Hungary khiến sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine kém hiệu quả
Khi Kiev có xung đột với Nga, Hungary đang làm suy yếu sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine.
Tổng thống Nga Putin (trái) và Thủ tướng Hungary Orban. Ảnh: Politico.eu
Theo trang tin Politico.eu ngày 1/9, trong bối cảnh phương Tây cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga, Hungary đã công khai kêu gọi Kiev từ bỏ. Trên khắp châu Âu, các nước đang “tiếp sức” để Ukraine thực hiện một cuộc phản công quan trọng và họ khẳng định rằng Kiev sẽ quyết định thời điểm bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình.
Mặc dù Hungary là thành viên của cả NATO và EU, nước này đã từ chối tham gia cùng các đồng minh phương Tây khác trong việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho Kiev. Thay vào đó, họ đã cấm vận chuyển vũ khí của phương Tây qua Hungary vào Ukraine.
Mặc dù Budapest đã ký tham gia các lệnh trừng phạt của EU, nhưng trước tiên họ vẫn khẳng định một số hạn chế được giảm bớt. Và ngay cả khi giao tranh bùng phát ở miền Đông Ukraine vào mùa Hè này, các quan chức Hungary đã đến Moskva để đàm phán một thỏa thuận cung cấp thêm khí đốt.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cũng đang vận động cho sự thay đổi đường lối ở Ukraine. Ông Orban cho biết trong một bài phát biểu vào tháng 7 rằng trọng tâm của phương Tây là “không nên giành chiến thắng trong cuộc chiến, mà là đàm phán hòa bình và đưa ra một sự thỏa hiệp tốt đẹp”.
Ông Orban nêu rõ: “Nhiệm vụ của EU không phải là đứng về phía Nga hay Ukraine, mà là đứng giữa Nga và Ukraine”, lưu ý sự trợ giúp của phương Tây chỉ đang kéo dài cuộc xung đột. Vào tháng 8, ông Orban nói với đài phát thanh Hungary: “Các biện pháp trừng phạt và viện trợ vũ khí sẽ không dẫn đến kết quả. Khi lao vào dập lửa, người ta sẽ không mang theo súng phun lửa”.
Video đang HOT
Lập trường của ông Orban về Ukraine – diễn ra trong bối cảnh các nhà lãnh đạo châu Âu mệt mỏi về xung đột và lo lắng giá năng lượng tăng vọt trong mùa Đông cùng lạm phát leo thang – đã làm dấy lên lo ngại ở Kiev và nước ngoài rằng Hungary có thể chứng minh là mắt xích yếu nhất của phương Tây khi họ tìm cách quản lý cuộc khủng hoảng quân sự lớn nhất tại châu Âu kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Khi các đồng minh EU và NATO tìm kiếm những cách thức mới để hỗ trợ Ukraine trong một cuộc xung đột kéo dài, phản ứng của Budapest sẽ là một “cái gai dai dẳng” đối với liên minh phương Tây.
András Simonyi, cựu Đại sứ Hungary tại NATO và Mỹ nhận định: “Lập trường của Hungary về cuộc xung đột không chỉ là một mối phiền toái mà là một mối đe dọa. Tôi không nghĩ NATO hay EU đang xem xét điều này một cách nghiêm túc. Và tôi nghĩ đó là một sai lầm”.
Hungary và Ukraine có thể có chung đường biên giới, nhưng Budapest từ lâu đã chú trọng nhiều hơn đến mối quan hệ với Moskva. “Chính sách về Ukraine của Hungary ở một mức độ nhất định luôn phụ thuộc vào chính sách với Nga của Hungary”, András Rácz, thành viên tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức cho biết, cho rằng sự phụ thuộc vào năng lượng và các khoản đầu tư vào Nga là nguyên nhân ảnh hưởng đến chính sách của Budapest.
Thủ tướng Hungary Orban dự một cuộc họp của EU tại Brussels. Ảnh: AFP
Trong khi đó, mối quan hệ của Hungary với Ukraine, đặc biệt là trong 5 năm qua, đã trở nên phức tạp. Budapest đã nhiều lần xung đột với Kiev về các chính sách giáo dục và ngôn ngữ mà họ cho rằng đang vi phạm quyền của hơn 100.000 người nói tiếng Hungary sống ở phía Tây Ukraine. Do đó, trước cuộc xung đột, Budapest đã nhiều lần ngăn NATO tổ chức các cuộc họp cấp bộ trưởng với Ukraine.
Phản ứng của Budapest đối với cuộc xung đột ban đầu đã khiến Chính phủ Hungary bị cô lập một phần ở châu Âu và làm nguội lạnh mối quan hệ của nước này với đồng minh thân cận nhất là Ba Lan.
Nhưng bây giờ, hơn 6 tháng sau khi xung đột nổ ra, sự thống nhất của liên minh phương Tây về Ukraine cũng đang trở nên căng thẳng. Có những rạn nứt giữa phe chống Nga ở châu Âu – đặc biệt là các nước Baltic – và một số nước phương Tây về các vấn đề như lệnh cấm thị thực đối với Nga và cách tiến hành các gói trừng phạt trong tương lai.
Một số quan chức EU cho biết cũng có sự khác biệt giữa sự hỗ trợ rộng rãi của Mỹ dành cho Kiev và sự hỗ trợ tương đối khiêm tốn hơn của châu Âu. Và nỗi sợ hãi, mệt mỏi vì xung đột đang tràn vào các nước châu Âu trước một mùa Đông khắc nghiệt.
Trong bối cảnh này, các đối tác phương Tây của Kiev lo ngại rằng Hungary một lần nữa có nguy cơ làm suy yếu sự thống nhất và các chính sách an ninh của EU.
Hungary đạt được thỏa thuận khí đốt mới với Nga
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết nước này sẽ ký một thỏa thuận mới với Nga trong những tháng tới để mua gần một tỷ mét khối khí đốt.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: AP
Phát biểu trên đài phát thanh địa phương mới đây, ông Orban nêu rõ: "Chúng tôi đang đàm phán với Nga. Thỏa thuận có thể được ký kết ngay trong mùa Hè này và sau đó chúng tôi sẽ an toàn. Hungary sẽ có đủ khí đốt".
Thỏa thuận mới này đi kèm với hợp đồng kéo dài 15 năm mà Budapest ký với tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga vào năm ngoái để mua khoảng 4,5 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm.
Thông báo của ông Orban được đưa ra sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Hungary Péter Szijjártó đến Moskva gần đây để thảo luận với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov liên quan đến vấn đề khí đốt.
"Trong tình hình quốc tế hiện nay, điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là đảm bảo an ninh năng lượng của Hungary", Ngoại trưởng Péter Szijjártó cho biết tại cuộc họp báo ở Moskva.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Nga vào thời điểm đó cho biết Nga sẽ xem xét ngay yêu cầu cung cấp thêm khí đốt của Budapest.
Hungary đang cùng với các nước thành viên EU khác tích cực bổ sung nguồn khí đốt dự trữ trước mùa Đông. Hiện dự trữ của nước này chỉ khoảng 50% so với mức trung bình toàn khối là 68%.
Hungary phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga, với khoảng 80% khí đốt của nước này đến từ Moskva.
Do đó, Hungary đã kiên quyết phản đối EU áp đặt lệnh cấm đối với khí đốt của Nga, mặc dù họ đã không bỏ phiếu chống lại các gói trừng phạt của EU.
Trừng phạt Nga không có tác dụng, Hungary kêu gọi EU đề ra chiến lược mới Ngày 23/7, Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định Liên minh châu Âu (EU) cần vạch ra một chiến lược mới để giải quyết cuộc xung đột hiện nay ở Ukraine, bởi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga không phát huy tác dụng. Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh minh họa: The Moscow Times/TTXVN Trong một bài phát biểu...