Hungary trì hoãn bỏ phiếu gia nhập NATO của Thụy Điển và Phần Lan
Theo lịch trình phiên họp mới được thông qua, Quốc hội Hungary sẽ quyết định về việc gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển vào ngày 20/3 thay vì 6/3.
Trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh mới đây, Thủ tướng Viktor Orban cho biết, một tranh chấp đã nảy sinh giữa các Nghị sĩ về vấn đề này, vì vậy một phái đoàn đàm phán của quốc hội do cựu Bộ trưởng Quốc phòng Csaba Hende và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Zsolt Nemeth dẫn đầu sẽ được cử đến Phần Lan và Thụy Điển để tiếp tục thảo luận.
Nghị sĩ David Bedo của Phong trào Động lực (Momentum) cho biết, các Nghị sĩ của phong trào này hy vọng rằng sau chuyến thăm Thụy Điển và Phần Lan, họ sẽ có thể thuyết phục được đa số Nghị sĩ chính phủ bỏ phiếu ủng hộ việc gia nhập.
Video đang HOT
Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ là hai quốc gia thành viên NATO duy nhất chưa phê chuẩn việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh quân sự này. (Ảnh minh họa: Hungarytoday.hu)
Theo Tổng thống Hungary Katalin Novak và Bộ trưởng Ngoại giao Peter Szijjarto, chính phủ dường như ủng hộ việc gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển và gọi việc gia nhập của hai nước là hợp lý. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận tại quốc hội kéo dài 4 giờ hôm 1/3 đã không đạt được tín hiệu tích cực nào, khi các thành viên của các đảng cầm quyền cho rằng, một số đại diện của Phần Lan và Thụy Điển đã nhiều lần xúc phạm Hungary.
Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ là hai quốc gia thành viên NATO chưa phê chuẩn việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh quân sự này. Tại Hungary, chính phủ đã trì hoãn việc phê chuẩn hơn nửa năm nay với nhiều lý do khác nhau.
Quốc gia EU muốn giải tán Nghị viện châu Âu
Quốc hội Hungary vừa thông qua nghị quyết về những điều nước này mong muốn EU thay đổi, trong đó có xây dựng quân đội và quyền lực lớn hơn cho các quốc gia thành viên.
Bên trong một phiên họp của Nghị viện châu Âu tại Strasbourg, Pháp. Ảnh: Getty Images
Kênh truyền hình RT đưa tin các nghị sĩ Hungary đã thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban theo đuổi lập trường của quốc gia này về tương lai của Liên minh châu Âu (EU).
Nghị quyết trên đã tìm cách giải tán Nghị viện châu Âu ở thể thức hiện tại, cũng như yêu cầu trao quyền phủ quyết cho các quốc gia thành viên đối với bất kỳ điều luật nào của EU. Nghị quyết mới nhất này được 130 nghị sĩ tán thành, trong khi có 50 nghị sĩ phản đối.
Tuyên bố được công bố trên trang web Quốc hội Hungary nêu rõ: "Liên minh châu Âu phải thay đổi do không được chuẩn bị để đối mặt với những thách thức ngày nay. Ngoài ra, Hungary đặc biệt chỉ trích các biện pháp trừng phạt mà EU áp đặt lên Nga liên quan đến chiến dịch ở Ukraine. Budapest cho rằng sự suy thoái kinh tế của EU đã ảnh hưởng đến công dân Hungary.
Theo nghị quyết, chỉ các quốc gia thành viên mạnh mẽ và có năng lực mới có thể bảo vệ công dân của họ. Do đó, nhiệm vụ của khối phải nằm ở việc hỗ trợ các quốc gia thành viên quản lý khủng hoảng hiệu quả. Các nghị sĩ Hungary cho rằng khuôn khổ hiệp ước EU hiện tại không phù hợp để làm cơ sở hợp tác trong bối cảnh khủng hoảng.
Họ đề nghị xem xét các Hiệp ước của EU để đảm bảo tính trung lập về chính trị và ý thức hệ của Ủy ban châu Âu (EC), cũng như tổ chức lại Nghị viện châu Âu (EP) để các cơ quan lập pháp của những nước thành viên lựa chọn thành phần thay vì thông qua bầu cử trực tiếp.
Các nghị viện quốc gia cũng nên có quyền phủ quyết và đề xuất một số điều luật của EU. Ngoài ra, Budapest còn mong muốn thành lập một quân đội chung của châu Âu nhằm mục đích đảm bảo an ninh khu vực.
Đáng chú ý, Budapest gần đây đã mâu thuẫn với Brussels về một số vấn đề, khi Hungary là một trong những nước chỉ trích mạnh mẽ nhất các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã gọi chúng là phép tính sai lầm, có thể phá hủy nền kinh tế của châu Âu thay vì buộc Nga thay đổi lập trường đối với Ukraine.
Động thái này đã làm dấy lên làn sóng phẫn nộ ở Brussels, khi nhà ngoại giao hàng đầu của EU, ông Josep Borrell, đáp trả bằng cách tuyên bố các gói trừng phạt là điều mà EU phải làm.
Thủ tướng Hungary đề xuất châu Âu lập NATO riêng không có Mỹ Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng châu Âu cần lập một khối quân sự riêng và không chịu ảnh hưởng của Mỹ. Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: Global Look Press Trả lời tuần báo Weltwoche của Thụy Sĩ hôm 2/3, ông tin rằng Mỹ đang kéo châu Âu vào một cuộc xung đột không thể thắng cũng như có nguy cơ...