Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cho y tế cơ sở
Trong 2 ngày 6-7/3, tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức tập huấn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19).
Chẩn đoán bệnh qua phim chụp X quang tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà. Ảnh minh họa: Hoàng Hùng/TTXVN
Hơn 200 đại biểu đến từ các Sở Y tế, bệnh viện lao và bệnh viện phổi tỉnh, bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện huyện, trung tâm y tế huyện đã tham dự.
Giảng viên là Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn các bệnh Truyền nhiễm và các chuyên gia đến từ Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Bạch Mai.
Ban tổ chức cũng mời đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên, Phòng khám đa khoa Quang Hà, Vĩnh Phúc, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác thu dung, quản lý, điều trị người bệnh.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi tập huấn, ThS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, hiện tình hình dịch COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp. Tại các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… dịch bệnh vẫn ghi nhận nhiều ca mắc mới. Dịch COVID-19 cũng đã xuất hiện sang các quốc gia châu Âu.
Việt Nam đã điều trị khỏi 16/16 ca COVID-19, song chúng ta bước vào giai đoạn mới của công tác chống dịch khi Việt Nam có rất nhiều người Hàn Quốc, Nhật Bản… sinh sống, làm việc và du lịch tại Việt Nam.
“Hiện nay chúng ta đang cách ly 15 nghìn người, chủ yếu người trở về từ Hàn Quốc. Trong khi các nước khác tại châu Âu cũng đang bùng phát dịch và chúng ta có thể sẽ phải tiếp nhận nhiều người trở về Việt Nam. Chưa biết lúc nào sẽ có ca mới xuất hiện ở tỉnh, thành phố nào. Một số nơi chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng, chưa lường hết được những khó khăn xảy ra nếu có bệnh nhân mắc COVID-19. Điều khó khăn nhất hiện nay là khi dịch xuất hiện, các cơ sở đối phó như thế nào; phối hợp với các khoa, phòng trong bệnh viện; phối hợp với các cơ quan y tế dự phòng, chính quyền, đoàn thể các cấp như thế nào… Vì thế, các đơn vị phải kiểm tra lại các trang thiết bị bảo hộ tại các cơ sở y tế, phải chuẩn bị phương án đối phó tốt nhất”, Phó Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị.
Tại buổi tập huấn Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2, các học viên đã nghe hướng dẫn về công tác quản lý điều trị bệnh COVID-19; hướng dẫn chung về chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2, các cách điều trị chung, tiêu chuẩn xuất viện; hướng dẫn thực hiện các văn bản chỉ đạo trong công tác quản lý điều trị bệnh COVID-19; sàng lọc, phân luồng, cách ly, xét nghiệm chẩn đoán COVID-19, các biện pháp điều trị khác, dự phòng biến chứng…
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Y tế địa phương cần chủ động hơn nữa trong đối phó với dịch Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới, ThS, BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhấn mạnh, các địa phương cần phải có sự chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, phải lường hết được những khó khăn xảy ra nếu có bệnh nhân mắc Sars-CoV-2.
ThS, BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh phát biểu khai mạc hội nghị tập huấn.
Ngày 6-3, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã tổ chức tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do Sars-CoV-2 (Covid-19) cho đại diện Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Ths, BS Nguyễn Trọng Khoa, cho biết, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã thực hiện rất tốt việc kiểm soát, khoanh vùng dập dịch mà công đầu là công việc của y tế dự phòng. Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Phúc đã rất thành công trong việc thực hiện ngay cách ly một xã Sơn Lôi, để ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan ra cộng đồng khi tại địa phương này đã xác định được có ca lây nhiễm thứ cấp.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh nhấn mạnh, Việt Nam tiếp tục duy trì chiến lược, bệnh nhân nào mắc Covid-19 là cách ly triệt để. Nếu không chỉ cần xơ xẩy vài trường hợp không phát hiện sớm, khi lây cho vài nghìn người thì lúc đó, Việt Nam sẽ vỡ trận giống như Hàn Quốc. Ông Khoa đề nghị y tế các địa phương không được lơ là trong chống dịch, cần phải chuẩn bị kỹ càng, khắc phục khó khăn, chủ động điều trị được các ca bệnh nặng ở tuyến tỉnh như thở máy, lọc máu, thở ec-mo.
Nhấn mạnh đây là thời điểm quan trọng để tập huấn, đào tạo, rà soát phương tiện trang thiết bị bảo hộ, máy thở, phương tiện phục vụ chăm sóc người bệnh, ông Khoa đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần kiểm kê lại xem có những trang thiết bị bảo hộ đúng chuẩn, các phương tiện vệ sinh bề mặt, khử khuẩn môi trường, xử lý chất thải...
"Hiện nay chúng ta đang cách ly 15 nghìn người, chủ yếu người trở về từ Hàn Quốc. Trong khi các nước khác tại châu Âu cũng đang bùng phát dịch và chúng ta có thể sẽ phải tiếp nhận nhiều người trở về Việt Nam. Chưa biết lúc nào sẽ có ca mới xuất hiện ở tỉnh, thành phố nào. Tôi thấy lo lắng khi một số nơi chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng, chưa lường hết được những khó khăn xảy ra nếu có bệnh nhân mắc Covid-19. Vì thế, các đơn vị phải kiểm tra lại các trang thiết bị bảo hộ tại các cơ sở y tế, phải chuẩn bị phương án đối phó tốt nhất", ông Khoa nói.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Việt Nam phải tính đến tình huống có 10 nghìn người nhiễm, 15% số trường hợp nặng và 10% số sẵn sàng phải thở máy. Do đó, Bộ Y tế đang đề xuất mua 100 máy thở cho hơn 10 bệnh viện tuyến cuối. Các địa phương cũng đang tự chủ động mua sắm theo kinh phí chống dịch của từng địa phương.
Tại hội nghị, ngoài chia sẻ về chuyên môn từ các chuyên gia đầu ngành về truyền nhiễm, đại diện Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cũng chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng phương án đối phó với dịch Covid-19 thời gian vừa qua. "Khó khăn nhất không phải vấn đề chuyên môn vì các ca bệnh được phát hiện tại Vĩnh Phúc đều nhẹ. Khó nhất là việc phối hợp lực lượng như thế nào, phương án triển khai. Chúng tôi khen Vĩnh Phúc đã chọn biệt lập một cơ sở điều trị cho những trường hợp dương tính, không bị làm gián đoạn công tác khám và điều trị tại các bệnh viện đa khoa, cũng như nguy cơ lây lan cho những người dân đến khám", ông Khoa nói.
Tại buổi tập huấn, GS, TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam cho biết, nCoV tồn tại trong cơ thể khoảng bốn tuần kể từ khi xâm nhập. Ngoài môi trường, nCoV rất dễ chết bởi ánh sáng, tia cực tím và nhiệt độ cao. Ở môi trường lạnh, ẩm, nCoV có thể tồn tại 1-3 ngày trên mặt phẳng kim loại.
Virus corona chủng mới có thời gian ủ bệnh trung bình 3-7 ngày, tối đa là 14 ngày. Hầu hết các bệnh nhân chỉ có bị sốt nhẹ, ho, mệt mỏi và không bị viêm phổi, tự hồi phuc sau một tuần. Một số trường hợp có thể viêm phổi, viêm phổi nặng dẫn tới suy hô hấp cấp nặng, sốc nhiễm trùng, rối loạn thăng bằng kiềm - toan, rối loạn đông máu, suy chức năng các cơ quan dẫn đến tử vong. Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.
Theo Nhân dân
Chống dịch COVID-19: Nhờ công nghệ, chuyên gia hàng đầu hỗ trợ tuyến dưới mọi lúc, mọi nơi Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị COVID-19 có chức năng quản lý và điều hành các nguồn lực và hoạt động chuyên môn nhằm hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh trong thu dung, cách ly, chẩn đoán và điều trị người bệnh COVID-19 trực tiếp hoặc trực tuyến từ xa qua...