Hungary gây áp lực thành công để giải ngân hàng tỷ euro quỹ của EU
Theo trang tin Politico.eu ngày 18/11, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã ngăn chặn một số sáng kiến cấp bách nhất của EU, bao gồm gói viện trợ khẩn cấp trị giá 18 tỷ euro cho Ukraine và một thỏa thuận toàn cầu nhằm thiết lập mức thuế doanh nghiệp tối thiểu.
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán. Ảnh: hungarytoday.hu
Mục đích của nhà lãnh đạo Hungary về cơ bản là nhằm yêu cầu hàng tỷ euro để đổi lấy việc dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với nhiều vấn đề, từ viện trợ cho Ukraine đến thỏa thuận thuế doanh nghiệp toàn cầu.
Ông Orbán cho rằng Hungary xứng đáng nhận số tiền trên với tư cách là một thành viên EU. Nhưng Brussels đã giữ lại khoản ngân sách này vì lo ngại về các vấn đề liên quan giá trị dân chủ của ở Hungary, nhấn mạnh Hungary trước tiên phải thực hiện một số thay đổi.
Giờ đây, hai bên đang tiến tới một thỏa thuận: EU dự kiến sẽ sớm cấp tiền sau khi Hungary cam kết sẽ áp dụng một loạt cải cách. Các nhà lãnh đạo EU khẳng định các sửa đổi sẽ cải thiện những chuẩn mực dân chủ đang suy yếu ở Hungary và hạn chế nguồn tiền của Liên minh này bị tham nhũng. Hungary khẳng định họ nỗ lực thực hiện cam kết của mình.
Có 2 yếu tố chính thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa EU và Hungary đi đến hồi kết: Hungary đã phủ quyết gói viện trợ khẩn cấp cho Ukraine và một thỏa thuận toàn cầu nhằm thiết lập mức thuế doanh nghiệp tối thiểu.
Các bộ trưởng phụ trách các vấn đề của EU đã thảo luận về các vấn đề pháp quyền của Hungary tại một cuộc họp ở Brussels vào ngày 18/11, trong khi các bộ trưởng tài chính thảo luận về việc có nên giải ngân cho Hungary vào ngày 6/12 tới hay không. Nhưng kết quả cuối cùng dường như đã được định trước. “Hungary đã thắng”, một nhà ngoại giao EU cho biết.
Video đang HOT
EU và Hungary đã bất đồng về vấn đề dân chủ của Hungary trong nhiều năm. Nhưng viễn cảnh Hungary mất khả năng tiếp cận hàng tỷ euro của EU đã khiến cuộc chiến âm ỉ trở nên sôi sục trở lại.
Ủy ban châu Âu, cơ quan hành pháp của EU, muốn chính phủ của Thủ tướng Orbán tăng cường tính độc lập của cơ quan tư pháp và cải thiện các nỗ lực chống tham nhũng, đồng thời tìm cách đạt được những nhượng bộ bằng cách giữ lại 5,8 tỷ euro tiền khắc phục hậu quả đại dịch COVID-19 và đe dọa cắt giảm 7,5 tỷ euro trong quỹ thường xuyên của EU. Và sau nhiều tháng phản ứng, Hungary đã ngồi vào bàn đàm phán, không thể để mất nguồn tiền mặt của EU trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Brussels sắp hết thời gian để phê duyệt phần quỹ phục hồi của Hungary và dự kiến đưa ra quyết định vào cuối tháng này. Trong khi đó, Thủ tướng Orbán phải đối mặt với hạn chót vào ngày 19/11 để tuân thủ 17 cải cách đã cam kết của mình hoặc có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ 7,5 tỷ euro.
Một quan chức EU nêu rõ: “Chúng tôi đã thuyết phục được chính phủ Hungary tăng cường tính độc lập của hệ thống tư pháp. Đây không phải là kết thúc của các cuộc đàm phán, nhưng đây là một bước quan trọng”.
Hungary đối mặt với 'ngày phán xét' của EU
Hungary đang phải đối mặt với phán quyết của EU về những lo ngại liên quan đến tham nhũng và tư pháp có thể khiến Budapest thiệt hại hàng tỷ USD.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: DW
Căng thẳng giữa Budapest và Brussels - vốn đã trở nên trầm trọng hơn do Thủ tướng Hungary Viktor Orban chỉ trích chính sách của EU đối với cuộc xung đột ở Ukraine - có thể bùng phát nếu EU cắt giảm tài trợ cho Hungary như dự kiến.
Như báo Deutsche Welle (Đức) dẫn lời Ủy viên ngân sách EU Johannes Hahn cho biết, Ủy ban châu Âu ngày 18/9 đã đề nghị đình chỉ tài trợ 7,5 tỷ euro (7,5 tỷ USD) cho Hungary, .
Theo ông Hahn, đề xuất này được đưa ra sau các cáo buộc tham nhũng và vi phạm pháp quyền đối với Chhính phủ Hungary do Thủ tướng Viktor Orban lãnh đạo.
"Quyết định này là một minh chứng rõ ràng về quyết tâm của Ủy ban châu Âu trong việc bảo vệ ngân sách của EU và sử dụng tất cả các công cụ của chúng tôi để đảm bảo mục tiêu quan trọng này", ông Hahn nói.
Hungary có thời hạn cho đến ngày 19/11 để giải quyết các mối quan ngại của EU. EU từ lâu đã cáo buộc Chính phủ Hungary "phá hoại nền dân chủ". Cuối tuần trước, Nghị viện châu Âu đã công bố một báo cáo gọi Hungary là một "chế độ chuyên quyền bầu cử", điều mà Thủ tướng Hungary Orban cho rằng đó là một "trò đùa".
"Tôi thấy điều đó thật buồn cười. Đây là lần thứ ba hoặc thứ tư họ thông qua nghị quyết lên án Hungary tại Nghị viện châu Âu. Lúc đầu, chúng tôi nghĩ rằng đó là một điều quan trọng. Nhưng bây giờ chúng tôi coi đó như một trò đùa", ông Orban nói.
Một báo cáo của Ủy ban châu Âu được công bố vào tháng 7 cho rằng "Hungary có nguy cơ về chủ nghĩa thân hữu, thiên vị và chuyên chế trong cơ quan hành chính cấp cao".
Đề xuất ngày 18/9 là động thái đầu tiên theo cơ chế mà EU đã đưa ra cách đây hai năm để ràng buộc ngân sách của mình với các tiêu chuẩn dân chủ cơ bản của châu Âu.
Nếu đa số các nước thành viên EU phản đối đề xuất này, động thái trên sẽ ảnh hưởng đến cái gọi là quỹ gắn kết của Hungary, vốn nhằm giúp đưa nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của các nước EU theo tiêu chuẩn của khối.
Cùng ngày, Hungary cho biết sẽ đáp ứng tất cả 17 cam kết đã đưa ra với Ủy ban châu Âu để tiếp tục nhận được tài trợ của EU.
Bộ trưởng Phát triển Hungary Tibor Navracsics, phụ trách đàm phán với EU, cho biết ông hy vọng các biện pháp của Budapest sẽ đủ để thuyết phục Ủy ban châu Âu rằng các cam kết sẽ được thực hiện để tiếp cận các nguồn vốn của EU.
Hungary cho biết họ sẽ nỗ lực chấm dứt bất đồng với Brussels bằng cách thông qua một loạt luật chống tham nhũng mới trong vòng vài ngày tới.
Các biện pháp dự kiến sẽ bao gồm việc thành lập một cơ quan giám sát chống tham nhũng độc lập để giám sát việc sử dụng các quỹ của EU cũng như các bước để làm cho quy trình mua sắm của Chính phủ minh bạch hơn.
Như vậy, theo euronews.com, EU dường như sắp áp dụng các hình phạt tài chính đối với chính phủ của Viktor Orban, trong bối cảnh bị cáo buộc có hành vi gian lận và vi phạm pháp luật. Mặc dù khó thành công, động thái này có thể khiến Hungary thiệt hại hàng tỷ euro tiền tài trợ của EU, làm tê liệt nền kinh tế vốn đã chững lại của nước này.
Nền kinh tế Hungary hiện đang trải qua mức lạm phát cao nhất trong gần 25 năm, trong khi đồng tiền của nước này gần đây đạt mức thấp kỷ lục so với đồng euro và USD.
Theo ngân sách giai đoạn 2021 - 2027 của EU, Hungary nhận được 22 tỷ euro từ khối, chiếm khoảng 70% kinh phí cho một số chương trình.
Giải mã lý do Hungary phản đối lệnh trừng phạt của EU thay vì chỉ trích Nga Chiến dịch chống lại các lệnh trừng phạt của Hungary làm dấy lên nỗi lo ngại về sự mất đoàn kết của EU về Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: Reuters Theo nhà phân tích chính trị Hungary Péter Fazekas, Chính phủ Hungary do Thủ tướng Viktor Orban lãnh đạo ngày 14/10 đã tổ chức...