Hướng dẫn cách làm chè lam chuẩn hương vị truyền thống
Chè lam là món ăn vặt truyền thống được nhiều thực khách yêu thích. Nếu bạn là tín đồ đam mê món chè này hãy cùng học ngay cách làm chè làm cực ngon để ghi điểm trong mắt người thương qua bài viết sau nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món chè lam
Gạo nếp: 300g
Đậu phộng (lạc): 100g
Gừng tươi hoặc bột quế: 50g
Đường kính: 100g.
Lưu ý: Nên chọn gạo nếp cái hoa vàng hoặc nếp nhung hạt to, già và chắc để chè lam được ngon. Nếu chọn hạt nếp non thì chè lam sẽ nhanh bị ỉu.
Những nguyên liệu cần chuẩn bị để thực hiện món chè lam
Cám làm chè lam chuẩn vị truyền thống
Các bước để làm món chè lam thơm ngon chuẩn hương vị truyền thống như sau:
Bước 1: Làm bột nếp
Gạo nếp đem đi ngâm nước lã trong khoảng 5 – 6 tiếng rồi vớt ra rổ cho ráo nước.
Khi gạo nếp đã gần khô rồi thì bạn bật bếp cho vào chảo rang đều trên lửa.
Rang đều như vậy cho đến khi gạo chuyển sang màu vàng là được.Rang xong bạn đợi gạo nguội rồi đem đi xay thành bột.
Chú ý: Khi rang gạo nếp cần rang đều tay để gạo được vàng đều.
Video đang HOT
Gạo nếp ngâm trong nước 5 – 6 tiếng rồi vớt ra rổ
Bước 2: Đun đường
Cho nồi lên bếp rồi bật bếp ở chế độ nhỏ lửa nhất, sau đó đổ vào một ít nước và 1 ít đường vào đun sôi.Trong quá trình đun sôi bạn khuấy đều để đường nhanh tan và chuyển sang màu cánh gián.
Chú ý: Khuấy đường cho cẩn thận, bởi nếu đường đủ độ thì chè sẽ ngon, không bị khô còn nếu đường khuấy già quá thì chè lam sẽ bị cứng. Bên cạnh đó, trong quá trình đun đường nếu như thấy nước đường nổi bọt thì cần phải dùng muỗng hớt bỏ hết phần bọt đó đi.
Trong quá trình đun đường bạn phải khuấy thật nhanh để tránh đường bị cứng ảnh hưởng đến món chè
Bước 3: Cho gừng và bột nếp rang vào
Gừng sau khi đã được làm sạch thì bạn giã nhỏ ra, cho vào nồi nước đường đang đun và tiếp tục khuấy đều.Khuấy hỗn hợp nước đường gừng trong khoảng 2 phút thì cho bột nếp rang vào.
Chú ý không nên đổ 1 phát hết bột vào luôn mà bên đổ từ từ và vừa đổ vừa khuấy đều bột để bột không bị vón cục và khó chín.
Khuấy đều bột cho đến khi bột đủ độ dẻo thì dừng lại. Không nên khuấy quá kỹ bởi như vậy sẽ khiến cho chè dễ bị cứngTiếp theo cho lạc rang đã xát sạch vỏ vào và khuấy đều trong khoảng 10 giây.
Bước 4: Làm chè lam
Bột gạo nếp khô bạn rắc một ít lên mặt phẳng sạch rồi đổ hỗn hợp đường ra mặt phẳng đó.Sau đó, bạn dùng cán tròn lăn đi lăn lại nhân khi bột còn nóng. Chú ý lăn khi bột còn nóng, bởi như vậy thì sẽ dễ lăn hơn.Tiếp theo bạn đổ bột chè lam vào khuôn, đến khi chè nguội thì dùng dao cắt ra thành từng miếng vừa ăn.
Sau khi chè lam đã nguội thì dùng dao cắt thành từng miếng
Bí quyết làm chè lam thơm ngon, tuyệt hảo
Để chè lam giữ được hương vị truyền thống với độ thanh ngọt, dễ ăn bạn có thể thay thế đường kính bằng mật mía hay mạch nha. Gừng để thực hiện chè lam phải chọn loại gừng tươi với độ già hợp lý. Khi nấu chè với gừng quá già sẽ ảnh hưởng đến hương vị của món ăn. Trong bước nấu bột nếp và đường bạn nên đảo liên tục để tránh hỗn hợp bị vón cục. Bột càng dẻo thì món chè lam lại càng ngon.
Yêu cầu thành phẩm
Món chè lam sau khi hoàn thành phẩm đảm bảo được những yêu cầu thành phẩm sau:
Chè phải có sự kết hợp của bột nếp với vị ngọt của đường, vị cay ấm của gừng.Chè lam không bị vón cục ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và hương vị của món ăn.
Thưởng thức chè lam như thế nào là ngon nhất?
Chè lam hợp nhất khi thưởng thức cùng nước trà xanh. Mỗi khi nhâm nhi một ngụm trà, cắn miếng chè lam dẻo dẻo, bùi bùi tạo thêm hương vị hài hòa đặc biệt phù hợp cho những ngày đông se lạnh.
Chè lam ngon nhất khi thưởng thức cùng với một chén trà xanh
Chè lam là món ăn truyền thống với hương vị tinh tế, thơm ngon mà không phải món bánh nào cũng có được. Hy vọng với công thức thực hiện được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn có một mẻ chè cực ngon đúng chuẩn đậm hương vị dân tộc nhé.
Bật mí cách làm dừa khô thơm ngon cho những ai chưa biết
Dừa khô một trong những món ăn vặt tuyệt hảo không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền. Hãy cùng học ngay cách làm dừa khô thơm ngon mà không phải ai cũng biết với bài viết sau nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món dừa khô
Cùi dừa: 200gr
Đường vàng: 60gr
Đường nâu: 60gr
Vani
Những nguyên liệu cần chuẩn bị khi làm dừa khô
Hướng dẫn cách làm dừa khô thơm ngon ngay tại nhà
Để làm thành công nhanh chóng dừa khô thì bạn thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Dừa đã chuẩn bị (nên chọn quả dừa già để cùi dừa được chắc) bạn tách khỏi lớp vỏ cứng rồi gọt phần vỏ nâu bên ngoài ra rửa sạch.Sau khi đã rửa sạch, tiếp theo bạn nạo dừa thành sợi ngắn với kích cỡ tùy vào sở thích mỗi gia đình, khoảng 5 - 7 cm là vừa đẹp.Cùi dừa sau khi đã nạo bạn đem đi rửa sạch với nước lạnh cho đến khi thấy nước trong là được. Lúc này, bạn để khô cho ráo nước.Trường hợp bạn muốn làm dừa khô giòn hơn và lúc làm xong có màu cánh gián đẹp mắt hợp thì bạn có thể ngâm cùi dừa trong chậu nước vôi trong hoặc ngâm với phèn chua khoảng 30 phút - 1 tiếng nhé.
Dừa tách phần cùi ra khỏi vỏ rồi ngâm trong nước vôi hay phèn chua từ 30 phút - 1 tiếng
Bước 2: Chi tiết cách làm dừa khô giòn tan
Dừa sau khi đã được sơ chế thì bạn cho vào âu cùng với đường vàng và vàng nâu, đường vàng sẽ giúp cho dừa khô thêm ngon, ngọt và bắt mắt hơn. Sau đó trộn đều và ướp chung với nhau trong khoảng 6 - 7 tiếng để cho đường ngấm vào dừa.
Lưu ý: Nhớ trộn đều tay để cho đường bám hết vào dừa và trong quá trình ướp thi thoảng bạn cũng nên trộn đều chúng lên để nước đường đã tan ra được ngấm kỹ hơn vào từng lát cùi dừa.
Đường sau khi đã tan hết và ngấm vào dừa thì bạn bật bếp, cho dừa và nước đường vào chảo đảo đều cùng nhau. Lúc mới bắt đầu quá trình sên dừa thì bạn cho lửa to, đến khi nước đường sôi và sệt lại thì vặn nhỏ lửa lại mức trung bình để tránh gây cháy. Lúc này có thể cho thêm vani để dừa được thơm ngon rồi tiếp tục đảo đều cho đến khi dừa khô ráo hoàn toàn thì bạn tắt bếp.
Chú ý: Quá trình đảo dừa nên làm nhẹ tay để tránh làm dừa bị nát.
Để làm khô và giòn dừa khô hơn nữa thì bạn bật lò nướng lên với nhiệt độ khoảng 150 độ C trước 5 phút để cho lò nóng. Sau khi lò đã nóng thì bạn đổ dừa khô vừa sên xong vào khay nước, dàn đều dừa ra khay và cho vào lò sấy trong khoảng 30 phút cho khô giòn. Trong quá sấy chú ý khoảng 10 phút thì bạn lại cho ra đảo đều để dừa được giòn.Dừa sau khi đã được sấy khô thì bạn cho ra khỏi lò, đến khi dừa nguội thì có thể cho vào hộp kín để bảo quản. Chú ý cần phải bảo quản ở nơi thoáng mát.
Dừa khô sau khi đã làm xong có thể được dùng để kèm với các loại chè, kem, tào phớ hoặc bạn nào thích ăn trực tiếp dừa khô cũng được.
Cách chọn nguyên liệu
Dừa khô thường sử dụng cùi dừa già, bạn nên ưu tiên cùi càng già càng tốt nhé. Khi mua dừa ở chợ bạn hay xem ở phần trên đầu quả dừa nếu thấy nhú mầm thì lấy. Loại này làm dừa khô hay mứt dừa đều ngon.
Bạn nên ưu tiên chọn cùi dừa càng già càng tốt
Bảo quản dừa khô
Nếu không được bảo quản tốt, dừa có thể bị hôi dầu ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Một số cách bảo quản mà bạn có thể tham khảo như:
Đựng trong túi zip có khóa kéo, khi khóa nên chú ý không để túi phồng to mà phải ép xẹp và bảo quản ở nơi thoáng mát hay trong ngăn mát tủ lạnh.Đựng dừa khô trong lọ thủy tính cũng là một cách bảo quản rất tốt. Trước khi cho dừa khô vào bạn nên nhớ phải rửa sạch lọ và để khô hoàn toàn nhé. Mỗi lần thưởng thức chỉ nên lấy một lượng vừa đủ để dừa không bị ỉu đi.Túi chân không đem lại thời gian bảo quản lâu gấp ba lần so với 2 phương pháp đã nêu ở trên. Bởi loại túi này đã được hút hết không khí nên quá trình oxy hóa được hạn chế tối đa.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về cách làm dừa khô một trong những món ăn vặt không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền dân tộc. Chúc bạn có thể thực hiện thành công món ăn vặt này với công thức được hướng dẫn trong bài viết này nhé.
Cách làm mứt bí tại nhà trắng giòn tự nhiên Mứt bí là một trong món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Tết. Tuy nhiên, cách làm mứt bí tại nhà sao cho trắng giòn tự nhiên thì không phải ai cũng biết. Mứt bí là một trong món ăn vặt không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Tuy nhiên, cách làm mứt bí tại nhà sao cho trắng...