Hướng dẫn mới cho tàu biển, phương tiện thủy nội địa hoạt động vận tải
Ngày 27/8, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Xuân Sang ký quyết định ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng hải, đường thủy nội địa trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19.
Tàu cập cảng Tân Cảng – Cái Mép Thị Vải, Thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Ảnh: Huỳnh Sơn/TTXVN
Theo đó đối với lĩnh vực hàng hải, trong thời gian dịch bệnh phức tạp, tàu biển làm thủ tục điện tử vào, rời cảng qua cổng thông tin một cửa quốc gia. Cảng vụ hàng hải chỉ cấp phép cho tàu biển vào làm hàng sau khi được cơ quan kiểm dịch, CDC (Trung tâm kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố) chấp thuận đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Thuyền viên, hành khách đi bờ theo quy định của bộ đội biên phòng, công an cửa khẩu cảng và cơ quan y tế; không được đi bờ khi khu vực cảng áp dụng Chỉ thị 15/CT-TTg và Chỉ thị 16/CT-TTg (trừ trường hợp thay thế thuyền viên và các trường hợp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, khẩn cấp, đặc biệt); chỉ cho phép những người có nhiệm vụ mới được lên, xuống tàu và tuân thủ tuyệt đối sự giám sát, cấp phép của lực lượng có thẩm quyền.
Theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, quá trình hoạt động, phải lập danh sách người lên xuống tàu; thiết lập lối đi riêng cho tổ chức, cá nhân lên tàu làm việc; Thiết lập khu vực làm việc ngoài cabin và nhà vệ sinh riêng để giao tiếp với tổ chức, cá nhân lên tàu làm việc. Thuyền viên mặc đồ bảo hộ lao động và thực hiện đầy đủ nguyên tắc phòng dịch khi ra ngoài cabin làm việc.
Đối với phương tiện thủy nội địa, thuyền trưởng liên hệ với đại diện của công ty hoặc đơn vị dịch vụ thực hiện làm thủ tục vào, rời cảng cho phương tiện. Trong trường hợp chủ phương tiện thủy nội địa không có người trên bờ làm thủ tục cho phương tiện, cảng vụ hàng hải phối hợp với doanh nghiệp cảng nơi tàu neo đậu thực hiện các thủ tục: tiếp nhận thông tin từ chủ phương tiện để làm thủ tục cho phương tiện; Hồ sơ, giấy tờ của phương tiện và thuyền viên có thể chụp gửi nếu hệ thống phần mềm của cảng vụ hàng hải chưa lưu trữ dữ liệu của tàu thuyền, thuyền viên và không thể tra cứu được, không xuất trình bản chính.
“Cảng vụ hàng hải sau khi làm thủ tục cho phương tiện sẽ gửi bản scan giấy phép vào, rời cảng, biên lai thu phí, lệ phí hàng hải điện tử cho doanh nghiệp cảng và phương tiện; đồng thời gửi giấy phép rời cảng tới cảng vụ nơi phương tiện đến. Doanh nghiệp cảng tạm thu giấy phép rời cảng cuối cùng của phương tiện, bản khai và phí, lệ phí để chuyển cho cảng vụ hàng hải sau. Thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa chỉ đi bờ khi thực sự cần thiết và phải được sự cho phép của lực lượng chức năng; không tiếp xúc với thuyền viên tàu cập mạn”, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải nêu.
Video đang HOT
Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu tất cả người trên xe ô tô, xe tải, xe rơ-móoc … ra, vào cảng biển phải xuất trình giấy xét nghiệm COVID-19 kết quả âm tính theo quy định, giấy tờ hàng hóa và tuân thủ an ninh theo Bộ luật ISPS Bộ luật Quốc tế về An ninh tàu và bến cảng của IMO (Tổ chức Hàng hải quốc tế); tuân thủ sự kiểm tra, hướng dẫn của bảo vệ cảng.
Phương tiện và người vào cảng phải đi theo đúng tuyến, hướng đường đi theo chỉ dẫn của cảng. Thông tin của người ra, vào cảng biển cũng phải được ghi chép đầy đủ.
Bộ Giao thông vận tải cũng hướng dẫn cụ thể các quy định phòng, chống dịch bệnh đối với tổ chức hoa tiêu, lai dắt hàng hải và doanh nghiệp cảng biển trong quá trình hoạt động, khai thác.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cũng yêu cầu tàu biển từ nước ngoài và tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa nếu trong vòng 14 ngày có hoạt động trong khu vực cảng thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg trước khi đến cảng biển, thuyền trưởng khai báo tình hình sức khỏe thuyền viên trên tàu trong thời gian tối thiểu 14 ngày và việc thay đổi thuyền viên (nếu có) trong 14 ngày qua để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền đánh giá nguy cơ và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định trước khi cho tàu vào cảng.
Về hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải đường thủy nội địa trong thời gian dịch bệnh, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phải đảm bảo hệ thống báo hiệu trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia, thực hiện điều tiết giao thông tại các vị trí trọng yếu để đảm bảo giao thông đường thủy nội địa được thông suốt, an toàn.
“Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố có trách nhiệm tham mưu cấp có thẩm quyền tại địa phương xem xét, cho phép một số cảng, bến thủy nội địa hàng hóa đáp ứng các yêu cầu về an toàn phòng, chống dịch được hoạt động, phục vụ cho đời sống của người dân và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời, phối hợp với cơ quan chức năng địa phương thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 tại cảng, bến thủy nội địa, tại các chốt kiểm soát trên đường thủy (nếu có) hoặc bố trí phương tiện xét nghiệm lưu động để tăng cường hiệu quả kiểm soát dịch và hỗ trợ hoạt động vận tải được thông suốt”, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.
Về kiểm soát dịch, hướng dẫn nêu rõ, trường hợp thuyền viên, người lái xuất trình được bản chính giấy xét nghiệm còn hiệu lực, giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên và đã khai báo đúng quy định thì cho phương tiện lưu thông luôn qua chốt kiểm soát dịch.
Trường hợp thuyền viên, người lái phương tiện không xuất trình được bản chính giấy xét nghiệm còn hiệu lực hoặc chưa khai báo y tế thì thực hiện test nhanh tại chỗ hoặc tiếp tục hướng dẫn và xử lý theo quy định về phòng chống dịch.
Bộ Giao thông vận tải cũng hướng dẫn cụ thể quy trình vận chuyển hàng hóa trên đường thủy nội địa tại các thời điểm trước, trong chuyến đi và trong thời gian lưu tại cảng, bến thủy nội địa.
Trong đó, một số quy định doanh nghiệp vận tải, chủ tàu cần chú ý như: trước hành trình, khuyến khích chủ phương tiện, đơn vị vận tải thực hiện ủy quyền cho người đại diện làm thủ tục phương tiện vào, rời cảng bến thủy nội địa để hạn chế tiếp xúc, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm. Quá trình vận chuyển, phương tiện phải đi thẳng từ cảng, bến xuất phát đến cảng, bến đích ghi trên giấy phép rời cảng, bến cuối cùng do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Đặc biệt, trong thời gian phương tiện hành trình trên tuyến, nếu giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính COVID-19 hết hiệu lực thì tổ chức test nhanh cho thuyền viên, người lái phương tiện. Trường hợp không có test nhanh tại chỗ hoặc test nhanh lưu động, được kéo dài thời gian hiệu lực của giấy xét nghiệm đến khi phương tiện cập cảng, bến thủy nội địa gần nhất theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.
“Trong thời gian lưu tại cảng, bến thủy nội địa, thuyền viên, người lái không được lên bờ, trừ trường hợp bất khả kháng liên quan đến cấp cứu, an toàn cho phương tiện và do điều kiện thời tiết. Đồng thời, thuyền viên thực hiện thủ tục vào, rời cảng bến thông qua người được ủy quyền để hạn chế tiếp xúc, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm. Trường hợp không có người ủy quyền, chỉ cử 1 thuyền viên lên làm thủ tục cảng vụ, người lên bờ làm thủ tục phải tuân thủ các quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch COVID-19″, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu.
Tàu thuyền quá hạn đăng kiểm bị phạt đến 10 triệu, đình chỉ 3-6 tháng
Theo quy định mới, mức phạt cao nhất với phương tiện thủy không có hoặc chứng nhận đăng kiểm nâng lên đến 10 triệu đồng.
Một tuyến đường thủy tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 5/4, đại diện Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, mức xử phạt đối với vi phạm quy định điều kiện hoạt động phương tiện thủy nội địa được đề xuất trong dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa (thay thế Nghị định số 132/2015, đang được lấy ý kiến) tăng cao so với hiện nay.
Cụ thể, theo Điều 14 của dự thảo nghị định, vi phạm trong các hành vi sau sẽ bị xử phạt: Không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy; không kẻ, không gắn số đăng ký (hoặc kẻ, gắn không đúng quy định hoặc bị che khuất); không sơn vạch dấu mớn nước an toàn (dấu mạn khô) của phương tiện (hoặc kẻ không đúng quy định hoặc bị che khuất); không kẻ, gắn biển ghi số người được chở; không ghi nhật ký hành trình của phương tiện theo quy định; không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận đăng kiểm hoặc sử dụng chứng nhận đăng kiểm đã hết hạn.
Mức phạt tiền căn cứ vào trọng tải, công suất phương tiện và theo nguyên tắc, phương tiện có sức chở càng lớn mức phạt càng cao.
Theo đó, phương tiện (thuộc diện phải đăng ký và đăng kiểm) có một trong các hành vi trên sẽ bị phạt như sau: xử phạt 1-3 triệu đồng đối với phương tiện thủy loại công suất máy chính 5-15 sức ngựa hoặc sức chở 5-12 người.
Phạt 3-5 triệu đồng đối phương tiện chở khách sức chở trên 12-50 người; phà có sức chở đến 50 khách và đến 250 tấn hàng hóa; phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 15 tấn đến 500 tấn...
Phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với phương tiện chở khách có sức chở trên 50 đến 100 khách; phà sức chở trên 50 khách đến 100 khách và trên 250 tấn đến 350 tấn hàng hóa; phương tiện chở hàng có trọng tải toàn phần trên 500 tấn đến 1.000 tấn... Mức phạt tăng lên 7-10 triệu đồng đối với phương tiện chở khách, chở hàng, đoàn lai có sức chở cao hơn mức trên.
Đáng chú ý, đối với trường hợp phương tiện không có giấy chứng nhận đăng ký hoặc không có chứng nhận đăng kiểm hoặc sử dụng chứng nhận đăng kiểm hết hạn bị còn bị đình chỉ hoạt động 3-6 tháng.
Các mức xử phạt nói trên tăng cao hơn nhiều so với hiện nay. Bởi theo quy định tại Nghị định 132/2015, mức phạt đối với phương tiện không có đăng ký, đăng kiểm ở khung 500 nghìn đến 7 triệu đồng; thời gian đình chỉ hoạt động phương tiện không có đăng ký, đăng kiểm cũng chỉ 1-2 tháng.
Xử lý nghiêm vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa Bộ Giao thông vận tải đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa. Ảnh minh họa Bộ Giao thông vận tải cho biết, ngày 25-12-2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 132/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy...