Hungary không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu mật ong từ Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, Bộ trưởng Nông nghiệp Hungary Istvan Nagy ngày 26/3 tuyên bố Budapest sẽ không gia hạn lệnh cấm nhập khẩu mật ong từ Ukraine, bất chấp những yêu cầu của các nhà sản xuất tại quốc gia Trung Âu này.
Ảnh minh hoạ: agroberichtenbuitenland.nl
Các nhà sản xuất mật ong Hungary vẫn cho rằng sản phẩm giá rẻ nhập từ Ukraine đã dẫn đến tình trạng rớt giá trên thị trường trong nước và đe dọa việc kinh doanh của họ. Bộ trưởng Nagy thừa nhận lệnh cấm nhập khẩu đơn phương không có tác dụng tích cực nào đối với thị trường trong nước do giá bán buôn không tăng nhiều như những người nuôi ong tại Hungary từng hy vọng. Đồng thời, lệnh cấm nhập khẩu mật ong Ukraine đã gây tổn hại cho các công ty đóng gói và tái xuất vào Liên minh châu Âu (EU). Theo ông Nagy, các nhà xuất khẩu Hungary cần mật ong Ukraine vì nếu không có, các doanh nghiệp này sẽ không thể thực hiện được hợp đồng đã ký. Do đó, ngày 19/2 vừa qua, lệnh cấm nhập khẩu mật ong từ Ukraine đã được dỡ bỏ và khiến những người nuôi ong tại Hungary phản đối.
Bộ trưởng Nagy cho biết lệnh cấm nhập khẩu nói trên sẽ không còn làm tăng lợi ích của người nuôi ong Hungary, không có tác động rõ ràng, đồng thời nhấn mạnh, Budapest không muốn tạo ra thêm vấn đề, do đó đã quyết định mở lại thị trường nhập khẩu.
Video đang HOT
Người đứng đầu ngành nông nghiệp Hungary cũng xác nhận nước này không có kế hoạch tiếp tục cấm nhập khẩu mật ong từ Ukraine.
Các nhà xuất khẩu mật ong lớn nhất vào EU là Trung Quốc và Ukraine. Theo Ủy ban châu Âu (EC), sản phẩm của Ukraine chiếm 25% lượng mật ong nhập khẩu của EU trong 8 tháng đầu năm 2023. Bộ trưởng Nagy từng tuyên bố Hungary sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đơn phương đối với một số nông sản của Ukaine cho đến khi các biện pháp hạn chế được áp đặt ở cấp độ EU. Bất chấp những thỏa hiệp đạt được với EC về việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đối với việc nhập khẩu nông sản Ukraine, Hungary vẫn quyết định áp đặt lệnh cấm nhập khẩu đơn phương nhằm vào ngũ cốc và các nông sản khác của Ukraine sau ngày 15/9/2023. Budapest đã đóng cửa biên giới đối với 24 loại sản phẩm của Ukraine, bao gồm các loại thịt gia súc, lợn, cừu, dê và gà, lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, ngô và các sản phẩm từ ngô, rau, đường và rượu vang. Tuy nhiên, đến tháng 10/2023, Chính phủ Hungary đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu đường của Ukraine.
Ukraine lên kế hoạch kiện 3 nước EU về các lệnh cấm nhập khẩu nông sản
Ngày 18/9, Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solsky cho biết nước này đang lên kế hoạch kiện Ba Lan, Hungary và Slovakia về lệnh cấm đối với nông sản Ukraine.
Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng gần Kivshovata, vùng Kiev, Ukraine ngày 18/7/2023. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Đại diện thương mại Ukraine Taras Kachka đã xác nhận thông tin này với truyền thông. Động thái này diễn ra sau khi Ba Lan, Hungary và Slovakia ngày 15/9 đã công bố các biện pháp hạn chế riêng đối với nhập khẩu ngũ cốc Ukraine. Cả Vácsava, Budapest và Bratislava đều khẳng định đang hành động vì lợi ích của nền kinh tế và động thái của họ là để bảo vệ người nông dân trước tình trạng dư thừa sản phẩm.
Trả lời phỏng vấn báo Politico, Đại diện thương mại Ukraine, Taras Kachka nhấn mạnh điều quan trọng là phải chứng minh được hành động của ba quốc gia trên là bất hợp pháp và đó là lý do vào ngày 19/9, Ukraine sẽ khởi động các quy trình pháp lý. Đại diện thương mại Ukraine cũng cảnh báo Kiev có thể cũng sẽ áp đặt các biện pháp đáp trả với Ba Lan nếu Vácsava không từ bỏ các biện pháp bổ sung. Theo ông Kachka, Ukraine sẽ buộc phải trả đũa đối với các sản phẩm bổ sung và có thể cấm nhập khẩu rau quả từ Ba Lan.
Theo ông Kachka, Kiev đã sẵn sàng chịu trách nhiệm để đảm bảo việc xuất khẩu từ Ukraine sẽ không tạo áp lực đối với các quốc gia láng giềng. Ông cũng cho biết Kiev sẽ thiết lập hệ thống cấp phép xuất khẩu ngũ cốc theo "thời gian thực". Trước đó, Ukraine cũng tuyên bố có thể nhờ đến trọng tài quốc tế để phân xử về các biệp pháp hạn chế.
Cùng ngày, Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu tuyên bố Bucharest sẽ xem xét gia hạn lệnh cấm bán ngũ cốc Ukraine nếu yêu cầu nhập khẩu tăng lên. Theo ông Ciolacu, Romania chưa nhận được các yêu cầu nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine kể từ khi EC quyết định không gia hạn lệnh cấm.
Trong khi đó, Bộ trưởng Nông nghiệp Tây Ban Nha Luis Planas Puchades đã lên tiếng cảnh báo rằng lệnh cấm đơn phương của một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đối với ngũ cốc Ukraine "dường như bất hợp pháp", song điều này sẽ phụ thuộc vào phán quyết của EC.
Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới trước khi chiến dịch quân sự của Nga vào năm 2022 đã làm suy giảm khả năng giao hàng nông sản của Kiev tới thị trường toàn cầu thông qua các cảng ở Biển Đen.
Kể từ khi xung đột nổ ra đến nay, nông dân Ukraine phải trông cậy vào các quốc gia láng giềng để xuất khẩu ngũ cốc. Tuy nhiên, ngũ cốc và hạt có dầu tràn ngập vào các nước láng giềng đã làm ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân dẫn đến việc chính phủ các nước này cấm nhập khẩu nông sản từ Ukraine.
Các biện pháp hạn chế do EU áp đặt hồi tháng 5 đã cho phép Ba Lan, Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia cấm bán lúa mì, ngô, hạt cải dầu và hạt hướng dương của Ukraine vào các thị trường này, song vẫn cho phép các mặt hàng này được quá cảnh để xuất khẩu đi nơi khác.
EU đã chấm dứt lệnh cấm vào ngày 15/9 sau khi Ukraine tuyên bố sẽ thực hiện các biện pháp siết chặt kiểm soát xuất khẩu sang các quốc gia láng giềng. Đến ngày 17/9, EC đã kêu gọi Ba Lan, Hungary và Slovakia có thái độ mang tính xây dựng sau khi 3 quốc gia này đơn phương tuyên bố sẽ tiếp tục cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine bất chấp việc EC chấm dứt lệnh cấm.
Thêm Hungary cấm nhập khẩu nông sản của Ukraine Sau Ba Lan, Hungary là nước tiếp theo trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố tạm ngừng nhập khẩu nông sản của Ukraine. Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Khmelnytskyi, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 15/4, trang web của Chính phủ Hungary đăng tải thông báo của Bộ trưởng Nông nghiệp Istvan Nagy xác...