm, chủ là các các nhân, tổ chức cũng sẽ bị xử phạt.
Theo đó, điểm b, khoản 8, điều 30 của Nghị định 100/2019 nêu rõ, phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với cá nhân, từ 8 - 12 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự... nếu đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng có giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định) nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 1 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) tham gia giao thông.
Mức xử phạt đối với tài xế, chủ xe khi để ô tô quá hạn đăng kiểm
Trường hợp ô tô, xe cơ giới, xe máy chuyên quá hạn đăng kiểm trên 1 tháng, chủ xe là cá nhân sẽ bị xử phạt từ 6 - 8 triệu đồng. Chủ xe là tổ chức sẽ bị xử phạt hành chính ở mức 12 - 19 triệu đồng.
Mức phạt hành chính lên đến cả chục triệu đồng, vì vậy các tài xế, chủ xe cần chú ý theo dõi chu kỳ đăng kiểm chiếc xe của mình để tránh để xe qua hạn đăng kiểm. Trường hợp, xe đã hết thời hạn đăng kiểm, để tranh bị phạt chủ xe nên nhờ xe cứu hộ đưa xe đến trạm đăng kiểm để thực hiện các thủ tục đăng kiểm.
Cách mở cửa ô tô an toàn, không gây tai nạn Những chiếc ô tô lăn bánh trên đường ngày càng nhiều dẫn đến tai nạn giao thông từ phương tiện này tăng đáng kể. Tình trạng người lái ô tô mở cửa không quan sát gây tai nạn cho các phương tiện khác xảy ra khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Do vậy, việc nâng cao ý thức mở cửa xe...