Hướng dẫn cách trồng cây bạc hà: Vừa “làm duyên” cho tổ ấm vừa bảo vệ sức khỏe cả nhà
Bạc hà là cây thân thảo dễ chăm sóc, có hương thơm dễ chịu. Trồng cây bạc hà trong nhà phố hay chung cư sẽ vừa làm đẹp không gian sống vừa có nhiều công dụng hữu ích khác.
Cây bạc hà là loài thân thảo, sống lâu năm, có thân xanh hoặc tím, lá hình trứng thon dài có nhiều răng cưa. Toàn thân có mùi hương cay cay mang lại cảm giác dễ chịu. Bạc hà là loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc. Chỉ cần cắt một nhánh nhỏ đặt xuống đất ẩm hoặc nước là cây có thể mọc rễ và phát triển.
Cây bạc hà dễ bị nhầm với cây húng lủi.
Bạc hà dễ trồng, dễ chăm sóc.
Lá bạc hà có tác dụng giảm cân nhờ việc hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng, kích thích hệ tiêu hóa và trao đổi chất giúp nhanh chóng hoàn thành mục tiêu giảm cân. Ở vùng da bị mụn, sẹo mụn có thể dùng lá giã nát đắp lên có tác dụng sáng da, đẹp da, mờ vết thâm. Trộn hỗn hợp lá xay nhuyễn với mật ong bôi lên da có tác dụng làm sạch và se khít lỗ chân lông.
Bạc hà vừa là gia vị vừa là vị thuốc quý.
Bạc hà được “bảo quản” đông để làm thuốc hoặc nước uống.
Trong bạc hà có nhiều hoạt chất như canxi, vitamin B, kali giúp tăng cường hệ miễn dịch. Lá bạc hà còn có tác dụng trị nhức đầu, làm sạch đường hô hấp, hen suyễn, viêm xoang nhờ hợp chất chống viêm rosmarinic acid, khử mùi hôi trong nhà, xua đuổi côn trùng, chữa dị ứng và vết cắn côn trùng, giảm hôi miệng, chữa trầm cảm, giảm stress căng thẳng.
Bạc hà trồng trong bếp.
Trồng bạc hà cùng các loại cây gia vị khác trong nước.
Cách trồng và chăm sóc cây bạc hà cũng rất đơn giản:
Đất trồng:
Bạc hà sống tốt trên nhiều loại đất khác nhau như đất cát, đất xám, đất thịt… Cây phát triển tốt nếu đất không bị nhiễm phèn, mặn và ở điều kiện thoát nước tốt.
Video đang HOT
Đất trồng tốt nhất là đất mua sẵn trộn phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…
Có thể trồng từ cành.
Trồng trong các chậu nhỏ nhắn.
Trồng cây
Sau khi làm đất, bỏ vào chậu, tiếp tục dùng cành để giâm. Cho một đoạn ngắn xuống đất, đặt cành nằm ngang mặt đất, tưới nước đều đặn để cành nhanh ra rễ và bén xuống đất.
Bạc hà còn làm đẹp cho góc bếp hay khoảng ban công.
Chậu bạc hà xinh xắn.
Chăm sóc
Khi trồng bạc hà được khoảng 2 – 3 tuần thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ. Khi cây đẻ nhánh và bò lan ra xung quanh thì xới đất, nhổ cỏ. Cây luôn cần tưới lượng nước đầy đủ. Tránh trường hợp để đất khô hạn hoặc ngập nước đều làm cây chết.
Sau khi trồng khoảng 4 – 5 tháng có thể cho thu hoạch theo đợt. Chọn ngày nắng ráo, buổi sáng khi hết sương có thể dùng dao sắc cắt phần thân cành có lá.
Theo Helino
Rau trái thanh nhiệt cơ thể ngày nắng nóng
Ăn dưa hấu, cây bạc hà, sữa chua, bưởi, nước dừa, táo, chuối... làm mát cơ thể ngày nóng.
Sữa chua
Sữa chua chứa hàm lượng nước cao và làm mát cơ thể hiệu quả. Bạn nên lựa chọn sữa chua sinh học vì nó thúc đẩy vi khuẩn trong ruột giúp cơ thể chống lại ngộ độc thực phẩm vào ngày nóng. Có thể trộn thêm các loại trái cây vào sữa chua, rất tốt cho cơ thể.
Dưa hấu
Chứa 92% nước, dưa hấu là một trong những loại trái cây tốt nhất để ăn hoặc uống vào ngày nắng nóng.
Hành
Hành có tác dụng chống histamine trên cơ thể, làm dịu chất kích thích gây ra phản ứng dị ứng và phát ban nhiệt.
Cây bạc hà
Một trong những loại thảo mộc tiếp thêm sinh lực, bạc hà tươi đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để làm mát cơ thể trong thời tiết nóng. Bạn có thể dùng trong trà hoặc thêm vào đồ uống mát hay salad.
Rau lá xanh
Các loại rau xanh đậm như rau bina (92% nước) và cải xoong (95% nước) cung cấp các vitamin và khoáng chất thiết yếu như magiê.
Bưởi
Với khoảng 91% nước, bưởi là một trong những loại trái cây tốt nhất để ngăn mất nước. Nó chứa lượng kali dồi dào giúp cơ thể phục hồi sau khi mất nước do đổ mồ hôi.
Salad trái cây
Kết hợp dâu tây (92% nước) với dưa (90% nước), đào (88% nước) và cam (87%) cho bữa sáng hoặc món tráng miệng bổ dưỡng.
Nước dừa
Nước dừa giàu khoáng chất thiết yếu và chất điện giải bổ sung cho cơ thể vào mùa nắng.
Nước chanh
Uống nước chanh hoặc chanh vắt vào nước soda với một chút muối và đường rất tốt vào mùa nóng. Nó thay thế muối và chất điện giải bị mất do ra mồ hôi nhiều.
Táo
Giòn, ngon ngọt, táo sẽ giúp bạn sảng khoái trong những ngày nóng khắc nghiệt. Bạn bỏ chúng vào tủ lạnh để ăn nhẹ hoặc làm nước ép với đá.
Chuối
Chuối chứa 74% nước và giàu kali giúp điều hòa chất lỏng cơ thể sau khi đổ mồ hôi quá mức.
Quả mọng
Các loại quả mọng như quả việt quất và quả mâm xôi tạo ra năng lượng lạnh trong cơ thể và hạ nhiệt tốt. Quả chứa nhiều nước giúp hydrat hóa cơ thể, vì vậy bạn nên lựa chọn ăn vào mùa nóng.
Cao Khẩm
Theo Love Food
Hương vị quê hương: Ngọt lịm canh chuối chát nấu xương Chuối chát được điểm cộng so với các món khác chính là sự kết hợp độc đáo giữa vị chan chát của chuối, ngọt lịm của xương cùng các loại gia vị thường dùng. Văn Hoàng Ở các vùng nông thôn, chuối chát khá quen thuộc, vườn nhà ai cũng trồng dăm bảy bụi chuối. Theo kinh nghiệm dân gian, chuối chát là...