Hướng dẫn làm gỏi gà bông súng chay ngon tuyệt cho bữa cơm gia đình
Gỏi bông súng đã quá quen thuộc với mọi nhà rồi đúng không nhưng gỏi bông súng chay thì sao, hãy thay đổi món ăn hằng ngày bằng những món chay thơm ngon giúp thanh lọc cơ thể, cân bằng dưỡng chất sau nhiều ngày ăn nhiều món thịt nhé.
Món ăn đơn giản không cầu kì cho bạn dễ dàng thực hiện tại nhà, hãy để mecuti.vn hướng dẫn làm gỏi gà bông súng chay thơm ngon nhé.
Nguyên liệu cho món gỏi gà bông súng chay
1 miếng gà chay
300g bông súng
50g cà rốt
50g hành tây
1 quả ớt sừng
Dầu để chiên
Video đang HOT
Ngò rí trang trí và bánh phồng tôm ăn kèm
Hỗn hợp nước giấm:
1 chén giấm 2 thìa súp đường
Nước mắm chay trộn gỏi: 2 thìa súp đường 2 thìa súp nước mắm chay 1 thìa cà phê muối 2 thìa cà phê ớt xay 2 thìa súp nước cốt chanh, khuấy đều
Cách làm gỏi gà bông súng chay
Bắc chảo, chiên gà chay trong dầu sôi ngập. Khi gà vàng, vớt ra để ráo dầu, thái lát mỏng vừa ăn .
Bông súng tước sạch, cắt khúc. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi. Ngâm bông súng và cà rốt vào hỗn hợp giấm đường pha loãng, để trong 30 phút .
Hành tây lột vỏ, thái lát mỏng. Ớt sừng bỏ hạt, thái sợi mảnh .
Trộn đều các nguyên liệu với nước mắm gỏi, trang trí thêm ngò, bông ớt, ăn kèm bánh phồng tôm.
Với hướng dẫn làm món gỏi gà bông súng chay cực ngon này các bạn có thể tự mình chế biến một món ăn thơm ngon, lạ miệng cho bữa cơm gia đình giúp cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể một cách an toàn đấy. Chúc các bạn sẽ thực hiện thành công món gỏi gà bông súng chay này nhé.
Theo Mecuti
Trời lạnh làm 1 nồi lẩu thì ngon tuyệt vời nhưng hãy tránh xa những loại rau "đại kỵ" sau
Lẩu là một món ăn quen thuộc, nhất là vào tiết trời đông lạnh. Nhưng hãy tuyệt đối tránh xa những loại rau sau kẻo rước "họa vào thân".
1. Lẩu gà, vịt không ăn kèm rau kinh giới:
Theo Đông Y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can. Trong khi đó rau kinh giới vị cay, tính ấm, dẫn đến phá kết khí (tức ngăn cản không cho phong khí tích tụ), dẫn đến hạ ứ huyết. Vậy nên nếu ăn lẩu gà, kết hợp cùng rau kinh giới sẽ gây ra tình trạng chóng mặt, ù tai, run rẩy, mẩn ngứa.
Lẩu gà nên kết hợp bắp chuối thái rối, rau muống, rau đắng, bông súng, nấm tươi, ngải cứu là hợp vị, ngon tuyệt vời.
2. Lẩu bò không ăn kèm mùng tơi:
Lẩu bò không nên ăn kèm mồng tơi vì rất dễ gây đau bụng, đầy hơi, khó tiêu. Thậm chí có thể gây ra tình trạng táo bón, vô cùng khó chịu.
Thế nên với lẩu bò nên ăn cùng rau cải thảo, cải thìa, cải ngọt, rau muống,... Lẩu bò vì đậm đà, ngọt nước vô cùng, kết hợp với mùi thơm của rau sẽ tạo ra hương vị hoàn hảo, làm say đắm đầu lưỡi của những tín đồ ẩm thực.
3. Khi ăn lẩu thịt dê tuyệt đối tránh không ăn kèm giấm
Lẩu dê không kiêng kỵ rau, tuy nhiên lại không ăn kèm với giấm. Bởi theo khoa học, giấm sẽ phá hủy hoặc làm giảm bớt những thành phần dinh dưỡng quý nhất ở thịt dê, không tốt cho sức khỏe.
4. Lẩu riêu cua kỵ cần tây, khoai lang
Với món lẩu riêu cua, tuyệt đối không ăn kèm với các loại rau như cần tây, khoai tây, rau khoang lang. Bởi cua nếu kết hợp cùng các loại rau này sẽ gây cản trở quá trình hấp thụ protein vào cơ thể, thậm chí còn rất dễ mắc bệnh sỏi thận.
Theo Phunutoday
Lẩu mắm cá linh Nhắc tới thực đơn mùa nước nổi, có bao nhiêu thứ mà ngày xưa chỉ là món của người nhà quê giờ trở thành đặc sản. Nhớ nhất là cá linh có thể chế biến hơn bảy món thơm ngon. Hồi xưa, cá linh nhiều lắm. Chẳng ai bán chát gì. Muốn ăn cứ lấy rổ xúc. Mà chỉ có nhà nghèo mới...