Hungary đối mặt với ‘ngày phán xét’ của EU
Hungary đang phải đối mặt với phán quyết của EU về những lo ngại liên quan đến tham nhũng và tư pháp có thể khiến Budapest thiệt hại hàng tỷ USD.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: DW
Căng thẳng giữa Budapest và Brussels – vốn đã trở nên trầm trọng hơn do Thủ tướng Hungary Viktor Orban chỉ trích chính sách của EU đối với cuộc xung đột ở Ukraine – có thể bùng phát nếu EU cắt giảm tài trợ cho Hungary như dự kiến.
Như báo Deutsche Welle (Đức) dẫn lời Ủy viên ngân sách EU Johannes Hahn cho biết, Ủy ban châu Âu ngày 18/9 đã đề nghị đình chỉ tài trợ 7,5 tỷ euro (7,5 tỷ USD) cho Hungary, .
Theo ông Hahn, đề xuất này được đưa ra sau các cáo buộc tham nhũng và vi phạm pháp quyền đối với Chhính phủ Hungary do Thủ tướng Viktor Orban lãnh đạo.
“Quyết định này là một minh chứng rõ ràng về quyết tâm của Ủy ban châu Âu trong việc bảo vệ ngân sách của EU và sử dụng tất cả các công cụ của chúng tôi để đảm bảo mục tiêu quan trọng này”, ông Hahn nói.
Hungary có thời hạn cho đến ngày 19/11 để giải quyết các mối quan ngại của EU. EU từ lâu đã cáo buộc Chính phủ Hungary “phá hoại nền dân chủ”. Cuối tuần trước, Nghị viện châu Âu đã công bố một báo cáo gọi Hungary là một “chế độ chuyên quyền bầu cử”, điều mà Thủ tướng Hungary Orban cho rằng đó là một “trò đùa”.
Video đang HOT
“Tôi thấy điều đó thật buồn cười. Đây là lần thứ ba hoặc thứ tư họ thông qua nghị quyết lên án Hungary tại Nghị viện châu Âu. Lúc đầu, chúng tôi nghĩ rằng đó là một điều quan trọng. Nhưng bây giờ chúng tôi coi đó như một trò đùa”, ông Orban nói.
Một báo cáo của Ủy ban châu Âu được công bố vào tháng 7 cho rằng “Hungary có nguy cơ về chủ nghĩa thân hữu, thiên vị và chuyên chế trong cơ quan hành chính cấp cao”.
Đề xuất ngày 18/9 là động thái đầu tiên theo cơ chế mà EU đã đưa ra cách đây hai năm để ràng buộc ngân sách của mình với các tiêu chuẩn dân chủ cơ bản của châu Âu.
Nếu đa số các nước thành viên EU phản đối đề xuất này, động thái trên sẽ ảnh hưởng đến cái gọi là quỹ gắn kết của Hungary, vốn nhằm giúp đưa nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của các nước EU theo tiêu chuẩn của khối.
Cùng ngày, Hungary cho biết sẽ đáp ứng tất cả 17 cam kết đã đưa ra với Ủy ban châu Âu để tiếp tục nhận được tài trợ của EU.
Bộ trưởng Phát triển Hungary Tibor Navracsics, phụ trách đàm phán với EU, cho biết ông hy vọng các biện pháp của Budapest sẽ đủ để thuyết phục Ủy ban châu Âu rằng các cam kết sẽ được thực hiện để tiếp cận các nguồn vốn của EU.
Hungary cho biết họ sẽ nỗ lực chấm dứt bất đồng với Brussels bằng cách thông qua một loạt luật chống tham nhũng mới trong vòng vài ngày tới.
Các biện pháp dự kiến sẽ bao gồm việc thành lập một cơ quan giám sát chống tham nhũng độc lập để giám sát việc sử dụng các quỹ của EU cũng như các bước để làm cho quy trình mua sắm của Chính phủ minh bạch hơn.
Như vậy, theo euronews.com, EU dường như sắp áp dụng các hình phạt tài chính đối với chính phủ của Viktor Orban, trong bối cảnh bị cáo buộc có hành vi gian lận và vi phạm pháp luật. Mặc dù khó thành công, động thái này có thể khiến Hungary thiệt hại hàng tỷ euro tiền tài trợ của EU, làm tê liệt nền kinh tế vốn đã chững lại của nước này.
Nền kinh tế Hungary hiện đang trải qua mức lạm phát cao nhất trong gần 25 năm, trong khi đồng tiền của nước này gần đây đạt mức thấp kỷ lục so với đồng euro và USD.
Theo ngân sách giai đoạn 2021 – 2027 của EU, Hungary nhận được 22 tỷ euro từ khối, chiếm khoảng 70% kinh phí cho một số chương trình.
Quan chức Hungary: Nga có thể tuyên bố chiến thắng 'bất cứ khi nào họ muốn'
Quan chức cấp cao của Hungary cho rằng với ưu thế vượt trội ở Ukraine, Nga có thể xác định điều gì tạo nên chiến thắng và tuyên bố đạt được điều đó bất cứ khi nào nước này cảm thấy phù hợp.
Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary, Gergely Gulyas, phát biểu trong cuộc họp báo tại Budapest. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), ông Gergely Gulyas, Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary, đã chia sẻ quan điểm về xung đột ở Ukraine trong cuộc thảo luận tại Đại học Dịch vụ Công (Budapest). Quan chức này cho biết cả Ukraine và Nga đều đang ở trong tình huống vô cùng khó xử. Ông nhận định: "Cơ hội hòa bình tại thời điểm này là rất nghèo nàn, mặc dù Moskva có lợi thế hơn trong cuộc xung đột, thậm chí họ có thể xác định điều gì sẽ tạo nên chiến thắng và tuyên bố đạt được điều đó gần như bất cứ lúc nào".
Quan chức Hungary cũng cảnh báo về mối đe doạ trước bất kỳ sự can dự trực tiếp nào của NATO vào cuộc xung đột hiện nay. Đồng thời, ông nói thêm rằng các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga cho đến nay đã phản tác dụng, gây tổn hại cho khối nhiều hơn mục tiêu dự kiến. Ông Gulyas nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã "mang lại nguồn doanh thu đáng kinh ngạc" cho Moskva. Hơn nữa, ông tin rằng các chính sách của EU có thể khiến Nga ngày càng xa rời châu Âu và thân thiết hơn với châu Á.
Theo Bộ trưởng Gulyas, việc Hungary cùng với Mỹ lên án hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine không có nghĩa là nước này chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt tương tự đối với Moskva. Ông khẳng định điều này đi ngược lại lợi ích quốc gia của đất nước.
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Hungary Laszlo Kover cũng cáo buộc Brussels đã thất bại trong nỗ lực ngăn chặn xung đột giữa Nga - Ukraine bằng giải pháp chính trị, kết quả là không thể khôi phục hòa bình bằng ngoại giao. Ông nói: "Dưới áp lực từ bên ngoài, EU đang hành động ngược lại với các lợi ích kinh tế cơ bản nhất của mình và nên bị coi là bên thua cuộc trong xung đột".
Về phần mình, Hungary đã duy trì quan điểm trung lập kể từ khi chiến sự nổ ra vào cuối tháng 2. Nước này từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine, liên tục chỉ trích các lệnh trừng phạt của châu Âu đối với Moskva và gọi đó là hành động "tự đánh mất mình". Budapest, quốc gia phụ thuộc lớn vào năng lượng của Nga, cũng nỗ lực đàm phán giành quyền miễn trừ lệnh cấm dầu Nga của toàn khối.
Tuần trước, ông Mikulas Bek - Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu của Cộng hòa Séc, Chủ tịch Hội đồng EU - cảnh báo lập trường của Hungary đối với Nga về mặt lý thuyết có thể khiến nước này rời khỏi khối. Ông bình luận: "Hungary đã trải qua một chặng đường dài, chạm đến bờ vực thẳm. Giờ đây, đất nước này phải quyết định quay trở lại hay mạo hiểm nhảy xuống bờ vực đó".
Chủ tịch Hội đồng châu Âu đề xuất tăng biện pháp giải quyết khủng hoảng năng lượng Ngày 16/9, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho rằng Liên minh châu Âu (EU) cần tìm các cách thức mới ngoài các kế hoạch hiện tại để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng và đảm bảo người dân có khả năng thanh toán hóa đơn năng lượng. Công nhân điều chỉnh hệ thống nước của cơ sở lọc dầu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bất ngờ vì láng giềng của Dải Ngân hà đang bị xé toạc

Trung Quốc sẽ dùng đất mặt trăng để in gạch xây căn cứ tại đây

Nga phát động cuộc tấn công mùa xuân mới khi Ukraine tái xâm nhập vùng Belgorod

Ngoại trưởng Nga, Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận nỗ lực thúc đẩy ngừng bắn tại Ukraine

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Ngành dược phẩm đứng trước sóng gió hay cơ hội?

Từ đối đầu sang đối thoại với Mỹ: Vì sao Lãnh tụ Tối cao Iran đổi ý?

Tổng thống Donald Trump để ngỏ việc miễn trừ đối với một số quốc gia

Đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran: Cơ hội cho hoà bình bền vững

Lực lượng Hamas hi vọng 'bước tiến thực chất' trong đàm phán ngừng bắn

Kharkiv 'nóng' trở lại: Ukraine cảnh báo Nga chuẩn bị tấn công lớn

Giới tài phiệt công nghệ muốn Tổng thống Trump biến Greenland thành 'thành phố tự do'

WHO đạt thỏa thuận 'về nguyên tắc' cách ứng phó với đại dịch tương lai
Có thể bạn quan tâm

Trúc Anh (Mắt Biếc) có tình mới sau 1 tháng lộ chuyện chia tay bạn trai đạo diễn?
Sao việt
23:58:30 12/04/2025
573 nhãn hiệu sữa giả, 11 công ty và doanh thu gần 500 tỷ đồng
Pháp luật
23:51:47 12/04/2025
Không chỉ "chủ tịch showbiz", các nghệ sĩ nam này từng công khai ủng hộ băng vệ sinh cho chị em phụ nữ
Sao âu mỹ
23:41:39 12/04/2025
Động thái của Matic sau màn chế nhạo Onana
Sao thể thao
22:47:59 12/04/2025
Em gái của nàng công chúa đẹp nhất Châu Âu chọn lối đi riêng, không theo con đường của chị gái
Netizen
22:47:45 12/04/2025
Nhà sản xuất cacao hàng đầu thế giới đe dọa tăng giá để đáp trả thuế quan của Mỹ
