Hướng dẫn cha mẹ trò chuyện đúng cách với con về đại dịch Covid-19 theo từng lứa tuổ.i

Theo dõi VGT trên

Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Cách trò chuyện và ngôn ngữ bố mẹ sử dụng khi trò chuyện với con hàng ngày rất quan trọng. Chúng tạo ra sự kết nối, tin tưởng và nhu cầu chia sẻ của trẻ với cha mẹ. Cho đến thời điểm này, sau khi nghỉ học dài ngày và tiếp nhận thông tin từ các cuộc trò chuyện xung quanh, trẻ bắt đầu có những nhận thức và nhu cầu hiểu hơn về những đại dịch đang diễn ra.

Hướng dẫn cha mẹ trò chuyện đúng cách với con về đại dịch Covid-19 theo từng lứa tuổ.i - Hình 1

Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi, đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với trẻ. (Ảnh minh họa: The New York Times)

Cha mẹ nên nói với con những gì về virus Corona và nói như thế nào? Tờ Thời báo New York (The New York Times) đã tổng hợp ý kiến của một bác sỹ nhi khoa, hai nhà tâm lý học, một chuyên gia nhi khoa về bệnh truyền nhiễm và một chuyên gia về an toàn y tế để tổng hợp lại những lời khuyên tốt nhất của họ.

Chúng tôi đã tổng hợp thêm thông tin hữu ích từ một số nguồn đáng tin cậy khác để chia sẻ với các bố mẹ.

Nắm rõ những thông tin mà con bạn đã biết

Nên bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách hỏi về những điều mà con bạn đã biết. Nếu trẻ nói rằng loại virus này đang làm chế.t rất nhiều người trên thế giới thì cuộc nói chuyện sẽ rất khác khi trẻ nói rằng nó chỉ gây sụt sịt mũi và ho mà thôi.

Nếu con bạn dưới 6 tuổ.i vừa chưa tiếp nhận nhiều thông tin về virus, bạn không cần phải nói với trẻ quá cụ thể và rõ ràng về sự nguy hiểm của loại virus này hay mối đ.e dọ.a mà nó gây ra cho toàn cầu, điều này có thể mang đến những lo lắng không cần thiết cho trẻ. Bạn hãy để ý hơn đến các bản tin thời sự phát trên tivi và câu chuyện mà những người lớn trong nhà nói với nhau. Nếu có thể hãy tắt tivi và trò chuyện với bạn đời vào những lúc riêng tư không có sự có mặt của trẻ.

Trước hết hãy kiểm soát nỗi lo lắng của bạn

Trẻ nắm bắt và cảm nhận rất rõ cảm xúc của cha mẹ. Hãy chắc chắn rằng bạn không tỏ ra quá lo lắng hay sợ hãi khi nói về chủ đề này với trẻ, hãy giữ cho mình sự khách quan cần thiết. Phản ứng của bạn có thể sẽ khiến nỗi lo lắng của trẻ dậy sóng, vì thế, hãy cố gắng xử lý tất cả các nỗi sợ hãi mà bạn có trước khi trò chuyện với trẻ.

Hướng dẫn cha mẹ trò chuyện đúng cách với con về đại dịch Covid-19 theo từng lứa tuổ.i - Hình 2

Ở mỗi độ tuổ.i nhu cầu thông tin của trẻ sẽ khác nhau, lựa chọn các thông điệp phù hợp với độ tuổ.i của trẻ sẽ giúp trẻ hiểu đủ, hiểu đúng về dịch bệnh đang diễn ra. (Ảnh minh họa: The New York Times)

Đừng lờ đi nỗi sợ của con bạn

Video đang HOT

Nếu con bạn sợ hãi vì có người nói với chúng rằng chúng có thể chế.t vì virus nếu sờ tay vào nút bấm thang máy, thì đó là một nỗi sợ thực sự cần được bạn lắng nghe một cách nghiêm túc. Nếu bạn chỉ nói qua loa rằng: “Ồ, không sao đâu con!” hay “Bạn chỉ đùa thôi mà!” thì trẻ sẽ cảm thấy mình không được bố mẹ lắng nghe. Hãy ghi nhận và quan sát cảm xúc của trẻ thật kĩ càng, nói với trẻ bằng giọng chậm rãi và bình tĩnh như: “Điều đó có vẻ đáng sợ thật, bố/mẹ nhìn thấy nỗi sợ ấy trên gương mặt con”, hoặc chuyển hướng sự chú ý của trẻ bằng cách chia sẻ về những nỗi sợ hãi mà bạn đã trải qua khi còn nhỏ. Sau đó, khi trẻ đã bình tĩnh lại, hãy tiếp tục cùng trẻ làm mọi việc một cách bình thường rồi có thể quay trở lại nói chuyện với trẻ về chủ đề virus sau bữa tối chẳng hạn.

Nói chuyện phù hợp với độ tuổ.i của con

Nếu trẻ đang ở độ tuổ.i 0-6, bạn có thể trò chuyện với trẻ về chủ đề vi khuẩn, vi-rút một cách đơn giản và dễ hiểu như có rất nhiều loại vi-rút khác nhau và chúng là thể khiến con người nhiễm bệnh như đau bụng, sụt sịt mũi, sốt, ho… và vi-rút Corona là một trong số các loại vi-rút đó. Bạn có thể hướng dẫn trẻ những hành động đơn giản để bảo vệ sức khỏe như rửa tay đúng cách, đeo khẩu trang, ăn uống lành mạnh… Nếu trẻ có bất cứ lo lắng nào, hãy nhấn mạnh về việc trẻ sẽ được bảo vệ và an toàn trong gia đình mình.

Đối với trẻ ở độ tuổ.i tiểu học, bạn không cần phải cung cấp cho trẻ những thông tin tiêu cực như số người chế.t hay mắc bệnh. Ở độ tuổ.i này, trẻ đã có thể nhận thức được về bệnh tật, vì thế, hãy tập trung vào việc cùng trẻ tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh và các cách phòng bệnh mà trẻ có thể làm được một cách chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu. Một lần nữa cần nhắc lại, hãy luôn tìm hiểu và lắng nghe nhận thức hay thông tin mà trẻ biết được tới đâu để chọn lọc những thông tin chia sẻ phù hợp. Bạn có thể khẳng định với trẻ rằng, các nhà khoa học và những người thông minh nhất trên thế giới đang cố gắng để tìm mọi cách bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của mọi người.

Gợi ý cho trẻ các cuốn sách về chủ đề vi-rút, vi khuẩn và đọc cùng trẻ cũng là một cách hiệu quả đối với các bạn ở độ tuổ.i khoảng từ 5-8 tuổ.i. Ví dụ, cuốn sách “Này, chớ táy máy liếm sách!” là một nguồn tham khảo thú vị cho cha mẹ.

Hướng dẫn cha mẹ trò chuyện đúng cách với con về đại dịch Covid-19 theo từng lứa tuổ.i - Hình 3

“Này, chớ táy máy liếm sách” là một cuốn sách tương tác thú vị giúp trẻ từ 5-8 tuổ.i tìm hiểu về vi khuẩn một cách sinh động….

Hướng dẫn cha mẹ trò chuyện đúng cách với con về đại dịch Covid-19 theo từng lứa tuổ.i - Hình 4

…. những thông tin về vi khuẩn được trình bày dễ hiểu…

Hướng dẫn cha mẹ trò chuyện đúng cách với con về đại dịch Covid-19 theo từng lứa tuổ.i - Hình 5

… và ấn tượng qua những bức ảnh chụp phóng đại qua kính hiển vi điện tử…

Hướng dẫn cha mẹ trò chuyện đúng cách với con về đại dịch Covid-19 theo từng lứa tuổ.i - Hình 6

… cùng với các kiến thức khoa học gần gũi, bổ ích. (Ảnh: HM)

Câu chuyện có thể thẳng thắn và đi sâu hơn đối với trẻ từ 11 tuổ.i trở lên. Bạn có thể cùng con tra cứu thông tin từ các nguồn tin chính thống đáng tin cậy, tìm hiểu các kiến thức khoa học và thảo luận cùng con về những ảnh hưởng của đại dịch đối với nền kinh tế, chính trị mà các nước phải đối diện.

Chú ý đảm bảo giữ gìn vệ sinh

Hãy chắc chắn rằng trẻ được hướng dẫn và thực hiện đúng quy trình rửa tay ít nhất 20 giây (bằng cách đơn giản là hát 2 lần bài “Chúc mừng sinh nhật” trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi chơi bên ngoài về, sau khi trẻ ngoáy mũi hay cho tay vào miệng và trước khi chơi đồ chơi. Các trò chơi, các bộ phim ngắn về chủ đề này cũng sẽ giúp trẻ ý thức hơn về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Hướng dẫn cha mẹ trò chuyện đúng cách với con về đại dịch Covid-19 theo từng lứa tuổ.i - Hình 7

Cố gắng giữ gìn vệ sinh và duy trì các thói quen lành mạnh hàng ngày như ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên là một trong những lựa chọn tích cực mà bố mẹ nên tận hưởng cùng con. (Ảnh minh họa: The New York Times)

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, cho dù việc trẻ nghỉ học có thể mang đến nhiều phiền toái cho cha mẹ, nhưng hãy suy nghĩ một cách tích cực rằng, đây là lúc để cả gia đình tận hưởng thời gian bên nhau nhiều nhất có thể và trân trọng khoảnh khắc này. Hãy cố gắng duy trì đều đặn những thói quen tốt, đặc biệt là thói quen tập thể dục hàng ngày. Những trò chơi vui vẻ trong nhà như làm thủ công, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, đọc sách, nghe nhạc cũng sẽ giúp bạn tận hưởng thời bên trẻ vui vẻ, ý nghĩa hơn.

Hãy nhớ rằng, bên cạnh bảo vệ an toàn sức khỏe thì bảo vệ an toàn cảm xúc cho trẻ cũng rất quan trọng. Cha mẹ hoàn toàn có thể làm tốt cả hai điều trên bằng cách lắng nghe, tôn trọng những cảm xúc và nhu cầu tìm hiểu thông tin của trẻ.

Nhà báo, Tác giả sách thiếu nhi và Làm cha mẹ Phạm Thị Hoài Anh.

Chị là tác giả của các cuốn sách như “ Trái tim của mẹ“, “ Bàn tay của bố“, “ Mỗi ngày 15 phút yêu con“.

Trong đó, cuốn sách “ Trái tim của mẹ” đã từng đoạt giả.i thưởn.g Grand Prize cuộc thi Samsung KidsTime Authors’ Award awarded dành cho các tác giả Đông Nam Á tại Asian Festival of Children’s Content (AFCC) do Hội đồng Sách Singapore tổ chức năm 2015 và Giải Bạc sách Hay Việt Nam 2016 do Hiệp hội xuất bản Việt Nam trao tặng. Hiện chị đang sống và làm việc tại Hà Nội.

Theo Trí Thức Trẻ

Sản xuất dung dịch rửa tay nhanh cho học sinh

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19), có rất nhiều cách phòng ngừa, trong đó quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và rửa tay thường xuyên bằng xà bông hoặc các dung dịch sát khuẩn.

Trong điều kiện khan hiếm dung dịch rửa tay, tỉnh An Giang chủ động chế tạo dung dịch rửa tay nhanh (dạng khô) để đảm bảo nhu cầu sát khuẩn, phòng chống dịch bệnh cho học sinh.

Sản xuất dung dịch rửa tay nhanh cho học sinh - Hình 1

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Phước kiểm tra dung dịch rửa tay khô do Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu điều chế

Trường Đại học An Giang là một trong những nơi chế tạo thành công loại dung dịch rửa tay sát khuẩn để cấp phát cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên toàn trường. Đây là dung dịch rửa tay khô, do bộ môn Hóa (Khoa Sư phạm) kết hợp Phòng quản trị thiết bị - Khu thí nghiệm thực hành của trường nghiên cứu điều chế.

"Do có thành phần của tinh dầu sả nên dung dịch có mùi thơm rất dễ chịu. Không chỉ giúp kháng khuẩn, góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các loại bệnh lây nhiễm khác, dung dịch rửa tay còn thích hợp cho các bạn nữ vì tạo lớp màng ẩm bảo vệ da nhờ thành phần vitamin E và tinh dầu" - chị Anh Thư (nhân viên Trường Đại học An Giang) chia sẻ.

TS Lâm Thị Mỹ Linh (Trưởng bộ môn Hóa, Trường Đại học An Giang) cho biết, dung dịch rửa tay khô được điều chế từ các thành phần như: alcohol 70%, glycerin, hydrogen peroxide, vitamin E và tinh dầu.

Đặc biệt, thành phần tinh dầu được chiết xuất từ thiên nhiên do chính đội ngũ giảng viên của trường nghiên cứu. Loại tinh dầu được ưu tiên sử dụng là tinh dầu sả, ngoài ra còn có tinh dầu từ lá chúc, quế, tràm...

Các loại tinh dầu này vừa có khả năng kháng khuẩn, vừa tốt cho đường hô hấp. Quy trình pha chế được thực hiện trong phòng thí nghiệm với sự kiểm soát chặt chẽ về thành phần và các công đoạn thực hiện.

Sản phẩm này có khả năng sát khuẩn lên đến 90%, đồng thời tạo lớp màng ẩm bảo vệ da nhờ thành phần vitamin E và tinh dầu. Dự kiến, trường sẽ sản xuất 10.000 chai nước rửa tay khô (loại 100ml), đến nay đã sản xuất được 5.000 chai dung dịch rửa tay khô (khoảng 1 tuần nữa sẽ sản xuất thêm 5.000 chai) và đã cấp phát cho cán bộ, giảng viên toàn trường và khu vực ký túc xá; đến khi nhập học trở lại, trường sẽ cấp phát dung dịch rửa tay để các em sinh viên và học sinh Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm rửa tay kháng khuẩn bảo vệ cơ thể, phòng, chống dịch bệnh... Tùy vào nhu cầu thực tế, trường sẽ tiếp tục sản xuất để đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh trong thời gian tiếp theo.

Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu cũng là một trong những nơi tự chế tạo ra dung dịch rửa tay khô để phục vụ nhu cầu kháng khuẩn của các em học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường.

Cô Nguyễn Thị Diễm Phúc (Tổ trưởng chuyên môn Tổ Hóa học, Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu) cho biết, trước tình hình thiếu hụt nguồn dung dịch kháng khuẩn để phòng, chống dịch bệnh như hiện nay, các thầy cô trong Tổ Hóa học của trường tham khảo trên nhiều website hướng dẫn cách điều chế dung dịch và cộng với kiến thức hóa học sẵn có nên đã tạo được dung dịch rửa tay khô, đáp ứng tiêu chuẩn y tế. Thành phần cơ bản gồm: cồn (sử dụng cồn thực phẩm), ô-xy già, glycerol, nước cất.

Việc điều chế dung dịch đảm bảo an toàn, vệ sinh, không gây độc hại, hạn sử dụng từ 3 - 6 tháng. Thời gian điều chế dung dịch rất nhanh, nếu đủ thành phần nguyên liệu thì chỉ trong 60 phút có thể hoàn thành, đóng chai.

Cô Đặng Thị Kim Phượng (Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu) cho biết thêm: "Trước mắt, nhà trường điều chế 40 lít dung dịch (chiết ra các chai xịt loại nhỏ) để phục vụ nhu cầu rửa tay kháng khuẩn của các em học sinh và giáo viên trong trường. Dung dịch này không chỉ ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 mà còn phòng, chống các loại bệnh lây nhiễm thông thường khác. Thời gian tới, trường bổ sung thêm các loại tinh dầu để tạo thêm mùi hương cho sản phẩm".

Dọc theo các dãy hành lang tầng trệt và trên lầu, trường bố trí treo các chai dung dịch rửa tay khô để giáo viên và học sinh dễ dàng sử dụng. Cách làm sáng tạo, hiệu quả với sản phẩm tự chế này góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả, đặc biệt là khi các em học sinh đi học trở lại, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho rằng, ngoài trang bị các chậu rửa tay, nước sạch, đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường trong toàn tỉnh bố trí chai nước rửa tay trước mỗi phòng học để các em học sinh dễ dàng sử dụng (riêng bậc học mầm non, mẫu giáo sẽ được các bảo mẫu hướng dẫn).

Tuy nhiên, trong tình trạng thiếu dung dịch rửa tay kháng khuẩn và hiện được bán với giá khá cao, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học An Giang và Trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu xây dựng kế hoạch điều chế dung dịch rửa tay nhanh để cung cấp cho tất cả các trường học trong toàn tỉnh, đặc biệt ưu tiên các trường học vùng biên giới.

Hiện, các đơn vị đang xúc tiến nhanh để đảm bảo cung ứng dung dịch rửa tay nhanh cho các trường để chuẩn bị cho các em học sinh đi học trở lại.

HỮU HUYNH

Theo baoangiang

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Th.i th.ể nam thanh niên buộc 25kg đá vào chân dưới hồ nước
14:20:37 19/10/2024
Thực hư thông tin nhà trường nhốt học sinh, bắt dọn nhà vệ sinh
06:52:10 18/10/2024
Quang Linh Vlogs trở thành Ủy viên T.Ư MTTQ Việt Nam
19:41:38 18/10/2024
Karaoke An Phú đã rào chắn sau vụ 32 người chế.t, vì sao phát hiện th.i th.ể?
21:26:50 17/10/2024
Người dân ngủ võng, thức cả đêm chuyển đồ do triều cường dâng cao ở TPHCM
09:25:24 19/10/2024
Nam Định: Thuê "thần đèn" di dời ngôi nhà nặng 500 tấn tránh đường điện
07:29:42 18/10/2024
Tiề.n Giang: Phát hiện th.i th.ể người phụ nữ tại khu vực cầu An Cư
15:27:30 18/10/2024
Quang Linh Vlogs muốn quảng bá hình ảnh đẹp về đất nước, con người Việt Nam
07:33:51 18/10/2024

Tin đang nóng

Câu hỏi về tiề.n từng khiến thí sinh Đường Lê.n Đỉn.h Olympia "đứng hình"
16:33:55 19/10/2024
Ông chủ muốn tái hôn với người giúp việc, ngỡ cổ tích hóa ra bi kịch
16:35:33 19/10/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Puka?
15:28:57 19/10/2024
NSX Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai lên tiếng về lùm xùm các anh tài bỏ tập trong buổi tổng duyệt concert
13:17:14 19/10/2024
Phát hiện nguyên nhân khiến Liam Payne bị loạn thần, ảo giác và ngã lầu t.ử von.g tại chỗ
13:24:00 19/10/2024
"Trùm phim kiếm hiệp" Trương Kỷ Trung đón con tuổ.i 73
17:50:36 19/10/2024
Có gì tại concert 'Anh trai vượt ngàn chông gai'?
13:13:15 19/10/2024
Dàn sao 'Anh trai say hi' luyện tập nhiều ca khúc mới trước thềm concert 2
16:01:32 19/10/2024

Tin mới nhất

Một học sinh tiểu học ở Bình Phước t.ử von.g do sốt xuất huyết

19:23:39 19/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Sụt lún hàng trăm mét bờ kè dọc tuyến đường Tế Tiêu - An Phú

14:29:36 19/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Giải mã cuộc tập trận 'khủng' của Trung Quốc xung quanh Đài Loan

14:27:03 19/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Triều cường xâm nhập chợ Thủ Dầu Một, tiểu thương lo kê đồ, buôn bán ế ẩm

14:26:12 19/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Cảnh sát kịp thời giải cứu 4 người bị mắc kẹt trong đám cháy

14:23:57 19/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Giải cứu 4 người bị mắc kẹt trong đám cháy nhà ở Bắc Ninh

13:38:35 19/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Cháy tòa nhà 7 tầng ở Đà Nẵng, giải cứu nhiều người mắc kẹt

07:18:08 19/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Ô tô bị biến dạng sau khi tông dải taluy, tài xế thoát nạn kỳ diệu

19:44:37 18/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Dừng phà quân đội, lắp lại cầu phao Phong Châu

18:43:59 18/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Xác định nguyên nhân và danh tính nạ.n nhâ.n vụ xe bán tải lao xuống mương

16:08:37 18/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Thai phụ nguy kịch sau vụ nổ bình gas trong phòng trọ

15:52:13 18/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Xe đầu kéo lật ngay vòng xoay trung tâm thành phố, giao thông ùn ứ

15:50:27 18/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Có thể bạn quan tâm

Tại sao Nga chỉ sản xuất một chiếc máy bay chiến đấu Su-47?

Thế giới

18:29:46 19/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Đấu Trường Chân Lý: 3 vị tướng dù không hề được buff nhưng lại "khỏe như thần" ở bản 12.6

Mọt game

18:05:38 19/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Concert 2 Anh Trai Say Hi: Lê Dương Bảo Lâm làm "cô dâu" cực lầy, HIEUTHUHAI - Quân A.P cạnh tranh làm "chú rể"

Sao việt

18:01:17 19/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.

Hà Nội: Phòng Giáo dục lên tiếng về thông tin giáo viên tiểu học thuê nhà dạy thêm

Netizen

17:01:11 19/10/2024
Trẻ có thể tò mò, lo lắng hay có những phản ứng tích cực, lạc quan hoặc sợ hãi với đại dịch, tất cả đều phụ thuộc vào cách bố mẹ trò chuyện với con.