Hướng dẫn chị em cách làm sạch hiệu quả lại còn giúp kéo dài “tuổi thọ” của nồi áp suất
Những chia sẻ của Jillee Bean (phóng viên người Mỹ), người từng chia sẻ những mẹo vặt gia đình tiện lợi và đơn giản thu hút hàng triệu lượt quan tâm, sẽ khiến bạn có được mẹo hay giúp làm sạch nồi áp suất, đồng thời tăng cường thời gian sử dụng một cách dễ dàng.
Làm sạch nồi áp suất điện, mà nhất là làm sạch sâu, làm sạch thật kỹ chúng vào những kỳ nghỉ dài, dường như không phải ai cũng nắm rõ. Nếu bạn đang muốn tìm cách làm sạch nồi áp suất điện, vệ sinh chúng đúng cách và tốt nhất, hãy thử tham khảo những chia sẻ dưới đây của Jillee Bean:
Làm sạch nồi áp suất điện hàng ngày
Rửa nồi bên trong: Đây là điều đầu tiên bạn cần làm sau khi ăn xong mỗi ngày.
Lau sạch nồi bằng khăn ướt: Bạn sử dụng khăn ướt để lau bên trong và bên ngoài nồi áp suất điện.
Làm sạch vòng đệm: Bạn nên rửa vòng silicone bên trong nắp sau mỗi lần sử dụng để tránh cho nó hấp thụ mùi hoặc màu sắc thực phẩm. Bạn có thể rửa nó một cách an toàn ở ngăn trên cùng của máy rửa chén.
Lau bên trong nắp: Bạn rất hay quên lau bên trong nắp nồi áp suất điện mà không biết chúng rất dễ bị dơ bẩn.
Làm sạch sâu nồi áp suất điện mỗi tuần
Làm theo 7 bước này để làm sạch sâu nồi áp suất điện và ngăn ngừa tắc nghẽn do thực phẩm dư thừa cũng như ngăn chặn hình thành mùi lạ trong nồi. Mỗi tháng bạn cần làm sạch sâu ít nhất một lần.
Bạn cần rút phích cắm ngay khi bạn có ý định làm sạch nồi áp suất điện và điều này đặc biệt quan trọng khi bạn muốn làm sạch sâu.
Video đang HOT
Làm sạch từng bộ phận của nồi áp suất điện
Sử dụng khăn sạch, ẩm để lau bên trong và bên ngoài nồi áp suất điện.
Sử dụng một bàn chải nhỏ để loại bỏ phần dư lượng thực phẩm khô ra khỏi đáy nồi.
Rửa nắp nồi áp suất điện
Rửa nắp nồi áp suất điện bằng nước ấm và nước rửa chén.
Kiểm tra các bộ phận nhỏ hơn trong và ngoài nồi áp suất điện
Các bộ phận nhỏ hơn xung quanh van hơi có thể bị tắc nghẽn với thực phẩm hoặc thức ăn dư thừa, vì vậy đây là thời điểm tốt để bạn kiểm tra và làm sạch chúng. Trước tiên, bạn cần tháo chốt điều khiển nhanh bằng cách kéo thẳng lên. Làm sạch nhanh chóng bằng nước ấm và nước rửa chén bát.
Tiếp theo, tháo nắp bao phủ van hơi nước ở bên trong nắp. Nó có thể vít tắt hoặc chỉ bật lên, tùy thuộc vào từng loại nồi áp suất điện. Hãy rửa nắp chắn và thay thế chúng.
Cuối cùng, bạn cần kiểm tra cốc hứng nước ngưng tụ bên ngoài nồi áp suất điện. Rửa sạch chúng nếu thấy cần thiết.
Làm sạch vòng kín
Tháo và kiểm tra vòng silicon bên dưới nắp. Nếu bạn nhận thấy nứt hay hư hỏng, biến dạng, bạn nên thay thế càng sớm càng tốt. Bạn có thể tìm thấy vòng thay thế tương đối rẻ tiền trên mạng.
Rửa vòng silicone trong ngăn trên cùng của máy rửa chén, hoặc thực hiện xông hơi để loại bỏ bất cứ mùi lạ nào. Khi vòng kín được làm sạch, hãy đậy nắp lại và đảm bảo chúng được lắp sát.
Rửa nắp bên trong và các phụ kiện
Rửa nồi trong, giá hơi nước và bất kỳ phụ kiện nào khác mà bạn thường xuyên sử dụng trong nồi áp suất điện. Nồi trong và giá hơi nước đều an toàn trong máy rửa chén, nhưng bạn nên kiểm tra nhãn trên các phụ kiện khác của bạn trước khi đưa vào máy rửa chén.
Khi đã làm sạch nồi trong, bạn sử dụng khăn giấy và dấm để lau sạch. Điều này sẽ giúp loại bỏ bất kỳ dư lượng chất tẩy rửa và giữ chúng được sáng bóng.
Lắp ráp lại nồi áp suất điện hoàn chỉnh
Bước cuối cùng là đặt tất cả các vật dụng lắp ráp lại chiếc nồi áp suất điện hoàn chỉnh. Hãy chắc chắn rằng bạn không quên những bộ phận nhỏ hơn, như vòng kín, lá chắn van…
Khử mùi hôi vòng tròn (khi cần thiết)
Nếu chiếc vòng tròn bên trong có mùi lạ, hãy khử mùi ngay bằng dấm. Bạn chỉ cần pha một cốc nước với một chén dấm, một ít vỏ chanh, để trong nồi ở chế độ “Steam” trong 2 phút sẽ giúp khử mùi hiệu quả. Dấm và chanh sẽ giúp làm dịu đi những mùi hôi lưu trữ trong vòng silicone. Điều này giúp giữ cho mùi không lây nhiễm sang các loại thực phẩm bạn nấu trong thời gian tới.
Rút phích cắm sau khi dùng 5 thiết bị điện này, có thể tiết kiệm một nửa tiền điện
Nhiều người thường có thói quen tắt TV bằng remote để tiết kiệm thời gian, điều này là sai lầm.
Có nên rút phích cắm của các đồ dùng điện khi sử dụng xong không? Câu trả lời là Có. Trong quá trình sử dụng những loại đồ điện, hầu hết mọi người đều có một thói quen không tốt đó là sau khi dùng xong quên rút phích cắm, điều này rất nguy hiểm. Dưới đây là 5 loại đồ điện mà chúng ta hay dùng trong cuộc sống, khi dùng xong bạn nhất định phải rút phích cắm, để tránh những trường hợp không may xảy ra và giảm 1 nửa tiền điện hàng năm.
Nồi điện
Là loại đồ điện mà ta phải dùng đến mỗi ngày. Nhưng khi dùng xong, nếu không rút phích cắm điện sẽ làm hao tổn điện vô ích. Nếu cắm điện trong một khoảng thời gian dài còn khiến nồi cơm bị cũ đi nhanh chóng, rút ngắn thời gian sử dụng. Nếu bạn cảm thấy rút phích cắm không tiện có thể mua loại ổ cắm có công tắc, chỉ cần ấn vào công tắc là có thể đóng tất cả.
Tivi
Nhiều người thường có thói quen tắt TV bằng remote để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, trong trường hợp này, thiết bị sẽ được chuyển sang chế độ chờ và vẫn liên tục tiêu thụ một lượng điện không hề nhỏ. Con số này, qua các thí nghiệm, có thể lên đến hơn 24W mỗi ngày.
Đặc biệt, năng lượng tiêu hao sẽ còn nhiều hơn đáng kể với các loại TV được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại và có kích thước lớn. Chính vì vậy, từ bây giờ, hãy tập cho mình thói quen tắt điện nguồn từ TV hoặc thậm chí là rút luôn phích cắm, để có thể "giảm tải" cho hóa đơn tiền điện của gia đình.
Bình nước nóng
Hầu hết các gia đình sử dụng bình điện năng. Trong quá trình sử dụng bình nước nóng điện, tốt nhất là nên đun cho nước nóng đến một nhiệt độ thích hợp là được, sau đó bạn nhớ tắt bình đi thì mới sử dụng.
Bình nước nóng điện nhiệt có chức năng giữ ấm, nếu không rút phích cắm, sẽ khiến bình vĩnh viễn ở trong trạng thái giữ ấm, đợi đến khi nhiệt độ của nước hạ xuống nó sẽ tự động làm nóng. Chưa nói về tốn tiền điện, việc này cũng có mối tai họa ngầm rất lớn, khi tắm mà điện bị rò rỉ sẽ gây kết quả chết người.
Sạc điện thoại
Hiện nay chúng ngày càng không thể rời xa được chiếc điện thoại. Khi sạc pin cho điện thoại, mọi người phải chú ý sau khi sạc xong, nhất định phải rút phích cắm ra, không được để phích cắm cắm nguyên trên ổ cắm. Làm như vậy sẽ đẩy nhanh tốc độ hư hỏng của phích cắm, các đầu cắm bị nóng lên gây ra hiện tượng chập cháy, có nhiều khả năng sẽ gây nên các chuyện ngoài ý muốn.
Máy giặt
Theo khảo sát, hầu như mọi gia đình đều có thói quen sau khi sử dụng máy giặt thì không rút nguồn mà cắm cố định ngày này qua ngày khác. Họ không biết việc này có hại đến thế nào. Nếu ai có thói quen như vậy nên khắc phục ngay.
Bởi nơi để máy giặt thường là để ở những nơi khá ẩm ướt, ví dụ như để ở hành lang, chỉ cần mưa xuống là hành lang sẽ trở nên ẩm ướt. Nếu không cẩn thận khiến ổ cắm bị ướt thì việc rò rỉ điện là không thể tránh khỏi. Do đó bất kể là đặt máy giặt ở trong nhà vệ sinh hay hành lang đều phải ghi nhớ sau khi sử dụng xong thì tiện tay rút phích cắm, có thể tránh việc nguồn điện quá nóng, có tác dụng phòng ngừa rò rỉ điện.
Những chi tiết nhỏ nhưng có thể phá hỏng vẻ đẹp của ngôi nhà mà bạn cần tránh Dù sắp xếp không gian đẹp đẽ tinh tươm đến đâu, bạn vẫn cần tránh những chi tiết được gợi ý trong bài viết để không làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp trong căn nhà của mình. 1. Khăn ướt Khi khăn ướt chỉ nằm chồng lên nhau, ngay cả khi chúng được gấp lại thì sớm hay muộn, chúng vẫn có mùi...