Hungary: Kết nạp Ukraine vào NATO sẽ bùng nổ Thế chiến 3
Ngoại trưởng Hungary cảnh báo việc kết nạp Ukraine vào NATO có thể dẫn đến đối đầu trực tiếp giữa liên minh do Mỹ dẫn đầu và Nga.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự hội nghị NATO (Ảnh: Getty).
Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Sputnik, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine, Budapest đã vạch ra những lằn ranh đỏ, một trong số đó là cần phải “làm hết sức để tránh mọi hình thức đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga”.
“Vì vậy, trong trường hợp Ukraine trở thành thành viên của NATO, điều đó có nghĩa là một cuộc đối đầu trực tiếp giữa NATO và Nga. Và điều đó đồng nghĩa với Chiến tranh thế giới thứ ba. Chúng tôi chỉ muốn tránh điều đó. Đây là lý do đối với chúng tôi, đây là một vấn đề không tồn tại trong chương trình nghị sự”, ông Szijjarto nói.
Theo ngoại trưởng Hungary, hầu hết đồng nghiệp của ông từ các nước NATO, trong các cuộc trò chuyện với đại diện Ukraine, đều nói về khả năng Kiev gia nhập liên minh, nhưng trong nội bộ, họ thừa nhận rằng điều này là không thể.
Vào đầu tháng 10, tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte đã đến thăm Kiev. Trong chuyến thăm, ông nói rằng sẽ đến ngày Ukraine trở thành thành viên chính thức của NATO và Nga sẽ không có quyền phủ quyết về vấn đề này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tổng thư ký không nêu bất kỳ khung thời gian nào cho lời mời Ukraine gia nhập NATO, trong khi điều này đòi hỏi phải có sự nhất trí của tất cả thành viên của liên minh.
Ukraine từ lâu đã theo đuổi mục tiêu trở thành thành viên của liên minh NATO. Kiev thậm chí đưa điều này vào Hiến pháp. Ukraine chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9/2022, 7 tháng sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt.
NATO đã cam kết đưa Ukraine vào liên minh từ năm 2008, phớt lờ cảnh báo của Nga rằng Moscow coi đề xuất này là mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia. Theo các quan chức Nga, xung đột Ukraine nổ ra phần lớn do khối quân sự này tìm cách kết nạp Kiev.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo khả năng Ukraine trở thành thành viên NATO là mối đe dọa đối với an ninh của Moscow. Ông nhấn mạnh rằng những rủi ro khi Kiev gia nhập liên minh là một trong những lý do khiến Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt.
Vào tháng 4, Tổng thống Volodymyr Zelensky thừa nhận Ukraine sẽ không thể gia nhập NATO nếu cuộc xung đột với Nga chưa chấm dứt.
Trong bối cảnh Moscow đang giành được nhiều bước tiến trên chiến trường, một số cơ quan truyền thông và quan chức phương Tây đã gợi ý rằng Ukraine nên nhượng bộ Nga về lãnh thổ để đổi lấy các đảm bảo an ninh.
Ukraine đã nhiều lần từ chối bất kỳ đề xuất nào ngoài việc quay trở lại biên giới năm 1991, điều mà Nga coi là ảo tưởng. Moscow đã yêu cầu Kiev thừa nhận việc mất 5 khu vực đã sáp nhập Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý, đồng thời cam kết duy trì trung lập về mặt quân sự như một điều kiện cho lệnh ngừng bắn.
Tân Tổng thư ký NATO dự đoán thời điểm khắc nghiệt nhất của Ukraine
Cùng với việc dự đoán thời điểm khắc nghiệt nhất của Ukraine trong cuộc chiến với Liên bang Nga, ông Rutte cho rằng NATO phải và sẽ làm nhiều hơn để giúp Kiev.
Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Brussels (Bỉ) ngày 8/10, tân Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Mark Rutte cho rằng Ukraine có thể đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nhất kể từ khi cuộc chiến với Liên bang Nga bắt đầu.
Ông Rutte nói: "NATO phải và sẽ làm nhiều hơn để giúp Ukraine. Nga tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công tên lửa vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine".
Tân Tổng thư ký NATO dự đoán "Ukraine có thể đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nhất" kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Phát biểu tại họp báo, ông Rutte còn cho biết Phần Lan đã tiếp tục hỗ trợ Ukraine thông qua khoản viện trợ quân sự trị giá hơn 2 tỷ euro (khoảng 2,2 tỷ USD).
Theo ông Rutte, những gì Phần Lan đang làm giúp cứu sống nhiều người và càng có nhiều hỗ trợ quân sự, chiến tranh ở Ukraine sẽ càng kết thúc nhanh hơn.
Cùng ngày, Hungary, một quốc gia thành viên NATO lại cho rằng Ukraine không thể thắng Liên bang Nga trên chiến trường.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Strasbourg (Pháp) hôm 8/10, Thủ tướng Hungary, ông Viktor Orban nhận định rằng Ukraine không thể chiến thắng trong cuộc xung đột với Liên bang Nga trên chiến trường và cần phải có các cuộc đàm phán và lệnh ngừng bắn để tránh tổn thất về con người.
Theo ông Orban, cần phải có các cuộc đàm phán trực tiếp và gián tiếp giữa các bên tham chiến và việc một bên thứ 3 làm trung gian giữa họ là một phần của hoạt động chính trị quốc tế.
Ông Orban cho rằng nếu đắc cử, ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ không chờ đến khi nhậm chức mà sẽ bắt đầu làm việc vì hòa bình ở Ukraine ngay sau cuộc bầu cử ngày 5/11
Cho nên, theo ông Orban, các nhà lãnh đạo châu Âu cần phải phản ứng trước điều này và cần thiết lập các kênh liên lạc trực tiếp cũng như gián tiếp giữa các bên tham chiến.
Trước đó, Hungary trì hoãn khoản phê duyệt khoản vay khẩn cấp trị giá 50 tỷ USD của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) dành cho Ukraine, vốn được G7 nhất trí từ tháng 6.
Theo Bộ trưởng Tài chính Hungary Mihaly Varga, nước này muốn chờ kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 mới đưa ra quyết định cuối cùng.
Hãng tin Reuters cho rằng việc Hungary gây cản trở đã khiến tiến độ triển khai khoản vay bị chậm lại đáng kể và các nhà lãnh đạo G7 dự kiến sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này tại cuộc họp vào cuối tháng 10 này.
Quốc gia NATO yêu cầu EU hành động với Ukraine khi căng thẳng về dầu Nga leo thang Hungary cho rằng họ đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh năng lượng sau khi Ukraine áp đặt lệnh cấm một phần dầu mỏ của Nga quá cảnh qua nước này. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto. Ảnh: AA/TTXVN Theo tờ Politico, Hungary ngày 22/7 đã yêu cầu EU có hành động với Ukraine vì đã áp đặt lệnh cấm một...