Hướng dẫn cách làm bánh giò siêu đơn giản tại nhà
Bánh giò dùng để ăn sáng hay ăn quà chiều rất hấp dẫn. Vậy làm thế nào để có bánh giò nóng ngon mà không phải mất thời gian ra hàng mua, cùng theo dõi công thức dưới đây để làm bánh giò bạn nhé!
Nguyên liệu làm bánh giò:
Bột bánh
- Bột gạo (Sa đéc ) : 600 g
- Bột năng : 100 g
- Nước (hoặc nước dùng ) : 3 lít
- Hạt nêm : 6 tsp
- Dầu ăn : 6 tbsp
Nhân bánh
- Thịt nạc xay : 500 g
- Nấm mèo (đã ngâm) : 50 g
- Hành tây băm : 1 củ nhỏ
- Hành lá cắt nhuyễn : 1 ít
- Hành tím băm : 1 ít
- Trứng cút : 60 quả
- Gia vị
Hướng dẫn các bước làm bánh giò:
1. Vỏ bánh:
Video đang HOT
- Bột gạo bột năng hạt nêm (hoặc không sử dụng hạt nêm thì thay bằng 4 tsp muối ), đổ bột vào thau ( xoong ) cho 1/3 lượng nước vào khuấy đều. Đổ qua một cái rây lược lại, cho tiếp phần nước còn lại vào khuấy đều.
- Nếu ở nhà có thời gian khuấy như cách trên, xong ngâm qua 1 đêm ( 6-8 tiếng), đổ nước trong bù lại bằng lượng nước khác nêm lại muối để cho bột dai, bánh ngon hơn. Để nghỉ 30′ khuấy vài cái cho đều, cho dầu vào bắc lên bếp khuấy trùng.
Cách khuấy trùng: Chỉ bắc lên bếp nấu cho sánh đặc hơn hồ 1 chút, quậy đều tay lửa nhỏ. Tắt bếp. Nếu bị vón cục vẫn không sao, khi hấp lên bột vẫn đều.
2. Nhân bánh:
- Thịt nạc dăm băm hoặc xay ướp với: 3 tsp hạt nêm 2 mcf đường 1 mcf muối 1 mcf tiêu 2 mcf dầu ăn 1 mcf hành tím băm 2 muỗng súp nước lọc ( 3 mcf nước mắm ngon cho xung quanh thành sau cùng lúc xào nhân ).
- Nấm mèo ngâm nước lạnh, băm nhỏ nhưng ở nhà tớ luộc nấm mèo cho bớt mùi hăng.
- Hành tây bóc vỏ, băm nhỏ.
- Trứng cút luộc chín, bóc vỏ.
- Cách xào nhân:
Dầu nóng hành tím xào thơm hành tây cho thịt xay vào xào cho săn tái cho nấm mèo vào xào với lửa lớn cho 3 tsp nước mắm ngon vào xung quanh thành chảo, để tạo mùi thơm cho nhân.
Cách gói bằng tay:
- Lá chuối phơi nắng hoặc trụng nước sôi, xếp lá chuối thành hình phễu, thoa dầu mặt trong, múc bột ( 2 tbsp ) tạo thành lỗ hỗng để cho nhân vào giữa, múc thêm 2 tbsp bột nữa. Xếp lại, đặt lên trên 1 lớp lá chuối phủ hết cái bánh. Vuốt mép 2 bên sao cho cạnh thừa bằng cạnh trên cái bánh. Có thể cắt lá thừa xếp cho đẹp.
- Đặt dây ở giữa đỉnh bánh, tay giữ chặt quấn 1 vòng qua cọng dây trên đỉnh, choàng qua cạnh bên theo ý mình, cột chặt.
Cách xếp lá:
- Nếu xếp lá bằng khuôn, cắt lá cỡ 20 x 25 cm hoặc 25 x 30 cm, 2 lớp lá chuối màu xanh đậm đều quay ra ngoài. Cắt thêm 1 miếng lá nhỏ nằm giữa 2 lớp lá chuối kia.
Cách gói bằng khuôn:
- Có 2 phần: phần khuôn ở trong, phần khuôn bên ngoài.
- Xếp 2 lớp lá để tạo thành hình chữ nhật, cỡ 20 x 25 cm. Đặt khuôn trong lên xếp theo các cạnh, cho vào khuôn ngoài. Rút khuôn trong ra, cho bột bánh nhân vào. Gấp đáy. Gỡ khỏi khuôn, cột dây.
- Thoa chút dầu bên trong lá cho 1M súp bột 1 M súp đầy nhân 2M súp bột ra được 201 – 25 cái tùy bánh lớn nhỏ.
Hấp khoảng 25 phút là bánh chín rồi. Hấp với lửa nhỏ thôi nhé!
Nếu mẹ nào bị quấy tay đặc quá và hơi vón cục thì cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn là gói bánh được nhé.
Cách làm bánh bao nhân thịt thơm ngon, trắng muốt, xốp mềm chỉ với vài bước đơn giản, cả gia đình bạn đã có ngay món…
Theo Dân Việt
Giờ mới để ý, các món bánh truyền thống của châu Á có giao điểm giống nhau thế này đây
Các món bánh truyền thống của Châu Á có một điểm chung rất đặc biệt về nguyên liệu, hầu như luôn phải có vỏ bánh làm từ gạo và nhân làm từ đậu.
Tuy nền ẩm thực các quốc gia Á châu mang những nét đặc trưng riêng, nhưng đâu đó vẫn còn hiện hữu cái giao điêm đây thu vi giưa cac nên văn hoa thông qua các món bánh truyền thống. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy rất nhiều những món bánh truyền thống châu Á đều có vỏ bánh làm từ gạo nếp và nhân được làm từ các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ.
Thật khó để ý giải giao điểm này một cách tường tận, nhưng từ đây có thể suy được văn hoá các nước phương Đông chia sẻ nhiều điểm chung như nghề trồng lúa. Văn hoá lúa nước phát triển khiến gạo trở thành chủ thực trong nhiều món ăn truyền thống. Về phần đậu, nhân bánh được làm từ đậu có ý nghĩa tương tự nhau ở nhiều nước. Ở Việt Nam, một trong những chiếc bánh nhân đậu có mặt sớm nhất là bánh chưng, nhân đậu (có cả thịt) bên trong được bao bọc bởi gạo tượng trưng cho sự ôm ấp, thai nghén và bảo bọc của bậc cha mẹ với con cái, thể hiện truyền thống hiếu nghĩa tốt đẹp. Ở Trung Quốc, Nhật Bản, các loại đậu, nhất là đậu đỏ, thường thể hiện "hỉ sự", nghĩa là chuyện vui, chuyện tốt. Người Nhật thường ăn cơm đậu đỏ để mừng một việc vui gì đó ví như đám cưới hay sự chào đời của một đứa trẻ.
Nói chung, dù lý giải có khác thì vẫn chẳng thể phủ nhận, những món bánh có bột gạo và nhân đậu không hiểu vì sao lại cực kì phổ biến ở các nước châu Á. Nếu không tin, bạn hãy cùng chúng mình điểm qua các món bánh truyền thống của một số nước sau đây nhé!
Việt Nam
Ngoài bánh chưng, bánh dày, bánh tét là những loại bánh quá phổ biến và đặc trưng có vỏ làm từ gạo và nhân đậu, Việt Nam có một danh sách dài những món bánh có cách làm tương tự này, mỗi vùng miền đều có những món bánh đặc trưng. Để tạo nên sự khác biệt cho các món bánh, người Việt Nam đã sử dụng bột nếp kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác, ví dụ như bánh gai miền Bắc được làm từ bột nếp hoà với lá gai, bánh ú bá trạng phải pha với gấc để có màu cam đỏ tươi tắn...
Nhật Bản
Mochi là một loại bánh giầy nhân ngọt truyền thống của Nhật Bản làm từ bột gạo, xuất hiện từ giữa thế kỉ 18 tại kinh thành Edo. Mochi tượng trưng cho sự trường thọ và sức khỏe, ngoài ra món bánh này còn là biểu tượng cho sự may mắn, nên thường được dùng trong dịp lễ tết hoặc sum họp gia đình. Sau khi đã được dâng lên thần linh, người Nhật sẽ dùng mochi để tráng miệng và uống cùng với trà. Bánh mochi có dạng hình tròn, nằm nhỏ gọn trong lòng bàn tay người lớn và thường có kết cấu 2 lớp: Vỏ bánh làm bằng gạo nếp được chọn lọc và làm rất kỹ để tạo độ dẻo hoàn hảo, lớp giữa là nhân đậu (đậu đen, đậu đỏ, ....). Ngày nay, người ta còn thêm cả kem lạnh vào làm nhân. Với vị ngọt dịu thanh mát, người Nhật đã biến đổi kiểu cách của bánh mochi với nhiều hình dạng (hình vuông, hình chữ nhật, hình trụ tròn ..) và cách chế biến (tẩm vừng, tẩm bột gạo, ..) để tạo ra nhiều mùi vị khác nhau.
Hàn Quốc
Người Hàn Quốc có một loại bánh đặc biệt là Songpyeon, tức bánh giầy hình bán nguyệt, được dùng trong ngày Tết Chuseok (tết Trung thu, lễ Tạ ơn). Nếu người Việt hay người Trung Quốc xem trăng tròn là biểu trưng cho sự viên mãn, thì người Hàn Quốc lại xem trăng khuyết mới là hình ảnh lý tưởng. Họ tin rằng "trăng khuyết rồi sẽ tròn", tựa như sự sinh sôi, nảy nở, lý giải về hình lưỡi liềm của bánh.
Cách làm Songpyeon rất đơn giản, chỉ cần trộn bột gạo với nước nóng, sau đó nhồi bột và bánh với nhân đậu xanh, mè đen, hạt dẻ hoặc các loại nhân khác rồi hấp chín. Ngoài lớp vỏ màu trắng, người Hàn còn "chế tạo" ra các màu sắc khác nhau từ trái cây như màu hồng từ dâu, xanh đậm từ lá ngải cứu, vàng từ bí đỏ... Cắn một miếng Songpyeon ta sẽ thấy hơi dai, vị ngọt thanh và một mùi thơm nhẹ rất dễ chịu. Người Hàn có câu truyền tụng: thiếu nữ nào làm bánh Songpyeon vừa ngon lại vừa đẹp sẽ gặp được ý trung nhân như ý, phụ nữ có gia đình sẽ sinh được con gái xinh xắn. Vì lẽ đó nên phụ nữ Hàn Quốc dành rất nhiều tình cảm, tâm trí cho việc làm món bánh này.
Trung Quốc
Các loại bánh cổ truyền Trung Quốc có rất nhiều loại bánh được làm từ bột gạo và có nhân đậu. Một món bánh khá kinh điển của người Trung Quốc và đến giờ vẫn được bày bán ở hầu hết các nhà hàng Trung Quốc là Tangyuan. Tangyuan hay còn gọi là thang viên, có phiên bản chè trôi nước, nhưng cũng có phiên bản dẹt được đem nướng.
Ngoài ra, các loại bánh truyền thống khác bao gồm bánh hình rùa, được làm hình chiếc mai rùa dùng trong các dịp mừng thọ, có vỏ bột gạo nếp và nhân đậu xanh.
Theo Trí Thức Trẻ
Chịu khó sáng tạo như Nhật Bản: mỗi mùa mỗi loại bánh khác nhau Người Nhật yêu quý các mùa trong năm đến mức món gì, thức gì cũng phải mang hơi thở mùa màng, các món bánh truyền thống cũng không ngoại lệ. Nếu đã là người yêu thích văn hoá Nhật Bản thì bạn hẳn phải biết người Nhật có một sự "say đắm" đặc biệt với thiên nhiên, nhất là mùa màng và các...