Hungary phản đối trừng phạt năng lượng Nga
Hungary tuyên bố sẽ không từ bỏ khí đốt của Nga.
Thủ tướng Hungary Orban. Ảnh: Reuters
Theo trang tin Unian.ua (Ukraine) ngày 9/3, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho rằng việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng và dầu khí sẽ là gánh nặng lớn đối với Hungary.
Sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Anh Boris Johnson, ông Orban cho biết sẽ không cho phép các gia đình Hungary phải trả giá cho cuộc xung đột Nga-Ukraine, vì vậy các biện pháp trừng phạt chống Nga không nên áp dụng đối với lĩnh vực năng lượng.
“Rõ ràng rằng việc kết thúc cuộc chiến này thông qua đàm phán là vì lợi ích của tất cả chúng tôi”, ông Orban nói và nhấn mạnh rằng mọi nỗ lực sẽ được thực hiện trong những tuần tới để khôi phục hòa bình.
Thủ tướng Hungary chia sẻ rằng việc mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với lĩnh vực năng lượng và dầu khí sẽ tạo ra áp lực lớn với Hungary.
Theo ông Orban, phương Tây không nên áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với nhập khẩu dầu khí. 90% các gia đình Hungary cần khí đốt và nước này mua phần lớn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên từ Nga. Thủ tướng Hungary tuyên bố rằng nền kinh tế của nước này không thể hoạt động nếu không có dầu và khí đốt.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố lệnh cấm Mỹ nhập khẩu dầu mỏ và các nguồn năng lượng khác của Nga, đẩy mạnh chiến dịch gây sức ép lên Moskva để phản ứng với hành động quân sự của Moskva ở Ukraine.
Nga công bố danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ không thân thiện
Các quốc gia và vùng lãnh thổ được đề cập trong danh sách là những đối tượng đã áp đặt hoặc tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga sau khi Moskva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Theo hãng thông tấn TASS (Nga), Chính phủ Nga ngày 7/3 đã phê duyệt danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài có hành động không thân thiện chống lại Nga, các công ty và công dân của nước này.
Tổng thống Nga Putin. Ảnh: TASS
Danh sách bao gồm Mỹ và Canada, các quốc gia EU, Anh (bao gồm cả Jersey, Anguilla, Quần đảo Virgin thuộc Anh, Gibraltar), Ukraine, Montenegro, Thụy Sĩ, Albania, Andorra, Iceland, Liechtenstein, Monaco, Na Uy, San Marino, Bắc Macedonia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Micronesia, New Zealand, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc).
Hầu hết các quốc gia trong danh sách không thân thiện của Nga đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moskva vì đã phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, đồng thời cũng bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Liên hợp quốc kêu gọi Moskva rút quân.
Chính phủ Nga lưu ý rằng theo nghị định này, các công dân và công ty Nga, các khu vực và thành phố trực thuộc trung ương có nghĩa vụ ngoại hối đối với các chủ nợ nước ngoài trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ không thân thiện có thể thanh toán bằng đồng Rúp.
Nền kinh tế Nga chống đỡ ra sao trước các lệnh trừng phạt? Kể từ năm 2014, khi Mỹ và các đồng minh áp đặt lệnh trừng phạt Nga sau sự kiện sáp nhập Crimea và vụ bắn rơi chuyến bay MH-17 của hãng hàng không Malaysia, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cố gắng biến nền kinh tế trị giá 1.500 tỷ USD trở nên miễn nhiễm với trừng phạt. Điều chỉnh nền kinh tế...