Hướng dẫn mẹ đo nhiệt độ cho trẻ
Việc đo thân nhiệt cho trẻ khi bé bị sốt và khóc lóc, không cho đo, khiến nhiều mẹ bối rối. Việc nắm vững một số nguyên tắc khi sử dụng nhiệt kế sẽ giúp bé xác định được chính xác nhiệt độ của bé.
Đo thân nhiệt cho trẻ em là việc rất cần thiết, nhất là khi bé bị sốt. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị để đo nhiệt độ như: Nhiệt kế thủy ngân hay nhiệt kế điện tử.
Mỗi loại nhiệt kế đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Mẹ cần phải lưu ý trong quá trình sử dụng. Nhiệt kế thủy ngân là loại nhiệt kế thông dụng nhất, giá thành rẻ, tuy nhiên, do cấu thành từ thủy tinh dễ vỡ và thủy ngân sẽ rất nguy hiểm khi sử dụng cho trẻ nhỏ. Còn nhiệt kế điện tử thường đo được nhiệt độ nhanh chính xác mà không phải lo lắng vỡ thủy tinh và thủy ngân độc hại. Bạn có thể đo nhiệt độ ở tai, trán, miệng, nách, hậu môn với nhiều loại hình dáng, kích thước khác nhau.
Tuy nhiên, như bất kỳ nhiệt kế nào, sử dụng đúng kỹ thuật là yếu tố rất quan trọng để có được nhiệt độ chính xác nhất.
Hướng dẫn cách đo nhiệt độ cho trẻ chuẩn nhất
- Đo ở nách
Hãy vệ sinh nách của trẻ trước khi đo. Đặt đầu đo nhiệt kế vào giữa nách sao cho mặt hiển thị xoay vào phía trong người. Hướng dẫn trẻ giiữ nhiệt kế bằng cách ép cánh tay lại. Nếu là trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, bố mẹ cần giữ nhẹ cánh tay để tránh bé cử động cánh tay. Để chếch 1 góc 45 độ.
Do ảnh hưởng nhiều bởi môi trường nên khi đọc kết quả, cha mẹ cần /- 0,5 độ sai số khi đo nhiệt độ tại nách
- Đo nhiệt độ ở miệng
Với kiểu đo này thì chỉ nên sử dụng nhiệt kế dạng bút. Hướng dẫn trẻ ngậm miệng trong khoảng 5 phút trước khi đo. Đặt nhiệt kế dưới lưỡi sao cho đầu đo của nhiệt kế ở bên trái hoặc phải của cuống lưỡi. Ép lưỡi xuống để giữa nhiệt kế ở nguyên vị trí, không để nó trượt trong miệng.
Sau khi nhiệt kế phát tin hiệu đo xong ( bíp…bíp…bíp) giữ nhiệt kế trong miêng trẻ thêm khoảng 5 giây rồi mới rút nhiệt kế ra đọc kết quả.
Video đang HOT
- Đo nhiệt độ ở tai
Đo nhiệt độ ở tai không nên dùng cho trẻ sơ sinh vì lỗ tai của bé quá nhỏ hoặc những trẻ mức bệnh lý về tai như viêm tai giữa.
Khi đo mẹ nên kéo nhẹ tai bé sao cho vành tai thẳng và để đầu đo đặt vào trong vành tai cho khít, đầu đo hướng về phía màng nhĩ để cho kết quả đo chính xác.
- Đo nhiệt độ ở trán
Mẹ lưu ý không lau trán con khô, vén hết tóc trên trán. Sử dụng nhiệt độ hồng ngoại, đặt đầu dò tại giữa trán không quá 5 cm.
- Đo ở hậu môn
Mẹ hãy đặt nhẹ đầu đo vào khoảng ít hơn 1,3 cm trong hậu môn. Không cố cho đầu đo vào hậu môn nếu trẻ cố kháng cự và phải vệ sinh nhiệt kế sau khi sử dụng.
Lưu ý khi mua nhiệt kế hậu môn nên chọn loại có một đầu nhọn linh hoạt và tay cầm rộng để đầu nhọn của nhiệt kế đi vào hậu môn của bé vài cm là được. Bởi với loại nhiệt kế có đầu nhọn dài, còn tay cầm hẹp thì khi bé quấy khóc, đầu nhọn của nhiệt kế dễ đi sâu vào hậu môn, có thể gây nguy hiểm.
Ngoài các yếu tố kỹ thuật đo, bạn cần lưu ý:
- Không nên đo nhiệt độ ngay sau khi tắm, tập thể dục, ăn hoặc uống vì sẽ làm cho kết quả đo sai. Nên đợi ít nhất 30 phút trước khi đo.
- Nếu có sự khác biệt giữa nhiệt độ nơi để nhiệt kế và nhiệt độ nơi đo, bạn nên để nhiệt kế trong phòng đo để ổn định môi trường trong khoảng 30 phút cho mới tiến hành đo.
- Kết quả đo có thể hiển thị thấp hoặc cao khi bạn đo ngay khi vừa ở bên ngoài trời mùa đông, trời nắng nóng về.
- Nên đo nhiệt kế 3 lần và lấy nhiệt độ cao nhất.
- Luôn giữ sạch vị trí đo và đầu hồng ngoại của nhiệt kế.
Theo Phunutoday
Mẹo dùng quạt và điều hoà để trẻ không ốm
Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với mội trường xung quanh, vì thế các bậc cha mẹ hãy thật chú ý khi sử dụng các thiết bị làm mát để tránh bệnh tật cho bé.
Vệ sinh máy lạnh thường xuyên. Lưu ý quan trọng đầu tiên là bạn hãy vệ sinh máy lạnh định kỳ. Có rất nhiều loại nấm mốc, mầm bệnh, bụi bẩn lưu trú trong máy điều hòa. Chắc bạn không muốn con bạn bị lây nhiễm bệnh từ luồng khí mát thổi xuống. Ngay cả không gian trong phòng cũng phải thường xuyên được dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo độ thông thoáng khí khi không sử dụng điều hòa.
Thời gian sử dụng điều hòa. Với trẻ nhỏ việc ngồi trong phòng điều hòa suốt ngày không thực sự tốt. Bởi thời gian ngồi điều hòa càng lâu sẽ khiến cho khô da và khô họng trẻ. Tốt nhất cứ khoảng 2 - 3 giờ, mẹ nên cho bé ra ngoài nhiệt độ bình thường một lần. Mẹ không nên để trẻ trong phòng điều hòa liên tục 4 giờ.
Ảnh minh họa
Không nên để nhiệt độ trong nhà quá thấp để tránh lãng phí điện năng, tránh gặp phải các bệnh về đường hô hấp như ho, cảm lạnh...Theo khuyến cáo chỉ nên chênh lệch dưới 10 độ C (tốt nhất là 7 độ) và không nên dưới 20 độ C. Ví dụ nhiệt độ ngoài trời là 36 độ, nhiệt độ trong phòng nên đặt ở mức 26 - 28 độ. Bạn có thể sử dụng thêm quạt điện, như vậy sẽ đạt hiệu quả cao và tiết kiệm điện.
Nên bật quạt thông gió khi sử dụng điều hòa. Không nên để hướng điều hoà thổi thẳng vào mặt, đầu trẻ vì sẽ khiến trẻ bị ngạt mũi, khó thở và mắc các bệnh về hô hấp, viêm họng. Sử dụng thêm quạt thông gió khi bật điều hòa sẽ giúp không khí được cân bằng tự nhiên hơn.
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Việc bạn đưa bé từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến bé bị đau họng. Do đó, trước khi đưa bé từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, bạn nên chuyển bé sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10-15 phút; cuối cùng, bạn mới nên đưa bé ra ngoài trời.
Khi không sử dụng điều hòa, bạn nên mở phòng của bé cho thoáng khí.
Bổ sung thêm nước cho trẻ. Nhiều trẻ chơi trong phòng điều hòa mát mẻ nên quên cả uống nước. Thực ra càng ở phòng điều hòa, bạn càng phải khuyến khích trẻ uống nhiều nước để tránh hiện tượng mất nước. Hiện tượng mất nước ở trẻ nhỏ sẽ làm suy giảm cơ chế bảo vệ tại chỗ vệ sinh đường thở.
Sử dụng quạt hợp lý: Tương tự như điều hòa, bạn không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của bé. Bạn có thể bật quạt hướng thẳng vào tường, phía chân của bé khi bé ngủ. Ở vị trí này, hơi mát từ quạt có thể lan tỏa khắp phòng và khiến bé ngủ ngon.
Tạo độ ẩm trong phòng: Điều hòa thường làm cho da trẻ khô nên khi sử dụng, bạn cần đặt một chậu nước trong phòng hoặc máy phun hơi nước tạo ẩm để tránh khô da và ngạt mũi cho trẻ.
Để tránh khô mũi, bạn nên thường xuyên nhỏ mũi cho bé bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể.
Ảnh minh họa
Cho bé ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam, nước chanh...
Khi trẻ ngủ, hãy đắp một tấm chăn mỏng, đặc biệt che kín vùng bụng, tránh lỗ chân lông giãn nở dễ dẫn tới bị cảm lạnh. Cần chọn cho trẻ những bộ quần áo thấm mồ hôi tốt như đồ cotton.
Kiến thức
10 điều 'cấm kỵ' đối với trẻ em Uống rượu, uốn tóc, bôi son, nằm giường lò xo, đi giầy da, đeo kính màu, ăn tối quá ít.... là những điều trẻ em nên tránh. Những điều này không những không tốt cho trẻ mà có làm nguy hại đến sức khỏe của trẻ em. Dưới đây là những điều trẻ em cần phải tránh: Không nên uống rượu: Trẻ em...