Hướng dẫn build đội hình Tướng cho người mới chơi Vô Địch Tam Quốc
Được ví là tựa game chiến thuật có sức hấp dẫn về lối chơi tương tự như Ngọa Long, Khổng Minh Truyện, Linh Vương… các sản phẩm game chiến thuật đình đám từng ra mắt trước đó. Bởi vậy khi chơi Vô Địch Tam Quốc, nắm rõ kinh nghiệm build đội hình tướng là một việc vô cùng cần thiết!
Vô Địch Tam Quốc là tựa game được xây dựng dựa trên bối cảnh thời Tam Quốc sở hữu lối chơi kết hợp cả hai yếu tố nhập vai chiến thuật đánh theo lượt và thẻ tướng. Bên cạnh đó từng hoạt động, tính năng đặc sắc trong game đều được lồng ghép hài hòa trong suốt quá trình trải nghiệm, từ đó tạo nên nét độc đáo riêng cho trò chơi.
Đặc biệt game cũng sở hữu hệ thống võ tướng hết sức phong phú, có tạo hình giống với hình tượng miêu tả trong tiểu thuyết, đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Để gia tăng thêm tính chiến thuật, trò chơi có đưa thêm vào hệ thống trận pháp, người chơi có thể có 5 nhân vật đứng theo đội hình 33, mỗi dạng trận phép sẽ mang lại một công dụng bổ trợ riêng biệt.
Như vậy với lý do trên, người mới chơi Vô Địch Tam Quốc sẽ rất khó để chọn ra đội hình chuẩn bởi vì mỗi tướng đều có kỹ năng cũng như thiên phú riêng, kết hợp với kỹ năng của Chủ Tướng sẽ hình thành rất nhiều chiến thuật khác nhau. Những thông tin được chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn dễ dàng tìm hiểu cũng như lựa chọn các tướng phù hợp trong trò chơi, đặc biệt là 1 số đội hình tiêu biểu trong giai đoạn game mới ra mắt.
Điều đầu tiên, chúng ta cần biết rằng trong Vô Địch Tam Quốc có tất cả 3 loại tướng với từng vai trò khác nhau, cụ thể:
Tiền Tướng (tướng hệ Thủ): là tướng luôn đi đầu trong mỗi trận đánh, có khả năng gây sát thương vật lý đơn rất lớn kèm theo các hiệu ứng tăng thủ cho bản thân.
Trung Tướng (tướng hệ Công): là tướng hàng giữa, gây sát thương vật lý – phép cho toàn đội hình địch, đồng thời tăng các chỉ số công cho bản thân.
Hậu tướng (tướng Hỗ trợ):là tướng hàng sau, có chức năng hỗ trợ Tiền Tướng và Trung Tướng. Các tướng này có khả năng khôi phục HP, Tăng Sát Thương, Tăng Tốc Độ, Tăng Sĩ Khí…
Trong Vô Địch Tam Quốc, đây là đội hình khá toàn diện, có đầy đủ cả 3 vị trí của tướng.
Đội hình khuyên dùng cho người mới bắt đầu chơi sẽ bao gồm các tướng: Chân Cơ, Từ Thứ, Trương Giác, Hạ Hầu Uyên và Hạ Hầu Đôn. Kỹ năng Tướng Chính: ưu tiên dùng Quán Đỉnh hoặc Nắng Hạn để hồi máu, Chế Ngự Địch để tăng thêm Công cho phe ta. Có Hạ Hầu Đôn làm tướng chịu sát thương, Hạ Hầu Uyên Trương Giác là sát thương chính, Từ Thứ sát thương phụ và Chân Cơ là tướng hỗ trợ: tăng hiệu quả trị liệu & tăng Công.
Ưu Điểm: Đội hình có tướng Sát Thương phép toàn diện (Trương Giác) Sát Thương Vật lý và Bạo cao của Hạ Hầu Uyên, tiếp đó với sự trợ giúp tăng Công của Chân Cơ, có thể dễ dàng hạ gục đối thủ cũng như vượt Map. Ngoài ra, Tướng đều có thể nhận được thông qua Tướng Đài. Đây là đội hình có thể sử dụng trước khi bạn đạt mốc level 50 (có bảng tướng Vàng).
Yếu Điểm: Đội hình Thiếu sát thương toàn diện bằng Vật lý, các tướng có kháng phép cao khó có thể dứt điểm. Ngoài ra, vì không có hồi máu nên cần có kỹ năng hồi máu của Chủ Tướng (mất đi 1 slot kỹ năng) Vấn đề tiếp theo là tư chất Tướng, vì là tướng Tím, nên tư chất chỉ có 8 và 9, không thể đáp ứng khi đã ngoài level 50.
Video đang HOT
Khi đạt được đến trên level 50, khi này người chơi có thể thay đổi sang đội hình đề xuất khác, bao gồm các tướng: Tào Nhân (tướng Thủ hàng trước), Triệu Vân Tướng sát thương Vât Lý toàn diện địch với sát thương Bạo cực lớn, Lục Tốn (có thể để hàng giữa hoặc sau) sát thương Phép toàn bộ địch và tăng công cho bản thân, Hoa Đà (Hỗ trợ) hồi máu, Thái Vân Cơ (Hỗ trợ) tăng Sĩ Khí.
Kỹ năng Tướng Chính: Ưu tiên dùng Bàn Bạc Lôi Đình. Gây Sát Thương Thực, xóa bỏ hiệu ứng Gây Choáng Đây là đội hình toàn diện có đầy đủ các thành phần cần thiết nhất, có thể sử dụng lâu dài, đặc biệt là Thái Văn Cơ và Triệu Vân.
Ưu Điểm: Đội hình này có đầy đủ thành phần cơ bản nhất (tướng Tank, tướng gây sát thương vật lý – phép thuật, tướng hỗ trợ máu – sĩ khí). Tướng không quá khó để có thể sở hữu và có thể sử dụng lâu dài trong giai đoạn 5x đến 7x. Đội hình có cả sát thương toàn địch Vật lý Phép nên khó kháng.
Yếu Điểm: Trong đội hình chỉ có Triệu Vân & Thái Vân Cơ có thể sử dụng ở các level cao sau này, các vị trí khác cần được thay thế để có thể phù hợp với chiến thuật của từng người. Trên đây là những đội hình được giới thiệu và đề xuất từ kinh nghiệm những người chơi Vô Địch Tam Quốc giai đoạn Alpha Test, hiện vẫn có thể áp dụng rất tốt đối với game. Tuy nhiên khi chơi, bạn vẫn có thể có những hướng đi khác phù hợp tối đa với bản thân.
Theo GameK
Thuyết âm mưu: Lưu Bị thực chất là một "cao thủ võ lâm" nhưng giấu đòn?
Trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa", nhân vật Lưu Bị được mô tả như một thư sinh trói gà không chặt. Nhưng mới đây một game thủ chơi Vô Địch Tam Quốc đã tìm ra nhiều chi tiết chứng minh Lưu Bị biết võ, thậm chí còn là một cao thủ võ lâm.
Trong bộ tiểu thuyết kinh điển "Tam Quốc Diễn Nghĩa", nhà văn La Quán Trung vẫn thường mô tả nhân vật Lưu Bị giống như một vị thư sinh sức lực trói gà không chặt, không thích đọc sách, chỉ thích cưỡi ngựa, ca hát và mặc quần áo đẹp. Vóc người cao lớn, dung mạo nổi bật và khác thường. Tính tình thuộc trầm mặc ít nói, mừng giận không lộ ra mặt. Đồng thời là một nhân kiệt có chí lớn, thích kết giao với anh hùng hào kiệt trong thiên hạ để mong được nghiệp lớn, khôi phục tòng thất nhà Hán.
Xuyên suốt bối cảnh lịch sử thời Tam Quốc loạn thế, bất cứ độc giả nào cũng tin vào hình tượng thư sinh như vậy của Lưu Bị. Tuy nhiên, mới đây một game thủ trong cộng đồng game chiến thuật Vô Địch Tam Quốcđã tìm ra nhiều chi tiết chứng minh Lưu Bị là một người sức lực vạm vỡ, rất am hiểu về võ công, thậm chí còn là một cao thủ võ lâm thời bấy giờ sánh ngang với các tướng Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân và Lữ Bố!
Phương Lê - Một người chơi trong cộng đồng Vô Địch Tam Quốc vô tình tìm được sự thật bất ngờ về nhân vật Lưu Bị.
Bài viết nhận được khá nhiều ý kiến tán đồng từ cộng đồng người chơi Vô Địch Tam Quốc.
Bên dưới đây là bài viết được trích dẫn từ game thủ Phương Lê trong cộng đồng chơi Vô Địch Tam Quốc:
Theo sử sách, Lưu Bị từng nhiều lần rút chạy thành công, thoát khỏi vòng vây của thiên binh vạn mã. Ông cũng lại nhiều lần đơn thương độc mã xông pha vào trận địch không chút sợ hãi. Điều đó chứng tỏ Lưu Bị tất biết võ công. Khi nói về binh khí và cao thủ thời Tam Quốc, người ta thường chỉ nhớ về "Phượng Thiên Họa Kích" của Lã Bố, "Thanh Long Yển Nguyệt Đao" của Quan Vũ, "Bát Xà Mâu" của Trương Phi hay cây thương nguy hiểm trong tay Triệu Tử Long. Kỳ thực, những người luyện võ đều biết câu: "Luyện đao trăm ngày, luyện thương ngàn ngày, luyện kiếm vạn ngày".
Câu đó có nghĩa là luyện đao thương thì dễ, luyện kiếm rất khó. Người trong võ lâm lấy việc luyện đao thương làm căn bản. Còn riêng về kiếm thuật, ai tinh thông luyện thành rồi thì đều là cao thủ. Một cao thủ dùng kiếm phải có nhiều phẩm chất: sự kiên nhẫn, quyết tâm, sự bình tĩnh đến cao độ và trí tuệ. Người đó lại cần có một nội tâm trong sạch và cảm giác cực kỳ nhạy cảm, đồng thời trong tích tắc phải có phản ứng thích đáng, kiếm đồng thời hòa làm một với tâm hồn kiếm thủ.
Một kiếm sĩ còn cần có sức lực mạnh mẽ, tay nắm kiếm cần phải chắc và có lực, đặc biệt là cổ tay càng cần phải cứng rắn như sắt thép đúc thành. Trong khi đó Lưu Bị sử dụng vũ khí là song kiếm. Trong võ lâm, sử dụng được song kiếm không có mấy người cho nên có thể nói rằng Lưu Bị rất có thể là một cao thủ.
Loại song kiếm mà Lưu Bị sử dụng là kiếm gì? Đó là loại kiếm rất không bình thường mang tên Tam Xích Thanh Phong. Nó vừa dài lại dày và nặng. Tác giả dám chắc rằng Quan Vũ hai tay có thể múa đại đao của ông dễ dàng nhưng loại song kiếm này chưa chắc ông đã có thể múa được vài hiệp.
Lưu Bị với sức mạnh "vô song" chế ngự Trương Phi và Quan Vũ
Quan Vũ, Trương Phi thân thủ giỏi thế nào mà tuy chỉ mới gặp đã nể phục mà chịu nhận một anh chàng đóng giày, bán chiếu ở chợ như Lưu Bị làm đại ca khi kết nghĩa vườn đào? Điều này thật không giản đơn. Trong tập đầu phim Tam Quốc Diễn Nghĩa 1994 có cảnh Quan Vân Trường đi bán đậu tương ngoài chợ, thấy một người bán thịt nhưng lại làm khó những người khác không chịu bán. Vân Trường ra hỏi lý do, thì người này chỉ vào một cái giếng có một cái cối đá lớn đè ở trên, nói rằng ông chủ bảo ai nhấc được cối này lên thì tất cả thịt bên trong đều thuộc về người đấy.
Vân Trường cười nhẹ, vuốt râu nói nếu nhấc được thì thịt trong giếng là của mình. Vân Trường lấy hết sức bám chắc vào khối đá lớn, rồi nhấc bổng lên cao, rồi ném nó thẳng xuống dưới nền đất, đoạn bảo người kia chia thịt cho mọi người. Lưu Bị nhìn thấy cảnh này hết sức nể phục nhưng chưa vội ra mặt. Lúc sau, gã bán thịt đi gọi ông chủ hắn đến, chính là Trương Phi.
Vừa thấy Vân Trường, Trương Phi thò tay bốc ngay một nắm đậu tương, vò nát trong lòng bàn tay rồi gây sự. Hai người đấu với nhau một trận kịch liệt. Đang lúc kịch tính nhất, khi cả hai giằng co nhau dữ dội, bất phân thắng bại, Lưu Bị bèn đi vào, dùng hết sức nắm chắc 2 cổ tay của Trương Phi và Vân Trường rồi từ từ tách ra làm đôi và đè xuống dưới. Hai người kia quá bất ngờ trước sức mạnh phi thường của người bán giày, đoạn hạ tay lại, bình tĩnh cùng nhau xưng danh, bắt chuyện.
Nói rồi Trương Phi bảo là mình cố tình gây sự với Vân Trường vì thấy ông là một trang hảo hán, muốn kết bạn thông qua võ thuật, ai ngờ hôm nay gặp được cả Lưu Bị, vậy là cả 3 người mời nhau về nhà Trương Phi ngồi tâm sự. Từ đó dẫn đến sự việc kết nghĩa vườn đào nổi tiếng của 3 anh em Lưu - Quan - Trương trong thời loạn thế, mở ra hàng loạt điển tích chấn động lòng người về sau, lưu danh sử sách.
Tam Anh Chiến Lã Bố
Trận Hổ lao quan khi quân liên minh đối đầu với Đổng Trác là lần đầu tiên Lưu Bị xuất kiếm. Cùng với Trương Phi, Quan Vũ, ông xuất kiếm quyết chiến với Lã Bố, tạo nên một trong những cuộc đối đầu thú vị nhất thời Tam Quốc. Có thể, Lưu Bị vốn không muốn bộc lộ bản thân là kẻ võ phu, chỉ trong những tình thế bắt buộc thế ông mới thể hiện sức mạnh của mình.
Biết được võ nghệ thực sự của Lưu Bị, có lẽ chỉ có 3 người là Quan Vũ, Trương Phi và Lã Bố. Lã Bố từng cướp Từ Châu của Lưu Bị, tưởng như chỉ cần múa một đường kích là có thể hạ ngay Lưu Bị nhưng cuối cùng vẫn không làm gì nổi. Lã Bố thậm chí cũng không dám hại người nhà Lưu Bị, không dám công khai chọc giận Lưu Bị. Tại Bạch Môn Lầu, Lã Bố đã có ý định giết Tào Tháo nhưng nhìn thấy Lưu Bị ngồi đó nên đành phải thay đổi ý định. Vì vậy rất có thể Lưu Bị là một cao thủ võ nghệ ẩn thân không lộ diện.
Lưu Bị dùng song kiếm, solo với tướng Hạ Hầu Đôn ở gò Bác Vọng
Sau khi về làm quân sư cho Lưu Bị, Gia Cát Lượng bắt tay ngay vào xây dựng lực lượng ở Tân Dã. Tào Tháo nghe tin, điều đại tướng Hạ Hầu Đôn dẫn 10 vạn đại quân đi đánh Tân Dã. Lưu Bị giao quyền điều binh cho Khổng Minh. Khổng Minh cho quân mai phục chuẩn bị mọi thứ để tiêu diệt quân Tào tại Bác Vọng.
Gia Cát Lượng sai Trương Phi và Quan Vũ phục kích 2 bên sườn gò Bác Vọng, chuẩn bị đầy đủ mồi lửa sẵn sàng thiêu cháy quân Tào khi có hiệu lệnh. Cũng theo kế này Khổng Minh cho Triệu Tử Long và Lưu Bị đi dụ địch, chỉ được thua không được thắng. Lần đầu tiên Triệu Tử Long ra đánh, thua chạy nhưng Hạ Hầu Đôn không dám truy kích theo vì sợ gặp mai phục. Nhưng một lúc sau lại có toán quân xông ra, lần này đích thân Lưu Bị xuất đầu lộ diện.
Việc để Lưu Bị, người đứng đầu quân đội ra nghênh chiến cho thấy Khổng Minh đã biết rõ thực lực của Lưu Bị, rằng ông không chỉ là một chúa công chỉ biết dùng nhân nghĩa và nước mắt để thu phục thiên hạ, mà còn sở hữu một sức mạnh tiềm tàng rất to lớn, có thể &'đánh nhử' đô đốc quân Tào là Hạ Hầu Đôn được. Vì nếu không phải là Lưu Bị, thì ngoài Triệu Tử Long, dù có cả Trương Phi, Vân Trường cũng không thể nào nhử đại quân địch vào bẫy của mình được. Đó chính là điểm then chốt của trận chiến này.
Lưu Bị lao ra, cầm song kiếm đánh tay đôi với Hạ Hầu Đôn một hồi. Mà Hạ Hầu Đôn là ai? Đó là một trong những viên tướng cưng của Tào Tháo, không phải dạng vừa. Lưu Bị có thể đánh ngang ngửa với ông, thì quả đúng không phải tầm thường rồi. Sau đó, vì phải diễn theo đúng kế của quân sư, nên Lưu Bị giả thua bỏ chạy thục mạng. Thế là cả Hạ Hầu Đôn và các tướng lĩnh dưới trướng lần này đều trúng kế, không còn ai đề phòng mai phục gì nữa, vì cơ hội chém đầu Lưu Bị đã rất gần trong tầm tay rồi, bèn thúc ngựa đuổi theo.
Quân Tào tiến vào rừng đến khi đêm xuống, lúc này tướng dưới trướng mới thưa rằng Hạ Hầu Đôn nên dừng truy kích, chuẩn bị rút quân vì nơi này không nên ở lâu, thì bất ngờ tên lửa bắn xuống mịt mù, cây cối hai bên đường cháy to. Quân Tào hoảng loạn dẫm đạp lên nhau mà chạy, lương thực toàn bộ bị cháy. Toàn bộ Tào quân bị tiêu diệt, tướng Hạ Hầu Đôn chạy thoát.
Theo lời nhiều người chơi Vô Địch Tam Quốc, Lưu Bị trong game là một tướng kiệt xuất mà ai cũng mong muốn chiêu mộ được!
Qua 3 điển tích này, mặc dù khá &'mờ nhạt', không phải là những chi tiết dễ thấy hay ấn tượng với khán giả, thế nhưng nó chính là phản ánh một khía cạnh khác của Lưu Bị, vị quân chủ nhà Thục Hán sau này, 1 trong 3 người có quyền lực nhất thời Tam Quốc. Lưu Bị quả là một người phi thường, rất đáng mặt được Tào Tháo khen là "anh hùng" trong thiên hạ!
Theo GameK
Vô Địch Tam Quốc chính thức Open Beta 18/10, mở Quốc Chiến vạn người ngay hôm nay Đừng quên nhận các phần quà Gift Code giá trị để trải nghiệm hàng loạt tính năng đột phá lần đầu tiên xuất hiện trong Vô Địch Tam Quốc. Sau thời gian được cộng đồng game thủ mong đợi, trải qua 2 đợt Alpha Test rất kĩ lưỡng cuối cùng hôm nay Vô Địch Tam Quốc đã chính thức Open Beta lúc 10:00...