Hướng dẫn mẹ cách cải thiện tình trạng móp đầu do bé nằm nghiêng
Thói quen bú mẹ, nằm nghiêng v.v… đều có thể khiến trẻ sơ sinh bị hiện tượng móp đầu, nghĩa là đầu của bé có chỗ lồi lõm nhìn thấy rõ ràng mà không “tròn trịa” như bố mẹ mong muốn. Nguyên nhân do đâu và làm sao để cải thiện tình trạng móp đầu của bé?
Vì sao đầu bé sơ sinh lại lồi lõm, không tròn trịa?
Xương đầu của trẻ sơ sinh đều do 5 “mảnh xương” hợp thành nhưng chưa hoàn toàn khép kín, điều này là để thuận lợi cho não và đầu tiếp tục phát triển. Những mảnh xương này do các tổ chức mềm nối tiếp với nhau, chúng có độ co giãn để bé có thể “chui ra” từ đường sinh nở hẹp của người mẹ. Chỗ tiếp nối giữa 5 mảnh xương vẫn còn khe hở, có trường hợp còn xếp chồng lên nhau, vì vậy nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ thấy bề mặt đầu của bé xuất hiện lồi lõm, không bằng phẳng.
Ngoài ra, phần trước đầu và sau đầu của trẻ có 2 chỗ nhô lên, phía sau rất nhỏ nên không dễ phát hiện, khi trẻ khoảng 2 tháng tuổi chỗ nhô lên ở sau đầu sẽ khép kín và bằng phẳng trở lại. Tuy nhiên, chỗ nhô lên ở trước đầu phải đến khi trẻ được 1 tuổi cho đến 1 tuổi rưỡi mới thật sự khép kín và bằng trở lại. Cho nên, nếu bạn sờ thấy phần đầu trước của bé có một “cục u” khá to thì cũng không nên quá lo lắng. Song, nếu chỗ lồi (hoặc lõm) này to bất thường và bé có biểu hiện khó chịu thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ.
5 chiêu cải thiện tình trạng móp đầu do bé nằm nghiêng
Bên cạnh hiện tượng đầu bé không bằng phẳng do các mảnh xương chưa khép kín thì thói quen thích nằm nghiêng trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ khiến đầu bé không tròn trịa, rất nhiều bà mẹ đều lo lắng sau này con mình lớn lên trông sẽ xấu đi.
Kỳ thực, bạn không nên quá lo lắng bởi vì thông thường khi bé bắt đầu biết ngóc đầu, biết lật (khoảng 4 đến 6 tháng tuổi), lúc này thời gian nằm của bé cũng giảm đi, tình trạng móp đầu sẽ dần dần được cải thiện. Cho dù chỗ lồi lõm có nhiều thì vẫn hồi phục tốt hơn, chỉ là sẽ không tròn trịa hoàn hảo như bình thường mà thôi.
Nếu bạn muốn hạn chế tối đa tình trạng đầu bé không được đẹp do nằm nghiêng thì có thể áp dụng những mẹo sau đây:
Thực hiện vận động đầu cho bé
Đa số các bé trước 4 tháng tuổi sẽ chưa biết lật mình, vì vậy bạn có thể sắp xếp thời gian định kỳ trong ngày để giúp bé ngóc đầu nhiều hơn. Mẹ có thể ẵm bé trước ngực sao cho phần đầu của bé tựa vào ngực của bạn. Nhưng chú ý dù thực hiện động tác nào cũng nên làm lúc bé vừa ngủ dậy hoặc lúc bé thả lỏng nhất, không nên tiến hành sau khi bé vừa bú xong để tránh ọc sữa.
Tận dụng cơ hội khi bé bú mẹ
Video đang HOT
Nếu bé thích nằm nghiêng một bên khi ngủ, mẹ có thể tận dụng cơ hội khi cho bé bú, cố gắng để bé nằm nghiêng sang bên ngược lại. Ví dụ bé thường nằm nghiêng bên trái thì mẹ nên dùng tay trái để ẵm bé khi bú, như vậy tự nhiên bé sẽ chuyển hướng đầu nghiêng sang phải.
Hỗ trợ bé nằm ngửa
Những lúc bé vừa thức dậy hoặc lúc bé vui chơi, bạn nên hỗ trợ để cho bé nằm ngửa và chuyển vị trí trái phải để trò chuyện với bé. Lúc này, bé sẽ được vận động đầu đều đặn cả hai bên khi nhìn theo mẹ.
Thu hút sự chú ý của bé
Khi bé sắp ngủ, bạn có thể đặt vài món đồ chơi sao cho thu hút được sự chú ý của bé, nhớ là đặt ở bên mà bé không thích nằm nghiêng nhé. Ví dụ bé hay ngủ nghiêng bên trái thì bạn đặt vật gây chú ý ở bên phải của bé.
Mát xa nhẹ nhàng
Động tác mát xa nhẹ nhàng phần cổ và hai bên đầu cho bé cũng có tác dụng tích cực cải thiện tình trạng móp đầu. Bạn cũng có thể xin ý kiến bác sĩ để học vài bài trị liệu vật lý đơn giản và dành thời gian tập cho bé.
Thiên Khuê
Theo emdep.vn
5 tư thế ngủ tốt nhất cho sức khỏe
Dưới đây là các tư thế ngủ phổ biến nhất bạn thường mắc phải nhưng lại có thể không hề biết chúng sẽ ảnh hưởng rất bất lợi cho sức khỏe cơ thể của bạn.
Có lẽ ít ai biết được rằng, tư thế ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe chúng ta. Theo nhiều nghiên cứu thì tư thế ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu ngủ đúng cách sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, hệ tim mạch. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nếu ngủ sai cách sẽ khiến cho bệnh tình của bạn thêm nặng hơn, cụ thể như các vấn đề xương khớp hoặc tuần hoàn máu. Dưới đây là các thu thập của các chuyên gia về cách ngủ ở các vị trí, tư thế ngủ yêu thích mà vẫn an toàn:
1. Nằm ngửa nhưng gối quá cao
Tuy bạn không nằm nghiêng và cũng không nằm sấp, bạn chỉ ngủ ở tư thế nằm ngửa và có thói quen gối đầu quá cao cũng có thể không tốt cho sức khỏe đấy.
Bởi vì tư thế ngủ này khiến cột sống của bạn phải ở trong một vị trí không tự nhiên. Theo đó, chúng có thể ảnh hưởng xấu đến các bắp thịt, khớp xương và hệ thần kinh của bạn.
Cột sống của bạn ở tư thế này không được thẳng và nó sẽ tạo thành 3 đường cong tự nhiên, đặc biệt ở trí gáy và giữa lưng.
Nếu bạn thường ngủ với tư thế này, hãy đặt một chiếc gối dưới đầu gối của bạn để giúp duy trì các đường cong bình thường ở lưng dưới. Điều này cũng giúp giảm áp lực lên các dây thần kinh ở hông dưới của bạn. Luôn hỗ trợ cổ bạn bằng một cái gối có độ cao vừa phải sẽ giúp bạn không mỏi cổ khi thức dậy và giúp tránh được tình trạng ngủ ngáy ban đêm.
2. Nằm nghiêng
Các nhà khoa học tại đại học Rochester, Mỹ, phát hiện ra rằng dịch não tủy sẽ loại bỏ các độc tố tốt hơn nếu chúng ta ngủ nằm nghiêng. Tư thế ngủ này làm giảm đau đầu và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson. Ngoài ra, nằm nghiên về phía bên trái giúp giảm chứng ợ nóng nhưng lại làm tăng áp lực lên gan.
Trong một nghiên cứu trên tạp chí The Journal of Clinical Gastroenterology, các bác sỹ khuyên những người gặp vấn đề về tiêu hóa nên ngủ ở tư thế nằm nghiêng bên trái. Nó giúp cải thiện dòng máu, thông cổ họng và nhẹ bụng.
Để giữ lưng thẳng khi nằm nghiêng, hãy đặt một cái gối nhỏ và cứng giữa hai chân: Hành động này sẽ giảm áp lực lên khớp. Đặt một chiếc gối lớn và mềm dưới đầu.
Trong trường hợp huyết áp cao và có các vấn đề về lưu thông máu, nên ngủ nằm nghiêng bên phải: Tư thế này sẽ làm giảm áp lực lên tim.
3. Nằm sấp
Đây là tư thể ngủ tuyệt đối tránh vì chúng rất có hại cho sức khỏe của bạn. Khi ngủ với tư thế nằm sấp, bạn sẽ nằm đè lên bụng, phổi và các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, điều này dễ khiến cột sống của bạn bị cong và biến dạng. Nó cũng gây nhiều áp lực cho vùng lưng và tạo sự không thoải mái cho cổ.
Vị trí ngủ này được các chuyên gia sức khỏe chỉ khuyến cáo nên áp dụng cho những nhân có các bệnh về thoái hóa thoát vị đĩa đệm.
4. Nằm nghiêng và co chân lên
Nếu bạn có thói quen nằm nghiêng khi ngủ nhưng thường xuyên co cả hai chân lên gần ngang ngực thì cũng nên xem lại. Nguyên nhân là do tư thế ngủ này sẽ tạo nhiều áp lực căng thẳng cho phần sau cơ thể bạn.
Bạn có thể tạo sự thoải mái hơn trong tư thế ngủ này bằng cách đặt một cái gối giữa hai đầu gối của bạn để có thể hỗ trợ hông và lưng dưới một cách tự nhiên.
5. Nằm ngửa
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Human Hypertension, nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất nếu có vấn đề về cột sống và khớp. Tư thế ngủ này cũng ngăn ngừa chứng ợ nóng và nếp nhăn. Nhưng đó là một trong những tư thế tồi tệ nhất nếu là người có vấn đề về mũi, huyết áp cao hoặc ngủ ngáy.
Để thoát khỏi hiện tượng ngủ ngáy, hãy dùng một cái gối phồng (hoặc một chiếc gối nhỏ đặt dưới cổ) để những đường ống dẫn khí nằm đúng vị trí.
Trong trường hợp chảy nước mũi, hãy dùng một vài cái gối để nhấc cao đầu lên. Hành động này sẽ ngăn ngừa chất nhầy ở trong xoang (nhưng không nên gối đầu quá cao vì gối cao sẽ gây hại cho cổ).
Trong trường hợp đau lưng và khớp, hãy đặt một cái gối nhỏ dưới cổ, một chiếc gối to nhưng bằng phẳng dưới đầu gối và một chiếc khăn cuộn lại dưới lưng dưới. Những đồ vật đó sẽ hỗ trợ cột sống và đảm bảo lưu lượng máu bình thường.
Theo www.phunutoday.vn
Tưởng đắp chăn cho bé là tốt, nhưng người lớn có thể khiến trẻ tử vong vì 1 sai lầm này Lo sợ trẻ sơ sinh lạnh rồi bị ốm nên không ít bố mẹ đã luôn đắp chăn cho bé mà không biết rằng hành động của mình có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở, đột tử ở trẻ sơ sinh. Trong tập phát sóng ngày 26/7 của Love Island (chương trình truyền hình thực tế của Anh), các thí sinh thực...