Hướng dẫn sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh trên Android
Bộ lọc ánh sáng xanh còn được biết đến với tên gọi Night Light trên hệ điều hành Android. Tính năng hữu ích này cho phép người dùng áp dụng một bộ lọc màu lên màn hình để giảm thiểu tình trạng mỏi mắt và giảm luôn lượng ánh sáng xanh phát ra từ đó.
Tại sao lại cần một bộ lọc ánh sáng xanh trên điện thoại Android?
Có rất nhiều người bị chứng mỏi mắt vì lượng thời gian họ nhìn vào màn hình thiết bị là rất lớn với cường độ liên tục. Cũng chẳng ngạc nhiên gì mấy khi những loại màn hình như TV, PC, smartphone, tablet lại gắn liền với cuộc sống hiện đại của chúng ta nên chúng ta sử dụng chúng thường xuyên và bị mỏi mắt.
Đối với các mẫu điện thoại Huawei thì hãng còn gọi chế độ này là Eye Protection (Bảo Vệ Mắt). Khi chưa bật chế độ này lên thì màn hình trên thiết bị của bạn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn vì nó ức chế quá trình sản xuất melatonin – một loại hormone cần thiết phải có cho giấc ngủ.
Việc sử dụng bộ lọc ánh sáng xanh này sẽ giúp bạn giảm thiểu sự ảnh hưởng từ ánh sáng xanh.
Cách kích hoạt chế độ lọc ánh sáng xanh theo mặc định
Khi nhận ra tầm quan trọng của chế độ này, Google đã quyết định tích hợp nó ngay vào các phiên bản Android kể từ Android Oreo trở đi. Phiên bản mới nhất là Android 10 trên Google Pixel cũng có chế độ này.
Video đang HOT
- Để kích hoạt Night Light, bạn chỉ cần truy cập vào Settings -> Display -> Night Light.
- Bạn cũng có thể thiết lập lại một vài hiệu chỉnh nhỏ để chế độ này tự động bật hoặc tắt theo thời gian quy định.
Trên điện thoại của các hãng khác
Các hãng điện thoại lớn như Samsung, Huawei, OnePlus, Asus, v.v… thường hay thiết lập chế độ Night Light này trong mục Settings -> Display nên bạn chỉ cần vào đường dẫn này và bật lên là được.
Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng một số ứng dụng có tính năng giống Night Light từ Google Play nếu điện thoại của bạn không có sẵn chế độ này. Ứng dụng Bluelight Filter for Eye Care hoàn toàn miễn phí và hoạt động cực kì tốt.
Theo FPT Shop
Thuraya X5-Touch: điện thoại vệ tinh đầu tiên trên thế giới chạy Android
Các dòng điện thoại vệ tinh từ lâu đã có mặt trên thị trường, với các ưu điểm như có thể liên lạc với bất cứ ai tại bất cứ đâu khi họ muốn và định vị GPS toàn cầu.
Tuy nhiên tính năng gọi qua vệ tinh mới chỉ được tích hợp trên các điện thoại nghe gọi cơ bản, vì thế Thuraya X5-Touch - smartphone Android đầu tiên được tích hợp công nghệ vệ tinh ra đời.
Thuraya X5-Touch - smartphone Android đầu tiên được tích hợp công nghệ vệ tinh
Thông tin thêm về công nghệ gọi qua vệ tinh, điện thoại vệ tinh kết nối đến các vệ tinh trên quỹ đạo thay vì các trạm mặt đất. Tùy thuộc vào cấu trúc của hệ thống, khu vực phủ sóng có thể bao gồm toàn bộ Trái đất hoặc chỉ những vùng nào đó.
Thuraya X5-Touch được hỗ trợ đầy đủ các chuẩn kết nối GSM/LTE, WiFi, Bluetooth và tất nhiên là cả sóng vệ tinh.
X5-Touch có màn hình 5.2 inch chống loá, độ phân giải Full HD. Thiết bị được trang bị con chip Snapdragon 625, camera sau độ phân giải 8 MP, camera selfie 2 MP, RAM 2 GB, bộ nhớ trong 16 GB (hỗ trợ thẻ nhớ SD) và chạy trên Android 7.1.2 khi bán ra.
Thiết kế của X5-Touch
Viên pin đi kèm thiết bị có dung lượng 3.800 mAh cho thời gian đàm thoại đến 11 giờ và 100 giờ ở chế độ chờ.
Vì là các thiết bị nhắm đến các nhà thám hiểm, trắc địa, ... Nên X5-Touch có nút SOS, sẵn sàng ứng cứu khi người dùng gặp nạn.
Giá của thiết bị này khá đắt, khoảng 1.250 USD ( khoảng 29 triệu đồng), đồng thời người dùng cũng sẽ chịu thêm chi phí của các gói cước mạng vệ tinh.
Theo Thế Giới Di Động
iPad OS khác gì iOS? Kể từ năm 2019, các tablet của Apple sẽ có riêng một hệ điều hành với tên gọi iPadOS. Mặc dù đây mới là phiên bản đầu tiên của iPadOS, nhưng để có sự đồng bộ và liền mạch với iOS hiện tại, nên phiên bản iPadOS đầu tiên vẫn có tên gọi là iPadOS 13. Các thành phần cốt lõi của iPadOS...