Hungary hoãn bỏ phiếu đồng ý Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO
AP cho biết, Hungary sẽ tiếp tục hoãn cuộc bỏ phiếu về tư cách thành viên NATO cho Thụy Điển và Phần Lan.
Theo đó, Phó Thủ tướng Hungary Zsolt Semje đề nghị quốc hội nước này hoãn cuộc bỏ phiếu đến ngày 27/3. Trước đó, Quốc hội Hungary dự kiến bỏ phiếu về tư cách thành viên NATO cho Thụy Điển và Phần Lan vào ngày 20/3.
Theo Phó Thủ tướng Zsolt Semjen, các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Hungary với cơ quan hành pháp của Liên minh châu Âu về việc Budapest bị cáo buộc vi phạm các yêu cầu luật pháp của khối là lý do cho sự chậm trễ này.
Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ là hai quốc gia thành viên NATO duy nhất chưa phê chuẩn việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập liên minh quân sự này. (Ảnh minh họa: Hungarytoday.hu)
AP cho hay, Chủ tịch Quốc hội Hungary, cũng là một thành viên trong liên minh cầm quyền, sẽ chấp thuận yêu cầu hoãn bỏ phiếu tư cách thành viên NATO cho Thụy Điển và Phần Lan.
Đây là lần trì hoãn thứ hai trong hai tuần và là lần mới nhất trong số nhiều lần xảy ra liên tiếp kể từ tháng 7 năm ngoái của Quốc hội Hungary.
Video đang HOT
Tháng 5 năm ngoái, Phần Lan và Thụy Điển đã nộp đơn xin gia nhập NATO. Theo quy định, đơn này cần được sự chấp thuận của toàn bộ 30 nước thành viên của NATO.
Hungary cùng với Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là 2 quốc gia thành viên NATO còn lại chưa chấp thuận đề nghị gia nhập liên minh quân sự phương Tây của hai nước Bắc Âu. Thổ Nhĩ Kỳ đình chỉ đàm phán với Thụy Điển và Phần Lan vì giận dữ trước các cuộc biểu tình hồi tháng 1, trong đó có vụ đốt kinh Koran bên ngoài đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm.
Tổng thư ký NATO hôm 7/3 nói ông thấy một số “tiến bộ” trong nỗ lực gia nhập liên minh của Phần Lan và Thụy Điển trước thềm đàm phán với Ankara. ” Chúng tôi đang đạt tiến bộ”, ông Stoltenberg nói trong chuyến thăm Thụy Điển, thêm rằng hoàn thiện tư cách thành viên của hai nước Bắc Âu là “ưu tiên hàng đầu”.
Theo ông Stoltenberg, Thụy Điển “đã thực hiện” thỏa thuận ký với Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái nhằm mở đường cho nỗ lực gia nhập NATO. “Đã đến lúc hoàn tất quá trình phê duyệt”, ông nhấn mạnh.
Nga nhiều lần cáo buộc NATO vi phạm cam kết trước đó là không mở rộng về phía đông. Moskva cho rằng NATO ngày càng cho thấy xu hướng đối đầu với Nga bằng cách tập hợp quân đội và vũ khí gần biên giới Nga trong nhiều năm.
Phần Lan, Thuỵ Điển tiến sát đến mục tiêu gia nhập NATO
Sau khi đảng cầm quyền Hungary ủng hộ phê chuẩn kết nạp Phần Lan, Thuỵ Điển vào NATO, hai quốc gia Bắc Âu này đã tiến sát mục tiêu gia nhập NATO khi trước mắt dường như chỉ còn trở ngại từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Cờ của Phần Lan, NATO và Thụy Điển trong buổi lễ đánh dấu đơn đăng ký làm thành viên NATO của Thụy Điển và Phần Lan tại Brussels, Bỉ, ngày 18/5/2022. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters của Anh ngày 2/3, đảng Fidesz cầm quyền của Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố sẽ ủng hộ nỗ lực gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) của Phần Lan và Thuỵ Điển.
Tuyên bố được đưa ra hôm 1/3 sau lời kêu gọi của Tổng thống Katalin Novak và một quan chức Chính phủ Hungary về việc nhanh chóng tán thành mở rộng NATO để đáp trả cuộc tấn công của Nga nhằm vào nước láng giềng Ukraine.
tuyên bố, đảng Fidesz và đối tác là đảng Dân chủ Kitô giáo (KDNP) - hiện kiểm soát 2/3 số ghế tại Quốc hội Hungary - viết: "Chúng tôi sẽ ủng hộ việc gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển".
Trước đó cùng ngày, Quốc hội Hungary bắt đầu những cuộc tranh luận về việc kết nạp 2 quốc gia Bắc Âu vào NATO với sự tham dự của khoảng 1/10 trong số 199 nhà lập pháp của Hungary.
Mở đầu một cuộc tranh luận, cả Tổng thống Katalin Novak và một quan chức Bộ Ngoại giao đều kêu gọi các nhà lập pháp phê chuẩn việc gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển "càng sớm càng tốt".
Theo Thư ký phụ trách Chính sách an ninh Peter Sztaray tại Bộ Sự vụ Ngoại giao và Thương mại Hungary, việc mở rộng NATO với sự tham dự của Phần Lan và Thụy Điển là một bước quan trọng hướng tới tăng cường an ninh của khu vực châu Âu.
Ông Sztaray nhấn mạnh: "Tư cách thành viên NATO của Phần Lan và Thụy Điển phục vụ chính sách đối ngoại, an ninh và lợi ích kinh tế của chúng tôi và nó cũng củng cố NATO".
Phát biểu với Reuters bên lề Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tại Geneva, Bộ trưởng Bộ Sự vụ Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto cho biết ông hy vọng cuộc bỏ phiếu sẽ có kết quả tích cực sau khi các nhà lập pháp Hungary gặp gỡ những người đồng cấp ở Thụy Điển và Phần Lan.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto hôm 28/2 thông báo Hungary dự định cử một phái đoàn nghị sĩ đến Phần Lan để thảo luận về việc Helsinki gia nhập NATO. Thời điểm có thể là vào ngày 9/3. Sau đó, vào hôm 1/3, Quốc hội Phần Lan đã thông qua dự luật cho phép quốc gia này gia nhập NATO.
Phần Lan và Thụy Điển chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO hồi tháng 5/2022 sau khi Nga tấn công Ukraine. Theo quy định, việc kết nạp một thành viên mới yêu cầu sự đồng thuận của tất cả thành viên NATO. Cho đến nay, 28 trong số 30 quốc gia NATO đã phê chuẩn nghị định thư kết nạp 2 quốc gia Bắc Âu, chỉ còn lại Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary.
Chính phủ Hungary đã đệ trình vấn đề này vào tháng 7/2022, song Quốc hội chưa thảo luận để thông qua. Quốc hội Hungary dự kiến tiến hành cuộc bỏ phiếu phê chuẩn trong khoảng thời gian từ ngày 6 - 9/3 tới.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu tại Budapest ngày 18/2/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, cuộc bỏ phiếu có thể bị hoãn đến nửa cuối tháng 3. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã bày tỏ lo ngại về tư cách thành viên NATO của Thụy Điển và Phần Lan. Ngày 24/2, ông Orban đã hối thúc các nhóm nghị sĩ cần tăng cường đàm phán trước khi bỏ phiếu phê chuẩn tư cách thành viên NATO cho Phần Lan và Thụy Điển.
Phát biểu trên đài phát thanh công cộng, Thủ tướng Orban khẳng định Hungary ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO, song cho rằng cần cân nhắc quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan tới Thụy Điển. Do đó, cần tiến hành thêm các cuộc thảo luận nghiêm túc.
Về phía Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng nước này Mevlut Cavusoglu mới đây thông báo tiến trình đàm phán với Thụy Điển và Phần Lan về việc xin gia nhập NATO sẽ được nối lại vào ngày 9/3, mặc dù ông khẳng định Stockholm vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ theo một bản ghi nhớ được ký hồi năm ngoái.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng tuyên bố nước này có thể sẽ phê chuẩn trước cho Phần Lan và để lại trường hợp của Thụy Điển - quốc gia lâu nay vẫn bị Ankara cáo buộc là "không đủ cứng rắn" với các thành viên người Kurd và các nhóm vũ trang khác mà nước này liệt vào danh sách khủng bố.
Hungary có thể phê chuẩn tư cách thành viên NATO cho Phần Lan, Thụy Điển vào tháng 3 Truyền thông Hungary ngày 21/2 đưa tin Quốc hội nước này có thể phê chuẩn tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho Phần Lan và Thụy Điển vào đầu tháng tới. Quốc kỳ các thành viên NATO trong một hội nghị của khối quân sự này tại Brussels (Bỉ). Ảnh tư liệu: AP Trích dẫn chương...