Hướng dẫn chăm sóc trẻ tự kỷ
Bé cần được sàng lọc đánh giá sớm để can thiệp trong thời gian vàng, nên nhớ can thiệp chăm sóc con không bao giờ là trễ.
Bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang, Khoa Tâm lý, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết chăm sóc con có vấn đề đặc biệt luôn là thử thách của phụ huynh và các thành viên trong gia đình. Quá trình này đòi hỏi tình thương yêu, sự hy sinh, tài chính… Vậy phụ huynh cần thêm điều gì để giúp con tiến bộ và bầu không khí gia đình an vui lâu dài?
Đầu tiên là trẻ cần tình thương yêu tích cực. Các thành viên trong gia đình không xem khiếm khuyết của con chỉ từ người mang nặng đẻ đau, có vậy người mẹ mới có thể vơi đi nỗi buồn và mặc cảm. Tuy nhiên ở những gia đình mà bố mẹ và các thành viên quan tâm chia sẻ và nâng đỡ nhau, mọi người cũng sẽ có những thời điểm mệt mỏi và tuyệt vọng.
Ở một số nước như Mỹ, Australia, bố mẹ tham gia nhóm nâng đỡ phụ huynh đều đặn để trẻ được hiểu và can thiệp tích cực. Ở Việt Nam, hoạt động này còn rất hạn chế, chỉ tập trung ở thành phố lớn nên vai trò của bố mẹ trở thành quan trọng hơn bao giờ hết trong sự phát triển của con mình.
Video đang HOT
Trẻ tự kỷ cần được giáo dục, hỗ trợ kịp thời và đúng hướng. Ảnh minh họa: Lê Phương.
Theo bác sĩ Quỳnh Trang, bố mẹ cần trang bị hiểu biết con đang gặp khó khăn ở lĩnh vực nào, như vận động thô (sự phát triển và phối hợp của các nhóm cơ lớn như lăn, bò trườn, đi, chạy, xoay người…), vận động tinh (khả năng điều khiển bàn tay và các ngón tay), ngôn ngữ, nhận thức, hành vi cá nhân hay xã hội. Trẻ có thật sự chỉ ít vốn từ hay chỉ thiếu tập trung, có tăng động giảm chú ý kèm theo, hành vi của rối loạn phát triển hay hành vi từ môi trường giáo dục…
Cần biết tuổi phát triển của con hiện nay so với tuổi thật từ các lĩnh vực trên, từ đó có chương trình giáo dục cá nhân cho từng trẻ để hỗ trợ kịp thời và đúng hướng. Nếu trẻ kèm động kinh hay suy dinh dưỡng, táo bón mãn hay tiêu chảy vì dị ứng sữa… cần được điều trị y khoa kết hợp. Chú ý sự phát triển toàn diện để thúc đẩy các khó khăn và phát huy các điểm mạnh.
Có những trường hợp trẻ học ổn, có ngôn ngữ, đến lớp 6 mới được chẩn đoán rối loạn tự kỷ vì hành vi không phù hợp với bạn gái bị nhà trường bắt phạt nhưng không nhận biết đang vi phạm nội quy của trường cũng như nghi thức xã hội. Có em học lớp 8 nhưng từ nhỏ mẹ luôn phải bồi dưỡng thầy để trẻ được để bảo bọc vì khả năng ngôn ngữ giới hạn, không kết được bạn, không hiểu nghi thức xã hội cũng như không bày tỏ được ý muốn cũng như cảm xúc với người khác. Như vậy chẩn đoán xác định sẽ giúp bố mẹ biết rõ vấn đề của con và tiên lượng chính xác hơn.
Y văn cho biết ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi là kể chuyện rõ ràng và người khác sẽ hiểu 100% trẻ nói. Ngược lại trẻ cũng hiểu người khác nói 100% để có thể thực hiện nội quy và lệnh của thầy cô giáo lúc 6 tuổi. Nghiên cứu cho biết để trẻ có khả năng tập đọc tốt ở lớp 3 thì trẻ cần có ngôn ngữ tốt lúc 3 tuổi và điều này có thể thấy rõ khi trẻ có giao tiếp mắt những tháng đầu tiên của cuộc đời.
Nếu trẻ nói không đúng ngữ cảnh và không phù hợp nội dung, kém tương tác hỗ tương qua lại cũng như trẻ có thể đọc chữ nhưng không hiểu nội dung, đọc số mà không hiểu ý nghĩa chữ số là đang cần giúp đỡ. Ví dụ trẻ có thể hát và đọc thơ cả bài nhưng trẻ không thể đặt câu hỏi hoặc kể câu chuyện. Trẻ biếng ăn vì không có nhu cầu ăn hay có rối loạn về nhai của rối loạn tự kỷ. Can thiệp âm ngữ của trẻ có rối loạn ngôn ngữ và rối loạn tự kỷ có khác nhau và tiên lượng cũng vậy.
Trẻ cần được sàng lọc, đánh giá càng sớm để can thiệp trong thời gian vàng là tối ưu. Phụ huynh cần nhớ can thiệp chăm sóc con không bao giờ là trễ cả. Hiệu quả của can thiệp phụ thuộc vào 3 yếu tố là tình trạng của trẻ, thời điểm can thiệp và sự hợp tác của cha mẹ với nhà chuyên môn.
Sáng 14/4, tại Trung Tâm Truyền thông và Giáo dục Sức khỏe TP HCM, bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang hướng dẫn phụ huynh cách để trẻ có sinh hoạt hàng ngày phù hợp, tự lập và chơi chung với bạn, tuân theo nội quy của trường lớp, tránh bị bắt nạt, thực hành yoga… Đăng ký tham dự qua điện thoại 091 370 2235.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Hàng trăm trẻ tự kỷ được giao lưu hoà nhập cùng các bạn đồng trang lứa
Ngày 1-4 hàng trăm trẻ em tự kỷ tại Đồng Nai đã có dịp giao lưu với các các bạn bình thường cùng trang lứa được tổ chức tại trường Đại học Đồng Nai nhân ngày thế giới nhận biết về chứng tự kỷ 2-4...
ảnh minh họa
Tại buổi giao lưu, các em tự kỷ đã được hoà nhập cùng với bạn bè cùng trang lứa của trường Tiểu học Lê Quý Đôn, TP Biên Hoà với các hoạt động vui chơi, văn hoá văn nghệ, hát cùng nhau, cùng các trò chơi bổ ích. Đây cũng là dịp để các bậc phụ huynh và các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập trẻ tự kỷ trao đổi về công tác chăm sóc nuôi dạy trẻ tự kỷ để đưa ra phương pháp tốt nhất nhằm sớm đưa các em hoà nhập với cuộc sống.
Theo TS Lê Minh Công, Phó trưởng khoa Tâm lý - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, hiện nay phương pháp hỗ trợ về tâm lý đối với trẻ với trẻ tự kỷ được xem là phương pháp quan trọng và hiệu quả nhất. Do đó các bậc phụ huynh cần theo dõi các triệu chứng của trẻ để phát hiện sớm và đưa trẻ tới các trung tâm hỗ trợ phát triển trẻ tự kỷ để được tư vấn và có hướng phát triển cho các bé.
Cũng theo TS Lê Minh Công, độ tuổi dễ nhận biết nhất về các biểu hiện tự kỷ của trẻ là từ 1 đến 3 tuổi.
Theo Cand.com.vn
98% trẻ tự kỷ học được trường bình thường nhờ can thiệp đúng TP HCM vừa có thêm một đơn vị can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, áp dụng mô hình từng được triển khai tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Một giờ vừa học vừa chơi Sáng 1-3, Phòng khám Bác sĩ gia đình thuộc Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã khánh...