Hướng dẫn những phong tục của ngày Valentine
Lễ hội lãng mạn của ngày Lễ tình nhân 14/2 nổi tiếng với sự nhiệt tình và quan tâm đặc biệt ở một vài quốc gia trên thế giới.
Phong tục và thói quen phổ biến nhất là thể hiện tình yêu bằng sự trao đổi thiệp chúc mừng, hoa và quà. Chiều lòng người yêu dấu và đưa ra một kế hoạch lãng mạn cũng là một thông lệ khác của ngày lễ Tình yêu.
1. Mong chờ những cuộc hẹn hò
Một trong những phong tục phổ biến nhất của ngày 14/2 theo quan sát trên toàn thế giới là hẹn hò với người yêu. Những ai chưa hẹn hò sẽ bắt đầu tìm một ngày nào đó trong khoảng thời gian trước ngày Valentine.
Phong tục này bắt nguồn từ lòng tin của người Anh rằng những con chim thường chọn đối tác vào ngày 14/12. Vì lý do này, ngày Valentine từng được gọi là “Ngày kết hôn của những chú chim.
2. Chúc mừng “Valentine hạnh phúc” tới tất cả những người chúng ta yêu mến
Hồi đầu, ngày Valentine chỉ được gắn với những đôi lứa yêu nhau nhưng gần đây, ngày lễ này trở nên phổ biến hơn trong các mối quan hệ rộng. Ngày nay, mọi người tận dụng cơ hội này để chúc mừng “Valentine hạnh phúc” tới bất cứ ai họ yêu mến như bố, mẹ, thầy cô giáo, anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp hay người đặc biệt đối với họ. Ý tưởng đằng sau phong tục này là để kỷ niệm tình yêu, đón nhận tình yêu và trao tặng tình yêu tới mọi người xung quanh chúng ta.
3. Phong tục trao đổi những lời nhắn gửi
Một trong những thói quen phổ biến nhất là trao đổi những lời nhắn tình yêu. Ban đầu người ta thường trao đổi thiệp viết tay nhưng khoảng đầu thế kỷ 19, thói quen ấy đã được thay thế bằng thiệp in sẵn. Dần dần, thiệp Valentine cũng được tặng cho thầy cô giáo, anh chị em ruột, bố mẹ, bạn bè và người yêu.
Ngày nay, người ta ước tính số lượng thiệp chúc mừng được gửi tặng vào dịp Valentine nhiều chỉ sau Giáng sinh. Phần lớn hình ảnh trong thiệp Valentine là các biểu tượng của ngày lễ Tình yêu như hoa hồng đỏ, trái tim và thần ái tình – một cậu con trai mũm mĩm và có cánh của Thần vệ nữ, nữ thần Tình yêu. Ngày nay, đó cũng là một phong tục trong ngày Valentine với những chiếc kẹo hình trái tim nhỏ kèm theo những lời nhắn yêu thương được in trên đó.
4. Trao đổi quà tặng
Video đang HOT
Một phong tục được hưởng ứng nhiệt tình là tặng quà cho người mình yêu thương. Những món quà phổ biến là hoa tươi – chủ yếu là hoa hồng, chocolate và gấu bông. Quà tặng cho phụ nữ là trang sức cũng ngày càng trở nên phổ biến vì chiến dịch marketing rầm rộ của ngành công nghiệp kim cương.
Nến, đồ lưu niệm ngoài một số thứ khác cũng được gửi tặng cho những người thân yêu. Đó là bởi vì ngày Lễ tình nhân đang dần được coi như là một lễ hội để kỷ niệm tình yêu giữa hai cá nhân chứ không chỉ những người yêu nhau.
5. Một dịp dành cho tiệc tùng và rượu
Một cách truyền thống phổ biến khác để kỷ niệm ngày Valentine là cùng tham gia một bữa tối lãng mạn dưới ánh nến với người mình yêu. Nhiều người cũng chọn ngày đó như một cơ hội sắp đặt trước và nói ra những lời có ý nghĩa “I love you/Anh yêu em/Em yêu anh”. Bên cạnh đó, một phong tục khác là hoà mình vào những bữa tiệc và khiêu vũ được tổ chức theo nhóm, câu lạc bộ và nhà hàng.
Nhiều người chọn cách tổ chức bữa tiệc Valentine tại nhà, nơi những người yêu nhau có thể được bạn bè chúc phúc. Tuy nhiên, nhiều người độc thân cũng tự tổ chức tiệc trong ngày này để có dịp được khiêu vũ, chơi đùa cùng những người bạn đơn thân như họ.
6. Kỷ niệm ngày Valentine ở trường học
Ở một số quốc gia như Mỹ và Canada có một phong tục là tổ chức tiệc Valentine theo lớp ngay tại trường học. Trong dịp đó, bọn trẻ sẽ trao đổi chocolate và thiệp Valentine cho bạn bè. Trẻ con Anh quốc thì hát bài hát đặc biệt cho ngày Valentine và nhận nến, chocolate như là quà tặng. Trẻ lớn hơn thường tổ chức tiệc khiêu vũ và cùng vui chơi với bạn bè.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Táo về trời mang theo nhiều "quà cáp"
Sáng nay 16/1, nhằm ngày 23 tháng Chạp âm lịch, từ rất sớm, trong tiết trời lạnh và sương mù, người dân Huế đã đi đưa ông Táo, ông Công ra các ngã 3, ngã 4 đường cùng nhiều gói quà đi kèm để các ông lên báo cáo Ngọc Hoàng.
Giấy tiền vàng bạc để "lót đường" cho Táo được gói ghém theo hành trang lên chầu trời xuất hiện nhiều cùng thức ăn, đồ trang điểm quen thuộc như cau trầu, gương lược, nước hoa... Một số người còn đưa cả hoa thật như cúc vàng hoặc thêm cho ông Táo 1 cành mai Huế.
Đưa Táo về trời tại ngã 4 Nguyễn Chí Diểu - Ngô Đức Kế (TP Huế)
Cũng không thiếu cả trứng gà cho ông ăn sáng lót bụng đi đường đỡ đói. Thậm chí một vài nồi đất được đập vỡ cùng với cơm, thức ăn để cho 3 ông bà Táo được bữa thịnh soạn với ý nghĩa nhắn nhủ ông Táo năm sau cho bếp nhà được sung túc hơn - đi đôi với tiền bạc, tài lộc vào nhiều hơn.
Một số hình ảnh ghi nhận cảnh đưa ông Táo về trời ở TP Huế sáng nay:
Thắp hương khấn vái cho ông lên trời bình an
Tiền bạc cho ông nhiều hơn năm ngoái vì muốn cầu tài lộc hơn nữa
Những nồi, niêu đất cùng cơm gói
Trà cho ông uống, nước hoa xức cho thơm trước khi vào gặp Ngọc Hoàng tâu bẩm
Không thiếu gương, lược cho bà Táo
Tại các ngã tư đường đầy Táo từ sáng sớm. Người dân phải đưa sớm vì sợ các ông... kẹt xe
Sau 1 tuần hương tàn, Táo sẽ bay về trời
Một em nhỏ đứng tò mò trước vô số tượng Táo bỗng xuất hiện sau 1 đêm tại 1 bờ tường ven đường.
Tục cúng ông Táo
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt có tục tiễn ông Táo về trời.
Theo Dân Trí
Thực phẩm may mắn dành cho Năm mới Sau đây là danh sách 10 loại thực phẩm may mắn được ưa chuộng nhất trong dịp Năm mới. 1. Mì sợi Người dân ở Trung Quốc, Nhật Bản và một số quốc gia thuộc châu Á vẫn có thói quen ăn mì sợi trong những ngày đầu năm. 2. Thịt heo Tại những quốc gia như Cu Ba, Tây Ban Nha, Bồ...