Hướng dẫn cách làm 5 món chay đơn giản mà cực ngon cho mâm cỗ Rằm tháng 7
Rằm tháng 7 nhiều gia đình thường cúng mâm cơm chay. Dưới đây là cách làm 5 món chay cực ngon không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7.
1. Xôi gấc
- Nguyên liệu cần chuẩn bị
Gấc chín 1 quả; gạo nếp ngon 1kg; muối: 1 thìa; đường: 3 thìa; rượu trắng 1/3 ly nhỏ.
- Hướng dẫn cách làm nem chay
Gạo nếp bạn vo sạch, ngâm ngập mặt nước khoảng 6 tiếng, rồi để ráo nước. Tiếp theo cho gạo nếp, thịt gấc và chút muối trộn cho đều.
Sau đó cho gạo vào xửng hấp khoảng 25 đến 30 phút, khi thấy xôi mềm bạn xới xôi lên cho xốp rồi cho chút dầu ăn vào hấp thêm 10 phút nữa. Sau đó bạn nhấc xửng ra khỏi bếp, đợi cho xôi bốc hơi bớt đi, lúc đó mới rắc đường và trộn đều. Cuối cùng, cho xôi ra đĩa hoặc đóng khuôn cho đẹp mắt là hoàn thành.
2. Nem chay
- Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bánh đa nem 1 gói; miến 50-100 g; giá đỗ 100 g; cà rốt, hành tây mỗi thứ 1/2 củ; nấm hương, mộc nhĩ mỗi thứ 4-5 tai; hành hoa, rau mùi (ngò), dầu ăn, bột canh, mì chính, hạt tiêu.
- Hướng dẫn cách làm nem chay
Đầu tiên bạn rửa thật sạch các nguyên liệu, hành tây, cà rốt mộc nhĩ, nấm hương, rau mùi, ngò bạn thái nhỏ. Miến rửa sạch rồi ngâm nước ấm, thái nhỏ, thêm hạt tiêu bột canh tùy khẩu vị.
Trộn đều tất cả nguyên liệu với nhau, sau đó cuộn lại trong bánh đa nem, rán vàng đều 2 mặt là được.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị
Hạt sen 100 g; bắp ngô 1 quả; nấm rơm 100 g; cà rốt 1 củ; nấm hương 3-5 tai; gia vị, muối, bột canh; hạt nêm chay.
- Hướng dẫn cách làm canh nấm hạt sen chay
Hạt sen bạn đem rửa sạch rồi hầm cùng 1 lít nước, bắp ngô cắt miếng, cà rốt tỉa hình cánh hoa, nấm hương ngâm nở, nấm rơm ngâm muối rửa sạch.
Video đang HOT
Tiếp tục cho bắp ngô, cà rốt vào hầm cùng hạt sen rồi thêm 1 chút muối, 1/2 thìa bột ngọt, 2 thìa đường, 1 chút hạt nêm chay. Khi hạt sen, cà rốt mềm bạn cho nấm vào, nêm vừa ăn, thêm tiêu, ngò cho thơm.
3. Tôm chay
- Nguyên liệu cần chuẩn bị
Váng đậu 300g, rong biển 50g (nếu có), 1 ít mì nui hình nơ, muối, tiêu, hạt nêm.
- Cách làm tôm chay
Váng đậu bạn đem rửa sạch, chọn phầm không bị rách đem cắt thành từng miếng nhỏ cỡ khoảng 7-10cm. Phần váng đậu còn lại đem ngâm thêm 30 phút cho mềm đem băm nhỏ, nêm gia vị cho vừa ăn rồi ướp thêm khoảng 1 tiếng cho ngấm.
Bạn trải miếng váng đậu ra, sau đó cho phần váng đậu thái nhỏ đã ướp lên trên, xếp nui vào một đầu của miếng váng đậu sao cho giống đuôi tôm rồi cuộn lại.
Tiếp đến dùng chỉ buộc lại cho giống vân trên thân tôm, và kích thước hình dáng giống con tôm thật. Bạn xếp tôm vào xửng hấp, hấp trong khoảng 30 phút. Bạn tắt bếp, tháo dây chỉ là được.
4. Gà chay
- Nguyên liệu cần chuẩn bị
Bột mì 330 g, mì căn 120 gram; nấm rơm 100 g; nước dừa tươi 220 ml, dầu hào chay, bột nêm, đường mịn, dầu thực vật.
- Hướng dẫn cách làm gà chay
Đầu tiên bạn khuấy đều bột mỳ và bột năng với nước ấm trong 1 bát lớn đến lúc bột hòa mịn lại, nặng tay thì đậy lại. Nấm rơm ngâm nước muối rồi thái nhỏ, mì căn thái nhỏ tầm 3-4 cm.
Cho mì căn, nấm rơm vào xào cho chín, nêm vừa miệng. Bạn chia bột mỳ thành vài viên nhỏ rồi vo tròn lại, bóp mỏng rồi cho nhân vừa xào vào giữa, kế đó bạn gói kín lại rồi đem chiên chín vàng đều là hoàn thành.
- Nguyên liệu cần chuẩn bị
Đậu phụ rán 2 bìa, bánh tráng chiên giòn 10 g; rong biển trắng 20 g; 1 quả xoài xanh, 1 trái dưa leo, 1 củ cà rốt, 10 g nấm mèo, rau răm, húng lủi, 1 bánh đa nướng (hoặc bánh phồng tôm), hành tím, nước tương, ớt, đường.
- Cách làm rong biển chay
Rong biển, nấm mèo ngâm nở mềm, đậu phụ thái nhỏ rán vàng, các loại rau rửa sạch thái nhỏ. Xoài xanh, dưa leo, cà rốt gọt vỏ thái sợi. Nước tương pha với ớt bằm, đường để bóp gỏi. Bạn lấy một thau nhỏ, cho xoài, cà rốt, dưa leo, rong biển, nấm mèo, bún tàu vào trộn đều với nhau. Tiếp đến cho đậu phụ, bánh tráng chiên giòn, các loại rau vào trộn đều.
Sau cùng rưới đều nước tương lên, trộn lại cho thật đều. Gỏi chay rong biển ăn kèm với bánh đa nướng rất hợp khẩu vị.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Theo doisongphapluat
Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm Tháng Giêng để cả năm phát tài, phát lộc
Trong một năm có rất nhiều dịp cúng lễ quan trọng nhưng các cụ có câu "Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng" cho thấy đây là dịp lễ quan trọng trong năm của người Việt.
Vào ngày Rằm Tháng Giêng, người dân có thói quen đi lễ chùa, làm lễ cúng Phật, và mâm cỗ cúng gia tiên cầu bình an, may mắn cho người thân và gia đình. Thực tế cho thấy, mỗi địa phương, mỗi gia đình lại có cách chuẩn bị món ăn cho mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng khác nhau, và cũng tùy vào điều kiện kinh tế, phong tục tập quán mà cúng chay hay cúng mặn, làm nhiều món hay vừa phải.
Trong mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng nhất định phải có những món ăn thể hiện mong muốn vạn sự vuông tròn, may mắn, đại cát đại lợi cho gia đình. Những món ăn phải có trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng về cơ bản không khác nhiều so với mâm cỗ Tết Nguyên Đán.
Dưới đây là một số món ăn thường gặp trong mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng tỏ lòng biết ơn với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn, phát tài, phát lộc bạn có thể tham khảo.
Bánh chưng
Món ăn đầu tiên góp mặt trong mâm cúng Tết Nguyên tiêu - Rằm đầu tiên của năm mới là bánh chưng. Bánh chưng tượng trưng cho trời, như một lời cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới.
Xôi gấc
Đĩa xôi gấc trong mâm cúng ông bà tổ tiên ngày rằm đầu tiên của năm mới sẽ giúp cho mâm cỗ được nổi bật hơn. Không những thế màu đỏ của xôi gấc còn mang ý nghĩa của sự may mắn, mọi điều tốt đẹp.
Hoa quả
Không chỉ riêng ngày rằm tháng Giêng mà tất cả các ngày lễ trong năm, hoa tươi và một đĩa ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên. Tùy theo từng vùng miền mâm ngũ quả có sự khác nhau. Trên mâm ngũ quả của người miền Nam thường gồm mãng cầu Xiêm, dừa, đu đủ, xoài, sung, với ý nghĩa "cầu sung túc vừa đủ xài".
Còn mâm ngũ quả người miền Bắc hầu hết các loại quả đều có thể bày lên nhưng chuối là luôn là thức quả không thể thiếu. Bởi vì theo quan niệm truyền thống, những quả chuối bày lên mâm ngũ quả cong lên ôm lấy mang ý nghĩa đùm bọc.
Gà luộc
Gà không chỉ là lễ vật dễ kiếm, dễ chế biến, mà hình ảnh gà trống còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Gà không chỉ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày mà trong các ngày lễ Tết, đây cũng là món ăn không thể thiếu.
Bánh trôi bánh chay
Bánh trôi bánh chay (chè trôi nước) cũng là món không thể thiếu trong mâm cỗ cúng Rằm. Theo quan niệm của người Việt, việc cúng bánh trôi bánh chay là mong muốn cho mọi việc quanh năm sẽ được trôi chảy, thông suốt.
Chân giò
Trong phong tục cổ truyền của người Việt, chân giò lợn là một thức quan trọng trong mâm cúng. Chân giò lợn khi cúng bằng tiếng Hán Việt gọi là trư túc. nhưng "trư" (lợn) đồng âm với "chư" (mọi thứ), còn "túc" (chân) còn có nghĩa là "sung túc, no đủ". Việc cúng chân giò lợn có thể được hiểu là mong muốn cho năm mới được đầy đủ, sung túc hơn. Song vì món chân giò lợn đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chế biến nên giờ đây, nhiều gia đình đã thay món chân giò lợn bằng giò chả.
Ngoài ra trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm tẻ là lương thực hàng ngày. Mâm cỗ có nếp có tẻ, có âm dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở. Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn tượng trưng cho trời đất vũ trụ, kết nối cổ kim.
Mâm cơm cúng ngày Rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các vị. Vị mặn của nước chấm, vị cay của ớt, vị chua của đĩa dưa hành, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên mâm cỗ đủ đầy, cầu mong yên ấm an lành, xua đi những đen đủi có thể đến trong năm mới.
Văn khấn Tết nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) tại nhà
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
- Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
- Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ...............................................
Ngụ tại:........................................................................
Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Theo eva
Cách làm xôi ngũ sắc với toàn bộ màu từ trái cây cho ngày Rằm tháng 7 Xôi ngũ sắc được nhuộm màu bởi trái cây sẽ mềm và ngọt vị cho mâm cỗ ngày Rằm tháng 7 thêm ngon. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 500g gạo nếp - 30g dâu tây sấy khô - 30g bí đỏ sấy khô - 30g việt quất sấy khô - 40g dâu tằm Cách làm xôi ngũ sắc với toàn bộ màu...