Hưng Yên: Từ Chủ tịch tỉnh trở xuống phải đi… bán nhãn
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, cùng đoàn công tác của Bộ NNPTNT và các doanh nghiệp sáng nay 4.8 về triển khai kế hoạch tiêu thụ nhãn, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng khẳng định: Trong thời gian tới đây, UBND tỉnh yêu cầu các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các Sở, Chủ tịch các huyện trở xuống mỗi ngày cần dành ra 1-2 tiếng đồng hồ để đi bán nhãn cho nông dân.
Bản thân ông Phóng cũng tự khẳng định, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ trực tiếp đi bán nhãn cho nông dân bằng cách tranh thủ quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối với các doanh nghiệp thu mua, bởi đây là sản phẩm chủ lực của tỉnh Hưng Yên và là cây làm giàu cho người nông dân tỉnh nhà.
Ông Nguyễn Văn Doanh- Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hưng Yên cho biết: Năm nay, tỉnh Hưng Yên có khoảng trên 3.800ha nhãn cho thu hoạch với sản lượng ước tỉnh đạt 41.000 tấn, trong đó có các giống nhãn chủ lực là Miền Thiết, Hương Chi và siêu ngọt. Hiện tại giá thu mua tại vườn đối với các trà nhãn chín sớm đạt 40.000-50.000 đồng/kg tại vườn.
Ông Nguyễn Văn Phú- Bí thư Đảng uỷ,Chủ tịch HĐND xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (áo trắng) giới thiệu với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường về giống nhãn Miền Thiết. Ông Phú cho biết: Hiện nay 90% giống nhãn trên địa bàn xã là giống Miền Thiết, có giá bình quân từ 30i.000-35.000 đồng/kg.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng về kế hoạch tiêu thụ nhãn sắp tới ngay tại vườn nhãn của Hợp tác xã Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên). Theo tính toán của tỉnh Hưng Yên, khoảng 15-20 ngày tới, mới bước vào vụ thu hoạch nhãn rộ.
Đến thời điểm này, đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn đến làm việc và đặt mua nhãn của Hưng Yên như Hapro, Big C, Sài Gòn Co.op mart, An Việt, VinEco, Doverco… với tổng sản lượng cam kết tiêu thụ 32.000 tấn.
Ông Nguyễn Văn Tú, một người dân ở xã Hàm Tử cho biết: Năm nay, nhà ông có 2 mẫu nhãn được thu hoạch với sản lượng ước đạt 20 tấn, thu được khoảng 400 triệu đồng, trừ chi phí, còn lãi hơn 300 triệu đồng.
Video đang HOT
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Doanh- Giám đốc Sở NNPTNT Hưng Yên cho biết: Hiện tỉnh Hưng Yên đã thành lập được 10 hợp tác xã trồng nhãn. Năm 2017, toàn tỉnh thu được 30.000 tấn nhãn, với giá bán bình quân đạt 30.000-35.000 đồng/kg, mang lại thu nhập hàng nghìn tỷ đồng cho bà con nông dân. Năm nay, dự báo sẽ được mùa nhãn lớn, nhưng tỉnh đã chủ động trong khâu tiêu thụ, nên dự báo giá nhãn vẫn duy trì ở mức bằng hoặc thấp hơn một chút so với năm ngoái.
Trao đổi với Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường, bà Trần Thị Bắc- Chủ tịch HĐQT HTX Nễ Châu, xã Hồng Nam, TP. Hưng Yên (Hưng Yên) cho biết: Toàn HTX, có 20 hộ xã viên với 40ha nhãn, trong đó có 25ha nhãn VietGAP. Từ khi áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, đời sống người dân đã khá hẳn lên. Đến thời điểm này, đã có rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đến để bàn về mua nhãn nhưng HTX không đủ sản lượng để cung ứng.
Ông Nguyễn Văn Phóng- Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên cho biết: Ngay chính tôi cũng sẽ trực tiếp đi bán nhãn cho bà con nông dân. Thứ 2 tuần tới (ngày 6.8), UBND tỉnh sẽ họp để phân công cụ thể trách nhiệm từng thành viên trong việc đảm bảo tiêu thụ nhãn trong năm nay.
Niềm vui được mùa nhãn của người dân ở xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đã đi kiểm tra và thị sát tình hình tiêu thụ nhãn tại Hưng Yên từ khá sớm. Rút kinh nghiệm trong việc điều tiết tiêu thụ vụ vải thiều vừa qua, ông Cường cho biết: Bộ NNPTNT sẵn sàng chung sức, hỗ trợ với tỉnh Hưng Yên tiêu thụ nhãn thuận lợi. Đồng thời, lưu ý tỉnh Hưng Yên cần chuẩn bị mọi kịch bản cho việc tiêu thụ nhãn, trong đó đặc biệt là khâu phân phối, lưu thông, vận chuyển hàng hóa và thông tin truyền thông xuyên suốt đảm bảo tính chủ động, công khai và khách quan.
Theo Danviet
Được mùa nhãn, Hưng Yên xây dựng mọi kịch bản để tiêu thụ
Trước vụ thu hoạch nhãn chính vụ nửa tháng, ngày 4.8, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác của Bộ NNPTNT, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã đi kiểm tra và thị sát tình hình sản xuất và công tác chuẩn bị tiêu thụ nhãn tại Hưng Yên. Tại buổi làm việc với UBND tỉnh này, ông Cường đã đề nghị Hưng Yên phải chuẩn bị mọi kịch bản để tiêu thụ nhãn được thuận lợi.
Nhãn được mùa, quả sai trĩu cành
Về Hưng Yên những ngày này, đi dọc các con đường đều thấy những vườn nhãn sai trĩu cành, có cành quả nhiều tới mức nặng tới 2kg. Ông Nguyễn Văn Tú - người dân ở xã Hàm Tử (huyện Khoái Châu) cho biết: Năm nay, nhà tôi có 2 mẫu nhãn được thu hoạch với sản lượng ước đạt 20 tấn, thu khoảng 400 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi hơn 300 triệu đồng.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường (phải) thăm vườn nhãn ở huyện Khoái Châu. Ảnh: K.L
Theo ông Tú, từ khi vào hợp tác xã (HTX) và chuyển sang trồng nhãn theo quy trình VietGAP, thu nhập của gia đình ông và các hộ xung quanh đã tăng hẳn lên, hiện ông đang tập trung tỉa cành để khoảng 15 ngày nữa sẽ thu hoạch. Vườn nhãn nhà ông và các hộ khác trong HTX cũng đã được một số doanh nghiệp đếncam kết thu mua, nên không lo mấy về đầu ra.
Dẫn Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường đi thăm vườn nhãn, ông Nguyễn Hữu Phú - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Hàm Tử giới thiệu: "Hiện nay 90% giống nhãn trên địa bàn xã là giống Miền Thiết và một số ít là giống nhãn siêu ngọt (giống nhãn đường phèn do các cụ trồng trước đây), có giá bán bình quân từ 25.000 - 35.000 đồng/kg".
Năm nay xã Hàm Tử có 320ha trồng nhãn, dự kiến sản lượng trên 5.000 tấn, trong khi năm trước chỉ đạt 3.700 tấn. Nét đặc trưng nổi bật của vườn nhãn Miền Thiết là chất lượng quả rất ngon và thời gian cho thu hoạch kéo dài. "Vườn nhãn ở Hàm Tử bắt đầu cho thu hoạch sớm từ ngày 10 đến 14.8, tuy nhiên thời gian thu hoạch rải vụ dài. Khi nhãn các vùng khác thu hoạch hết, về Hàm Tử vẫn còn nhãn để bán" - ông Phú cho hay. Theo ông Phú, chính việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với bộ giống đã giúp quả nhãn ở Hàm Tử có chất lượng cao cũng như kéo dài thời gian thu hoạch.
Trao đổi với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, bà Trần Thị Bắc - Chủ tịch HĐQT HTX Nễ Châu, xã Hồng Nam, TP.Hưng Yên, cho biết: Toàn HTX, có 20 hộ xã viên với 40ha nhãn, trong đó có 25ha nhãn VietGAP. Từ khi áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP, đời sống người dân đã khá hẳn lên. Đến thời điểm này, đã có rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn đến để bàn về mua nhãn nhưng HTX không đủ sản lượng để cung ứng.
Đến thời điểm này, HTX đã phân chia người đi tiếp thị sản phẩm ở các kênh khác nhau, trong đó có cả việc đưa nhãn lên các chuyến bay của Vietnam Airlines, xuất khẩu...
Theo tính toán, sản lượng nhãn toàn tỉnh Hưng Yên năm nay đạt khoảng 41.000 tấn. Nhãn được trồng ở Hưng Yên được đánh giá là có chất lượng ngon nhất ở nước ta hiện nay.
Trao đổi với báo chí sau khi đi thăm các vườn nhãn sai trĩu quả, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: "Hai điểm mới nổi bật trong vụ nhãn năm nay ở Hưng Yên là sản xuất theo chuỗi liên kết rất chặt chẽ giữa nông dân, HTX nên đã áp dụng thành công nhiều giải pháp tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu chăm sóc, ra hoa, đậu quả và kiểm soát tới khi thu hoạch. Việc gắn kết giữa nông dân với các nhà khoa học, các doanh nghiệp, nhà phân phối và đặc biệt là với các cấp chính quyền địa phương tỉnh, huyện, xã cũng được thiết lập chặt chẽ.
Từ chủ tịch tỉnh trở xuống đi "bán" nhãn
Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác của Bộ NNPTNT và các doanh nghiệp về triển khai kế hoạch tiêu thụ nhãn, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng cho biết, năm nay Hưng Yên rất phấn khởi vì được mùa nhãn, sản lượng và năng suất dự kiến tăng 30%. Với diện tích khoảng 3.820ha chuẩn bị cho thu hoạch, sản lượng nhãn dự kiến năm 2018 của Hưng Yên đạt 41.000 - 42.000 tấn, cao hơn năm 2017 trên 10.000 tấn.
Theo tính toán của tỉnh Hưng Yên, khoảng 15-20 ngày tới mới bước vào vụ thu hoạch nhãn rộ. Đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn đến làm việc và đặt mua nhãn của Hưng Yên như Hapro, Big C, Sài Gòn Co.op mart, An Việt, VinEco, Doverco... với tổng sản lượng cam kết tiêu thụ 32.000 tấn.
Ông Nguyễn Văn Phóng (trái, áo trắng) cho biết: Trực tiếp từ Chủ tịch UBND tỉnh đến lãnh đạo các huyện, xã trong tỉnh phải dành thời gian để giúp người nông dân tiêu thụ nhãn. Bản thân tôi cũng sẽ đi bán nhãn cùng người dân.
Ông Nguyễn Văn Doanh - Giám đốc Sở NNPTNT Hưng Yên cho biết: Năm 2017, toàn tỉnh thu được 30.000 tấn nhãn, với giá bán bình quân đạt 30.000-35.000 đồng/kg, mang lại thu nhập hàng nghìn tỷ đồng cho bà con nông dân. Năm nay, dự báo sẽ được mùa nhãn lớn, nhưng tỉnh đã chủ động trong khâu tiêu thụ, nên dự báo giá nhãn vẫn duy trì ở mức bằng hoặc thấp hơn một chút so với năm ngoái.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khuyến cáo, năm nay thời tiết mưa nhiều nên rất thuận lợi, vải và nhãn được mùa rất lớn nên từ thời điểm này đến khi thu hoạch bà con nông dân Hưng Yên không nên bón bất cứ loại phân nào nữa để tránh nứt vỏ gây xấu mã giảm giá trị.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Văn Phóng khẳng định: Trong thời gian tới đây, UBND tỉnh yêu cầu các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các Sở, chủ tịch các huyện trở xuống mỗi ngày cần dành ra 1-2 tiếng đồng hồ để suy nghĩ, tìm cách tiêu thụ và thậm chí cả đi bán nhãn cho nông dân, bởi đây là sản phẩm chủ lực của tỉnh nhà.
Chính tôi cũng sẽ trực tiếp đi bán nhãn cho bà con bằng việc tranh thủ quảng bá, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, kêu gọi và kết nối các doanh nghiệp tăng cường thu mua nhãn trên địa bàn" - ông Phóng cho biết.
Theo Danviet
Đích thân Bộ trưởng Bộ NNPTNT "chào hàng" doanh nghiệp Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vực nông nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ NNPTNT tổ chức ngày 30.7 tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng), Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp (DN) đầu tư vào...