Hương cốm ven sông
Hương cốm là một phần không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ tôi
Mỗi độ tết về lại dậy lên trong tôi nỗi nhớ về làng quê thuở thiếu thời ở An Nhơn, Bình Định.
Chỉ mới bước xuống đò thôi bạn đã nghe một mùi thơm ngọt đậm. Đó không phải là mùi thơm của con sông xanh biếc hay mái tóc của cô gái chèo đò, mà là mùi thơm của bắp đỗ, của nếp tẻ, trộn với mùi mật đường ngào ngạt đang tỏa hương từ các lò cốm. Cả làng chỉ trăm hộ thì đến chín mươi hộ đều có lò.
Những lò cốm đắp bằng đất trên đặt một cái chảo gang to đùng lem luốc lọ nghẹ, mới trông tưởng như một cái trồng đồng gỉ sét vừa được đào lên. Lò đun bằng những cây củi nhỏ, thường là cành cây sầu đông, cây táo nhơn mà khói bốc lên gây gây khiến lũ ruồi và muỗi say ngật ngừ phải bỏ đi.
Nguyên liệu chính của cốm quê tôi là những hạt bắp nghệ no tròn vàng như mật. Bắp được phơi thật khô, rang trên chảo cùng với cát, nở trắng như tuyết và thơm như hoa sứ. Cũng có khi, tùy theo người mua, bắp được thay bằng lúa. Lúa được nấu chín đem ra sân phơi khô, rồi đem giã cho tróc vỏ, để khi đem rang hạt gạo sẽ phồng căng, giòn rụm nhưng vẫn giữ được hình dáng be bé xinh xinh.
Đó là hai thứ cốm bắp và tẻ. Với cốm nếp, đương nhiên phải làm bằng nếp. Chỉ cần đổ nếp vào chảo trở vài bận là nếp nở trắng như bông cúc kim.
Tất cả nguyên liệu trên được gọi là “nổ”, sau khi đã sàng sạch cát, được trộn từng thứ một với mật mía đun sôi mua từ các lò đường. Mùi thơm nghẹt mũi chính là lúc đường trong chảo đang “tới”, tức là vừa đủ độ dẻo để kết dính các hạt “nổ” kia lại. Lúc ấy thường khoảng xế chiều, là lúc mà gió nồm từ biển thổi vào lồng lộng mang mùi thơm của cốm bay đi tận các làng xa.
Video đang HOT
Ai giữ được những làng cốm kia nhỉ, nếu trước nhất không phải từ chúng ta?
Cốm nóng bỏng tay được trút trên một cái bàn gỗ, bốn cạnh được cơi cao lên chừng 2 phân là độ dày của cốm. Người ta trải đều, rồi dùng một khúc gỗ tròn bóng cán qua cán lại cho thật phẳng. Giây phút hồi hộp thích thú nhất của bọn trẻ là lúc cắt cốm. Một cây thước thẳng như thước thợ hồ được cẩn thận đặt lên mặt cốm vừa nén. Một con dao bầu to bản cắm sát cạnh thước rồi cứ thế đi thụt lùi. Hết đường dọc đến đường ngang.
Những miếng cốm hình chữ nhật, xinh xắn như đậu khuôn, hai mặt nâu bóng ẩn bên dưới những hạt “nổ” màu vàng, đẹp như các đồ vật bằng sơn mài vẽ các con cá vàng đang bơi. Cốm tẻ cũng ngào mật, trải lên bàn và cắt như cốm bắp. Riêng cốm nếp thì vo lại từng viên tròn như bánh cam, thường để bán cho người già. Bọn trẻ được chia những cốm rẻo cũng thơm ngon không kém nếu không muốn nói là ngon hơn vì còn nóng phải “vừa thổi vừa nhai”.
Cốm được xếp từng tầng chồng sát lên nhau trong hai chiếc bầu to như ang đựng nước. Bầu đan bằng tre, dưới có chân, trên có nắp đậy. Bầu được trét dầu rái nhiều lượt để giữ độ giòn cho cốm và che mưa. Những người con gái sẽ gánh đôi bầu đến các chợ phiên, đặt một chiếc đòn giữa hai bầu, ngồi xuống, thong thả lấy nón quạt cho khô những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, rồi mới mở nắp bầu, lật ngửa ra bày cốm lên bán cho người mua đang đứng đợi.
Những ngày không phiên chợ các cô tỏa vào các thôn xóm, từ làng nọ đến làng kia, buông những tiếng rao “cốm ơ…” ngọt như cốm. Vào mùa gặt, các cô ra tận ruộng, có khi không bán bằng tiền mà đổi bằng lúa. Giữa gió đồng vi vu, trong nắng chiều ấm áp, ngồi trên bờ cỏ, với chỉ một ngàn đồng mà được ăn một miếng cốm có đủ cả mùi thơm của bắp, của lúa nếp, của mật đường, ăn xong lại uống một bát nước chè, tưởng không gì thích bằng.
Và cũng chỉ vài ngàn là đủ làm quà cho cả nhà, một món quà dân dã, nguyên liệu từ chính bắp lúa, mùi thơm mộc mạc từ ruộng đồng, màu sắc tự nhiên từ mía đường, lại vừa ngon vừa rẻ, vậy mà ngày nay đã thấy vắng dần. Người ta ưa những bánh kẹo sản xuất hàng loạt, đựng trong các bao bì sặc sỡ, mà quên mất rằng núp sau những sắc màu lòe loẹt là những xúc tu của con bạch tuộc khổng lồ, chưa kể những bột những đường kia ẩn chứa rất nhiều hóa chất để tăng độ giòn, độ dẻo và nhất là mùi thơm không thể nào tin được là từ thiên nhiên trong lành.
Ai giữ được những làng cốm kia nhỉ, nếu trước nhất không phải từ chúng ta? Và sau đó, sao không phải từ những làng du lịch sinh thái?
Theo Tuổi trẻ
Bi kịch thôn nữ đồng tính giết cha
Người thân đang đốt nhang bên di ảnh nạn nhân
Ngày 17/11, cơ quan điều tra công an huyện Tân Trụ đã đề nghị giám định tâm thần với đối tượng Trần Thị Kim Yến. Trước đó, Yến đã dùng dao nhọn cướp mạng cha ruột ngay tại nhà chỉ vì bị cha mắng! Cơ quan chức năng xác định ngoài biểu hiện của bệnh tâm thần, Yến còn có biểu đồng tính nữ.
"Thân con gái, kiếp con trai"
Chiều 17/11, PV cùng công an xã Bình Tịnh tìm tới gia đình Yến để tìm hiểu thêm nguyên nhân sự việc. Khi hỏi thăm người dân, ai cũng biết rất rõ vụ án đau lòng gây chấn động khu vực này. Có người còn quả quyết: "Tội nghiệp con bé, à thằng bé, nó đã thân con gái, kiếp con trai, lại còn bị bệnh tâm thần".
Theo lời kể Trần Văn L (sinh năm 1990, em ruột Yến), Yến chưa từng đi giám định tâm thần, bệnh lý nhưng hành vi, cư xử, cử chỉ và nhất là lời nói gần giống người bệnh từ mấy năm nay. Lúc còn đi học, Yến học khá, đạo đức tốt nhưng tính tình giống như một cậu bé, cứ tan học là đá banh, chạy điền kinh kể cả đánh nhau với những học sinh nam. Cuối cấp hai, hoàn cảnh gia đình khó khăn buộc lòng Yến phải nghỉ để vào Thành phố Hồ Chí Minh làm công nhân may cùng chị ruột. Năm 2004, Yến bị tai nạn giao thông ngã đập đầu xuống đất, nằm viện điều trị gần một tháng. Đặc biệt từ năm 2007 đến nay, tính tình Yến có sự thay đổi đột ngột, thường hút thuốc, uống rượu, đi chơi thâu đêm suốt sáng.
Em trai của Yến cho biết, sau khi bị tai nạn, Yến về làm công nhân tách hạt điều cho một cơ sở gia công gần nhà. Tuy nhiên, do tâm tính Yến khá bất thường nên thích thì làm, không thích thì nghỉ. Thỉnh thoảng Yến lại bỏ nhà đi lang thang ngoài đường từ sáng tới chiều mới chịu về nhà. Nhiều khi đang nói chuyện bình thường với mọi người Yến bỗng nổi nóng vô cớ, chửi mắng người xung quanh. Có khi Yến còn dùng dao dọa, đòi đâm làm ai nấy đều bỏ chạy tán loạn. Anh rể của Yến cho biết thêm, khi đi làm em vợ mình thường thủ dao trong người. Trước khi xảy ra vụ việc vài ngày, người nhà phát hiện trong túi xách của Yến có con dao Thái Lan cán vàng (loại dao thường dùng để gọt hoa quả). Khi người nhà hỏi mang dao làm gì thì Yến trả lời tưng tửng: "Mang phòng thân, ai chọc ghẹo thì xử!".
Công an xã cũng xác nhận việc Yến hay cư xử kiểu con trai, thường tụ tập bạn bè nên hay bị la mắng, thậm chí nhiều lần Yến bị gia đình đánh chửi vì những hành vi khác người của mình. Lần bị nặng nhất là Yến bị người thân dùng cây đánh trên vùng đầu gây chấn thương, tuy nhiên hành vi chưa cấu thành tội phạm nên chỉ bị xử phạt hành chính. Theo chính quyền địa phương, Yến đã nhiều lần nộp đơn lên UBND xin làm công an xã nhưng cơ quan chức năng trả đơn vì thấy Yến không phù hợp. Cũng có cán bộ gợi ý Yến nên xin qua xã đội nhưng Yến nói: "Nhất định phải làm công an tôi mới chịu".
Diễn "sex show" trước mặt anh rể
Người nhà đối tượng thuật lại, từ nhiều năm nay gia đình rất lo lắng cho cô con gái đến tuổi lấy chồng mà không anh thanh niên nào dám ngó tới vì tính tình như con trai, ăn nói cộc cằn, đi đêm, nhậu nhẹt la cà. Nhất là cha của Yến sợ con hư, khi suốt ngày giao du với đám bạn đệ tử lưu linh. Thế nhưng càng lo thì Yến càng làm tới, đi đâu làm gì cả nhà ít ai biết, chuyện ăn mặc cũng không giống ai. "Phòng ngủ thì mở đèn sáng còn chị ấy thì cứ thoải mái mặc quần áo lót dù trong nhà còn có anh rể, em trai", em của Yến kể lại.
Theo hồ sơ của cơ quan công an, ngày 13/11, sau khi tan ca, Yến đi uống cà phê với bạn bè, sau đó trở về nhà vào lúc 19h30. Trong nhà lúc này có cha của Yến cùng con rể đang ngồi xem vô tuyến, chị ruột Yến ăn cơm ở bàn bên cạnh. Đi thẳng vào phòng riêng của mình, Yến đóng cửa lại để thay quần áo và khoảng năm phút sau cô nàng mở cửa bước ra nhưng chỉ mặc duy nhất cái áo mỏng dính còn bên dưới thì không có mảnh vải che thân. Anh rể thấy vậy thì xấu hổ quay mặt đi chỗ khác, còn cha của Yến thì bực tức. Ông liền lên tiếng chửi " Con gái gì mà mất nết, ra ngoài không mặc quần là sao?". Chị ruột Yến chứng kiến sự việc cũng bức xúc: "Bộ mày khêu gợi anh rể hay sao mà làm vậy". Yến lại giọng điệu tưng tửng: "Quần áo phơi ngoài sào quên lấy vào. Quần đâu mà mặc nên ở truồng cũng được. Mà ở truồng cho mát và cũng đẹp, bộ mấy người thấy lạ lắm sao?".
Vừa nói, Yến vừa tồng ngồng bước ra sân lấy quần rồi đi vào nhà. Cha của Yến nóng mắt liền đứng dậy tát con gái hai cái. Bị đánh đau nhưng Yến chẳng nói câu nào mà đứng luôn tại đó mặc quần. Khi người cha la lớn: "Mày mặc xong tao tính tiếp" thì Yến trả đũa: "Ba mà bước vào đây tui xử cho coi". Thấy con hỗn hào, ông bố liền sấn tới định tát tai thì Yến đã thủ sẵn con dao từ khi nào đâm vào người nạn nhân. Chị gái và anh rể Yến chứng kiến sự việc vừa tri hô, vừa lấy xe để chở cha đến bệnh viện Nguyễn Văn Tuyên (thị trấn Tân Trụ, cách nhà khoảng 7 cây số để cấp cứu). Tại bệnh viện, các bác sĩ cho biết do dao đâm trúng tim nên nạn nhân đã tử vong. Riêng Yến thì ngồi tại nhà để con dao lên bàn để chờ đợi công an đến bắt giữ.
Tại nhà tạm giữ công an huyện Tân Trụ, Yến im lặng trước mọi câu hỏi, ngồi bất động, chỉ thỉnh thoảng đưa tay quệt những giọt nước mắt đang lăn trên má. Trả lời câu hỏi của PV: "Cô không ý thức được hành vi đó vừa trái ngược đạo đức luân lý, là phạm tội và sẽ lãnh bản án rất nặng hay sao", Yến nghẹn ngào: "Gia đình tôi ép tôi quá, tôi bị mọi người xem như khùng điên nên họ muốn làm gì thì làm. Bây giờ có ở tù bao lâu hay tử hình tôi cũng chấp nhận thôi".
Từ những dấu hiệu bất thường, ngày 17/11, cơ quan điều tra công an huyện Tân Trụ quyết định trưng cầu giám định để xác định Yến có bệnh tâm thần thật sự không. Một điều tra viên tham gia vụ án cho biết: "Diễn biến vụ việc còn phải chờ vào kết quả giám định. Nếu giám định cho thấy đối tượng bị bệnh tâm thần thì sẽ được chuyển sang điều trị, cách ly tại trung tâm chữa bệnh".
Theo Đời sống pháp luật
Suốt đời...mở mắt Tragic Veronica không thể nhắm mắt ngủ vào ban đêm như bao người bình thường khác và cô bé cũng không thể nhìn thấy những gì đang diễn ra xung quanh. Cô bé Tragic Veronica có thể được coi là nạn nhân cuối cùng của thảm họa hạt nhân Chernobyl. Thảm họa này đã cướp đi của cô cái nhìn về người thân,...