Hướng dẫn chọn men vi sinh tốt cho bé bị loạn khuẩn đường ruột
Giữa “ma trận” men vi sinh trên thị trường, quả thật lựa chọn được men vi sinh tốt nhất là điều không dễ… Vì thế các mẹ nên tìm hiểu rõ về từng loại để chọn đúng loại.
Lựa chọn men vi sinh tốt cho bé không phải là điều dễ dàng
Men vi sinh là gì?
Men vi sinh còn gọi là probiotics, chứa những vi khuẩn tốt (lợi khuẩn) cho đường ruột của con người. Trong đường ruột có một hệ vi sinh gồm lợi khuẩn và hại khuẩn với tỉ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Các lợi khuẩn giúp lên men thức ăn, sản xuất acid lactic, giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn xấu, hạn chế nhiễm trùng…
Tại sao nên bổ sung men vi sinh cho trẻ?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến loạn khuẩn đường ruột
Không phải lúc nào cũng giữ được tỉ lệ 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn. Bởi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến loạn khuẩn đường ruột như dùng thuốc kháng sinh, chế độ ăn uống không lành mạnh, khoa học, hoặc nhiễm khuẩn từ bên ngoài môi trường… Hệ quả là hệ tiêu hóa sẽ gặp vấn đề, thường xuyên đầy hơi chướng bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, biếng ăn, ăn không ngon miệng…
Lúc này, bổ sung lợi khuẩn tốt sẽ giúp thiết lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, ngăn ngừa táo bón, tiêu chảy, đau bụng. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh không chỉ kích thích ăn ngon miệng mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Nên bổ sung lợi khuẩn từ thực phẩm hay men vi sinh?
Lợi khuẩn được tìm thấy ở cả trong thực phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe (như men vi sinh). Những loại thực phẩm có chứa lợi khuẩn là: Sữa chua, Kefir (sữa lên men), dưa cải bắp, kimchi, dưa chuột muối… Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường không thích những thực phẩm như dưa cải bắp, dưa chuột muối hay kimchi. Một số thực phẩm ngâm hay lên men cũng thường chứa nhiều muối – không phù hợp với trẻ em.
Các thực phẩm giàu probiotics – lợi khuẩn tốt
Ngoài ra, thực phẩm ăn uống hàng ngày chủ yếu chứa lợi khuẩn dạng sống, tỉ lệ vào tới ruột non không nhiều, bởi rất khó để vượt qua “hàng rào” dịch vị, acid dạ dày.
Bởi vậy, bổ sung men vi sinh có chứa lợi khuẩn dạng bào tử là phương pháp tối ưu hơn cả.
Có phải tất cả men vi sinh đều giống nhau?
Video đang HOT
Không phải tất cả men vi sinh đều giống nhau. Có nhiều chủng men vi sinh và mỗi loại có tác dụng khác nhau đối với hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.
Để biết men vi sinh nào tốt cho bé, bạn nên lựa chọn loại men vi sinh phù hợp với tình trạng sức khỏe của bé.
Men vi sinh dành cho bé bị táo bón
Nghiên cứu cho thấy, bổ sung men vi sinh giúp giảm táo bón cho trẻ em, giúp trẻ đi vệ sinh đều đặn hơn. Có hai chủng vi khuẩn giúp giảm táo bón là: Lactobacilli và Bifidobacteria.
Men vi sinh cho bé bị tiêu chảy
Một số trẻ nhỏ bị tiêu chảy sau khi dùng thuốc kháng sinh. Bởi thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn xấu mà còn hại cả lợi khuẩn, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây tiêu chảy. Có nhiều bằng chứng cho thấy bổ sung men vi sinh giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy sau một đợt điều trị bằng kháng sinh.
Nên bổ sung men vi sinh cho trẻ bị tiêu chảy sau khi dùng thuốc kháng sinh
Cả hai chủng lợi khuẩn Lactobacillus Rhamnosus và Saccharomyces boulardii đều giúp giảm tình trạng tiêu chảy.
Men vi sinh giảm tình trạng trào ngược acid dạ dày
Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ được bổ sung men vi sinh có chứa chủng Lactobacillus Reuteri ít bị trào ngược hơn.
Men vi sinh cho bé bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột
Mặc dù men vi sinh không phải là thuốc chữa bệnh tiêu hóa, nhưng chúng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa.
Với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột, bố mẹ nên bổ sung men vi sinh cho bé có chứa chủng lợi khuẩn Bacillus Clausii.
Bổ sung men vi sinh giúp giảm rối loạn tiêu hóa
Có cần bổ sung men vi sinh thường xuyên?
Khi bổ sung lợi khuẩn, chúng sẽ không tồn tại lâu trong hệ vi sinh đường ruột. Lợi khuẩn có thể giúp loại bỏ vi sinh vật gây bệnh, nhưng chúng không tồn tại mãi trong đường ruột. Đó là lý do tại sao không nên bổ sung quá nhiều men vi sinh cùng lúc. Nếu muốn ổn định hệ vi sinh đường ruột, ngăn ngừa loạn khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa, bạn cần bổ sung men vi sinh cho bé thường xuyên.
Theo TS.BS Phan Bích Nga – Giám đốc Trung tâm khám và Tư vấn Dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng quốc gia: Không nên sử dụng men vi sinh trong thời gian quá ngắn (vài ngày đến một tuần rồi thôi) vì men vi sinh không kịp phát huy tác dụng. Bạn nên sử dụng men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn cho trẻ tối thiểu từ 2 – 3 tuần, tuân theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc thầy thuốc (nếu có). Trong trường hợp trẻ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa mạn tính thì cần kiên trì bổ sung men vi sinh trong nhiều tháng để duy trì hiệu quả lâu dài. Để lựa chọn men vi sinh nào tốt cho bé, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ, dược sĩ tư vấn theo tình trạng sức khỏe của bé.
Vân Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Chữa táo bón kéo dài
Chứng táo bón kéo dài thường do cơ địa, âm hư, huyết nhiệt hoặc do thiếu máu làm tân dịch giảm gây ra; hoặc do người già, phụ nữ sau khi sinh nhiều lần cơ nhục bị yếu gây khí trệ khó bài tiết phân ra ngoài...
Đông y có những bài thuốc chữa chứng bệnh này tùy theo nguyên nhân gây bệnh.
Táo bón do cơ địa âm hư, huyết nhiệt:
Triệu chứng chung: táo bón lâu ngày, thường xuyên họng khô, miệng khô, hay lở loét miệng, lưỡi đỏ ít rêu, người háo khát nước, hay cáu gắt, mạch tế.
Phương pháp chữa: lương huyết nhuận táo, dưỡng âm nhuận táo (thường dùng các thuốc thanh nhiệt lương huyết, bổ âm có tác dụng dưỡng âm sinh tân phối hợp với các thuốc nhuận hạ).
Bài 1: lá dâu 100g, vừng đen 100g, sa sâm 200g, mạch môn 200g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10 - 20g.
Cây mạch môn
Bài 2: sinh địa 16g, huyền sâm 16g, mạch môn 16g, sa sâm 16g, thạch hộc 12g, vừng đen 20g, mật ong vừa đủ. Làm thành viên, mỗi ngày uống 10 - 20g. Có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp.
Bài 3: Ma tử nhân hoàn: ma tử nhân 100g, hạnh nhân 50g, bạch thược 50g, đại hoàng 40g, hậu phác 40g, chỉ thực 40g, tán bột ngày uống 10 - 20g.
Bài 4: Ngũ nhân hoàn: đào nhân 100g, hạnh nhân 50g, tùng tử nhân 100g, bá tử nhân 100g, úc lý nhân 100g; Tán nhỏ thành bột làm viên, mỗi ngày uống 10g.
Táo bón do thiếu máu (huyết hư):
Gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau khi đẻ mất máu...
Triệu chứng: gồm triệu chứng của hội chứng thiếu máu kèm theo chứng táo bón kéo dài.
Phương pháp chữa: bổ huyết nhuận táo.
Bài 1: hà thủ ô đỏ 100g, kỷ tử 100g, long nhãn 100g, tang thầm 100g, bá tử nhân 100g, vừng đen 200g, mật ong vừa đủ. Tán bột làm viên, mỗi ngày uống 10 - 20g có thể dùng thuốc sắc liều thích hợp.
Cây kỷ tử
Bài 2: Tứ vật thang gia giảm: thục địa 12g, xuyên khung 8g, đương quy 8g, bạch thược 12g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g, đại táo 8g.
Táo bón do khí hư:
Triệu chứng: cơ nhão, táo bón, hay đầy bụng, chậm tiêu, ăn kém, ợ hơi.
Phương pháp chữa: ích khí, nhuận tràng.
Bài 1: bạch truật 12g, đảng sâm 16g, hoài sơn 12g, sài hồ 12g, kỷ tử 12g, vừng đen 12g.
Bài 2: Bổ trung ích khí gia giảm: hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g, đảng sâm 12g, đương quy 8g, trần bì 6g, cam thảo 6g, sài hồ 12g, thăng ma 12g, nhục thung dung 8g, bá tử nhân 8g, vừng đen 8g.
Ở người già dương khí kém, có các triệu chứng táo bón, sợ lạnh, tay chân lạnh, ăn kém, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối mỏi đau, mạch trầm tế thì dùng phương pháp ôn thông nhuận tràng. Bài thuốc hay dùng gồm: bố chính sâm 10g, hoài sơn 10g, kỷ tử 10g, nhục quế 2g, ý dĩ 12g, chút chít 12g, hoàng tinh 10g, cổ phương dùng bài Nhục thung dung hàn: nhục thung dung 16g, trầm hương 6g, ma nhân 16g làm hoàn với mật ong mỗi ngày uống từ 10 - 20g.
Táo bón do khí trệ: ngồi lâu không thay đổi tư thế hoặc do viêm đại tràng mạn tính gây ra, thì dùng phương pháp kiện tỳ, hành khí, nhuận tràng (nhuận khí hành trệ).
Bài thuốc: thường dùng các thuốc kiện tỳ (đảng sâm, bạch truật, ý dĩ) hành khí (chỉ xác, chỉ thực, hậu phác...) phối hợp với các thuốc nhuận hạ (vừng đen, chút chít, lá muồng trâu...).
BS. HUỲNH THANH NHÀN
Theo SK&ĐS
Ăn kim chi hóa ra sẽ khiến bạn nhận được những lợi ích không tưởng này, bảo sao người Hàn lại thích thú đến vậy Không chỉ khoái khẩu, kim chi là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm của người Hàn Quốc bởi độ ngon lành và những lợi ích tuyệt vời nó mang lại. Được làm bằng cải thảo lên men, kim chi là món ăn được rất nhiều người châu Á ưa chuộng. Mặc dù có sự khác biệt về thành phần và hương...