Hướng dẫn cách tự đo mức tiêu hao nhiên liệu thực tế của xe
Tiêu hao nhiêu liệu là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu đối với người sử dụng ô tô nói chung và phương tiện vận tải nói riêng. Vậy làm sao để biết mức tiêu hao nhiên liệu thực tế của chiếc ô tô mình đang sử dụng?
Với những ai sở hữu xe ô tô, ít nhất một lần trong đời tự hỏi mức tiêu hao nhiên liệu xe của mình là bao nhiêu? nhiều hay ít?
Hiện nay không ít mẫu xe trên thị trường được trang bị tính năng thông báo mức tiêu hao nhiên liệu khi vận hành. Mức độ chi tiết của thông tin từ chiếc xe thông báo tùy thuộc vào mức độ hiện đại của chiếc xe. Các thông tin có thể được cung cấp từ chính chiếc xe: mức tiêu hao nhiên liệu trung bình, mức tiêu hao nhiên liệu tức thời, quãng đường có thể di chuyển tiếp tục với lượng nhiên liệu còn lại,…
Bảng đồng hồ báo mức tiêu hao nhiên liệu trên một chiếc xe Nissan
Mặc dù, tất cả những thông số đều được vận hành, tính toán bởi các cảm biến và máy tính. Tuy nhiên chúng cũng được sản xuất bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau, và chưa có một thước đo chuẩn, do đó tính chính xác vẫn còn gây nhiều tranh cãi.
Hướng dẫn cách tự do mức tiêu hao nhiên liệu thực tế của xe Để có mức tiêu hao nhiên liệu thực tế và chính xác
nhất, những tài xế có nhiều kinh nghiệm lái xe thường truyền tai nhau cách đo tiêu hao nhiên liệu thủ công nhưng mang lại con số chính xác.
Video đang HOT
Đầu tiên, chọn trước một hành trình cụ thể có thể đi và về với đủ lượng xăng trong bình chứa. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể tận dụng quãng đường di chuyển hằng ngày để đo đạc. Tùy vào mục tiêu đo mức tiêu hao nhiên liệu cho điều kiện đường trường, trong đô thị, hay địa hình hỗn hợp để chọn lộ trình phù hợp. Mấu chốt là điểm kết thúc lộ trình chính là cây xăng chúng ta đã bơm nhiên liệu lúc đầu.
Chọn một cây xăng mà chúng ta tin tưởng và đổ đầy bình nhiên liệu. Có thể đổ ở những chỗ thường ngày chúng ta vẫn tin dùng. Sau đó, reset chỉ số Trip A và B trên đồng hồ lái về 0 để đo số km quãng đường di chuyển. Bắt đầu lộ trình đã định sẵn. Sau khi về đến cây xăng lúc đầu, chúng ta tiến hành đổ đầy nhiên liệu lại để có con số chính xác lượng tiêu hao nhiên liệu cho hành trình vừa qua.
Tiến hành chia số nhiên liệu tiêu hao (lít) cho quãng đường di chuyển (km) trên Trip A hoặc B, sau đó nhân với 100 để ra được số tiêu hao nhiên liệu trung bình lít/100km. Đây chính là mức tiêu hao nhiên liệu đáng tin cậy nhất.
Một số kinh nghiệm về ô tô để vận hành xe tiết kiệm Trong trường hợp bắt đầu khởi hành xe, người lái không nên
đạp ga mạnh để tăng tốc, thay vào đó hãy đạp ga tăng dần đều cho tới khi đạt tốc độ mong muốn. Sau đó tận dụng lực quán tính của xe để di chuyển và đệm thêm ga khi cần thiết để duy trì tốc độ.
Trong quá trình di chuyển ổn định trên đường, duy trì khoảng cách an toàn với các phương tiện khác khi di chuyển, đồng thời quan sát điều kiện giao thông để đưa ra phản ứng phanh cũng như đệm ga phù hợp, tránh phanh gấp và phải tăng tốc trở lại.
Nếu chiếc xe của bạn thường xuyên di chuyển trong đô thị, chúng ta có thể vận dụng các chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu được các hãng xe thiết lập sẵn, ví dụ chế độ ECON Mode trên xe Honda, Eco Mode trên các xe Toyota và các hãng xe khác… Các chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu giúp cải thiện từ 10 – 20% lượng tiêu hao so với chế độ thông thường.
Nếu bạn điều khiển chiếc xe di chuyển trên đèo dốc, chúng ta có thể chuyển sang chế độ vận hành thông thường kết hợp với chọn số thấp phù hợp với xe số sàn, hoặc chế độ bán tự động kết hợp số thấp trên xe số tự động.
Cần kết hợp chế độ lái và lựa chọn số phù hợp khi đi đèo dốc
Hãy luôn đảm bảo rằng lốp xe của bạn luôn ở trong tình trạng có mức áp suất theo tiêu chuẩn. Lốp quá căng hay quá non cũng tác động khá nhiều đến mức tiêu hao nhiên liệu.
Khi lái xe trên các cung đường dài hoặc không có quá nhiều chướng ngại vật hãy duy trì tốc độ ổn định, cũng như tốc độ lý tưởng để xe sử dụng nhiên liệu hiệu quả nhất.
Cố gắng duy trì cho chiếc xe của bạn hoạt động nhiều với tốc độ là vòng tua máy tối ưu. Điểm tối ưu luôn nằm trong ngưỡng 1300 – 1700 vòng/phút. Với một số xe cao cấp với hộp số tự động từ 7 cấp trở lên, người lái có thể di chuyển ở tốc độ cao với vòng tua máy thấp hơn, do đó vẫn tối ưu hóa tốt khả năng tiêu hao nhiên liệu.
Theo Vnexpress
Cách thoát nạn khi ô tô bị mất phanh của chuyên gia
Đã có không ít các trường hợp vị tai nạn ô tô vì xe bị mất phanh, tài xế không thể làm chủ được xe. Do đó, các chuyên gia đã chia sẻ cách thoát thân an toàn khi gặp phải tình huống này
Theo chia sẻ của các chuyên gia có kinh nghiệm về ô tô, mất phanh khi đang lái xe có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Để có thể thoát nạn được trong tích tắc, việc đầu tiên là sự bình tĩnh của tài xế. Bởi đã có không ít trường hợp vì quá hoảng loạn đã gây hại cho chính bản thân mình và cả nhiều người xung quanh.
Sau khi đã giữ được bình tĩnh, ngay lập tức lái xe hãy kéo phanh tay. Phanh tay là bộ phận được thiết kế để giữ thăng bằng và cố định xe, đặc biệt là nơi có độ ma sát bánh và mặt đường thấp. Việc kéo phanh nghe có vẻ đơn giản nhưng cần phải lưu ý cẩn thận. Nếu kép mạnh quá tay, phanh xe có thể bị khóa chết và bị trơn trượt, mất lái. Nếu bị như vậy sẽ rất nguy hiểm. Còn nếu kéo phanh quá nhẹ lại không thể dừng được xe lại.Do đó thao tác này cần thực hiện nhẹ nhàng và đủ lực, không quá mạnh cũng không quá yếu.
Ngoài cách sử dụng phanh tay, tài xế có thể áp dụng cách "dồn số" để xe dừng lại. Hiểu một cách đơn giản hơn, cách này tài xế sẽ về số thấp khiến xe bị ỳ dần. Lợi dụng vào sức ỳ, xe có thể đang chạy ở tốc độ cao vẫn có thể từ từ dừng lại.
Tuy nhiên, nếu là chạy xe số sàn thì tài xế cần phải cẩn thận hơn với cách xử lý thứ hai này. Bởi lẽ, nếu về số liên tục về mức thấp nhất như vậy có thể sẽ khiến hệ truyền động và lực quán tính bị mất kiểm soát. Nếu đi ở đường đèo dốc, không cẩn thận xe của bạn có thể bị lật và lao xuống vực.
Để an toàn nhất, tốt nhất là chỉ nên về 1, 2 số mỗi lần, không nên về số hàng loạt gấp rút như vậy. Và nếu thấy phần đường bạn đi khá rộng rãi có thể áp dụng thêm cách đi lối rích rắc, như vậy cũng có thể khiến tốc độ xe chạy giảm dần.
Còn một cách khác mà ít ai mong muốn nhất là phải chọn điểm an toàn nhất để va chạm xe vào giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại mà không gây nguy hiểm cho người ngồi cùng trên xe cũng như người đi đường. Dù có phần thiệt hại khá lớn cho chiếc xe của bạn nhưng nó có thể giữ an toàn tính mạng cho bạn. Đặc biệt trường hợp khi đi trên đường đèo sẽ giúp bạn không bị lao xuống vực.
Tắt động cơ - đây là cách mà chắc chắn rất nhiều người nghĩ đến. Tuy nhiên, tuyệt đối không sử dụng cách này khi xe bị mất phanh. Lý do bởi khi đó, hệ thống lái cũng bị ảnh hưởng và mất dần trợ lực nên sẽ nặng và khó điều khiển. Do đó, lực quán tính sẽ khiến xe của bạn bị mất kiểm soát nếu động cơ bị tắt đột ngột.
Như vậy, qua những chia sẻ trên đây, Oto.com.vn tin rằng chúng sẽ rất hữu ích cho độc giả. Qua đó, mỗi người đều có thêm cho mình kinh nghiệm lái xe ô tô quý báu và có những chuyến đi an toàn nhất.
Theo Vnexpress
7 loại đèn cảnh báo quan trọng trên xe ô tô tài xế cần lưu ý Có rất nhiều đèn báo trên bảng táp lô tuy nhiên người lái, đặc biệt là cánh tài mới tuyệt đối không thể bỏ qua 7 loại đèn cảnh báo sau đây. 1. Đèn cảnh báo hệ thống phanh Thông thường khi đèn báo phanh phát sáng thì có nhiều khả năng những bộ phận như má phanh hay ống dẫn dầu có...