Hưng Yên mở rộng trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi, người khuyết tật
Thực hiện đề án “ổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030″ của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hưng Yên đã mở rộng nhóm đối tượng người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội, áp dụng cho người từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, không có lương hưu, không có trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp xã hội hằng tháng.
Dạy nghề may công nghiệp tại Trường Phục hồi chức năng và dạy nghề cho người khuyết tật huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ảnh: LỆ THU
Toàn tỉnh hiện có hơn 15 nghìn người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng này, trong đó nhiều người có hoàn cảnh khó khăn. ối với người khuyết tật, trong những năm qua, tỉnh triển khai nhiều chính sách chăm lo, hỗ trợ như: Hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng, tặng xe lăn, cấp học bổng, dạy nghề, trợ giúp tìm việc làm, trợ giúp pháp lý; trong đó, người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp hằng tháng, cấp thẻ bảo hiểm y tế… Với sự hỗ trợ tích cực của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, đời sống vật chất, tinh thần của người khuyết tật được cải thiện đáng kể. Bên cạnh đó, tỉnh Hưng Yên còn chủ động ban hành nhiều chính sách đặc thù của địa phương như: Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật, người cao tuổi từ đủ 60 tuổi đến dưới 80 tuổi; quy định các mức quà tặng chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi từ 70 tuổi đến hơn 100 tuổi.
Thực hiện Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó BKH đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030, UBND tỉnh tập trung thực hiện các khâu đột phá: ầu tư hạ tầng thủy lợi, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ đối với các sản phẩm đặc thù, lợi thế của địa phương và thu hút doanh nghiệp đầu tư, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Việc đầu tư hạ tầng thủy lợi đã góp phần bảo đảm tưới, tiêu nước chủ động phục vụ sản xuất; nâng tổng số kênh mương nội đồng được kiên cố hóa lên là 81,2 km (năm 2015, các địa phương chỉ mới kiên cố hóa được 4,38 km). Về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, tỉnh đã tập trung lồng ghép nhiều nguồn vốn từ các chương trình, dự án; triển khai nhân rộng nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả. Tỉnh tạo điều kiện cho doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư; đã phê duyệt và triển khai 11 dự án trong nhiệm kỳ 2015-2020.
Trước tác động ngày càng lớn của BKH, tỉnh xác định mục tiêu lãnh đạo toàn ngành nông nghiệp khai thác tốt nhất lợi thế của vùng tiểu khí hậu khô hạn; hoàn thiện hệ thống thủy lợi; tiếp tục chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn, cây ăn quả đặc thù. Tập trung đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình thủy lợi Tân Mỹ, hồ chứa nước Sông Than, hệ thống hồ Kiền Kiền, các dự án kết nối liên thông hồ chứa. Tích cực đẩy mạnh chuyển đổi 2.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng ít sử dụng nước, gắn phát triển du lịch; hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển; áp dụng nhiều công nghệ khoa học trong nuôi tôm giống.
Giám đốc "hotboy" điều khiển cả trang trại trồng rau quả bằng điện thoại thông minh
"Chúng tôi tự sản xuất nguyên liệu đầu vào, tạo ra vòng tròn khép kín làm tiền đề cho hệ sinh thái sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm".
Video đang HOT
Anh Phạm Văn Lộc - Giám đốc dự án Hệ sinh thái Nông nghiệp bền vững UCA cho biết như vậy về mô hình trang trại trồng rau, củ, quả điều khiển bằng điện thoại thông minh.
"Sạch từ nông trại đến bàn ăn"
Trong cái nắng như đổ lửa, chúng tôi vẫn thấy anh Phạm Văn Lộc cần mẫn theo dõi, điều chỉnh hệ thống tưới nước cho dưa lưới được trồng nhà màng. Anh Lộc cho hay, tại đây đang trồng thử nghiệm dưa lưới nằm trong dự án Hệ sinh thái Nông nghiệp bền vững UCA của anh và một số người bạn đang triển khai.
Anh Phạm Văn Lộc - Giám đốc dự án Hệ sinh thái Nông nghiệp bền vững UCA đang ghi lại quá trình phát triển của cây dưa lưới. Ảnh: N.C
Hiện nay, dự án đã được áp dụng ở một số trang trại ở nhiều địa phương như tại Long Biên, Sóc Sơn, Sơn Tây, Chương Mỹ (Hà Nội) và sản phẩm được cung cấp tại UCA Mart Dương Đình Nghệ, UCA Mart Trần Tử Bình, UCA Mart Nguyễn Chí Thanh...
Trò chuyện với anh, chúng tôi cảm nhận được sự đam mê, nhiệt huyết của bản thân anh cũng như các thành viên trong dự án UCA. Anh Lộc nói, khái niệm hệ sinh thái UCA được hình thành từ 2019 và bao gồm từ siêu thị, nông trại, trung tâm và đồ ăn UCA.
Dự án với mục tiêu ứng dụng khoa học công nghệ trong các khâu sản xuất, thương mại nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất cũng như đảm bảo sự cân bằng tương đối trong việc thương mại sản phẩm có giá trị cao.
"Để đảm bảo sản xuất cũng như đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường của dòng sản phẩm mới, chúng tôi nỗ lực áp dụng công nghệ mới nhằm giảm tối đa việc tiếp xúc trực tiếp của công nhân với nguồn dinh dưỡng, bảo vệ thực vật nguy hại đến sức khỏe người lao động và đảm bảo nguyên liệu đầu vào ổn định về số lượng cũng như chất lượng cho các thành viên trong hệ sinh thái" - anh Lộc tiết lộ.
Rau sau khi được thu hoạch ở các vùng nguyên liệu được chuyển về liên hiệp HTX tiêu thụ nông sản an toàn Việt Nam (UCA). Từ đó, rau được bảo quản trong nhà lạnh và được đưa đến hệ thống siêu thị của UCA.
Với dự án Hệ sinh thái Nông nghiệp bền vững UCA, người nông dân gần như không phải trực tiếp "chạm tay" vào làm. Bởi, đã có các tay robot đơn giản thay thế công năng của lao động phổ thông. Ngoài ra, dự án cũng sử dụng ứng dụng di động trong việc điều phối sản xuất (điều hành hoạt động tưới nước qua aap được cài đặt trên điện thoại thông minh).
"Tất cả dữ liệu về sâu bệnh hại trên rau, các triệu chứng thú y trên vật nuôi, các yếu tố nguy hại từ môi trường được truyền lại từ hình ảnh, cảm biến và được lưu trữ trên hệ thống máy chủ, xử lý, gửi lấy ý kiến tham vấn của kỹ sư, hệ thống chuyên gia sản xuất cũng như cảnh báo quá trình khi gặp điều kiện tương tự. Tất cả những thay đổi đó đều được ghi nhận, phân tích và lưu trên ứng dụng điện thoại thông minh giúp quá trình thuận lợi hơn" - anh Lộc nói.
Tiền đề phát triển nông nghiệp bền vững
Anh Lộc cho biết, công nghệ đã mang lại rất nhiều thành quả hữu ích, tạo tiền đề để phát triển bền vững. Ứng dụng giúp hệ thống lần đầu tiên có nhật ký điện tử, được cập nhật hàng ngày, giúp khách hàng là hệ thống cửa hàng thực phẩm theo dõi, giám sát thường xuyên từ đó tăng được uy tín cũng như sự kiểm chứng thực tế từ khách hàng, giúp khách hàng chủ động thời gian lấy hàng, có hàng để đặt hàng trước, gia tăng từ 3 đại lý lên đến 22 đại lý sử dụng tất cả sản phẩm mà hệ sinh thái trên địa bàn Hà Nội. Doanh thu tăng 500%.
Hệ thống tưới nước tự động được điều khiển bằng app được cài đặt trên điện thoại thông minh.
"Quy trình canh tác sử dụng robot giảm thiểu 5 nhân công/ha cho sản xuất rau và 2 nhân công/hệ thống chuồng trại; giúp giảm 25 triệu đồng/ha và tổng 150 triệu đồng/nông trại" - anh Lộc chia sẻ.
Theo anh Lộc, kết quả đạt được quan trọng nhất trong dự án này là đã giảm thiểu ô nhiễm, kiểm soát hoàn toàn thuốc bảo vệ thực vật, không để dư thừa. Ngoài ra, dự án còn góp phần mang đến tính thân thiện với môi trường. Với việc sử dụng nhựa tái sinh trong các thiết bị vỏ hộp, giấy Kraft... thì còn chú trọng đến sức khỏe của người sản xuất, cho phép người sản xuất không tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật gây hại.
Dự án cũng sử dụng những chế phẩm chăn nuôi an toàn, không gây ô nhiễm môi trường, tuân thủ đúng theo quy trình hữu cơ và hướng đến mục tiêu thân thiện với tự nhiên.
Từ những kết quả đó, dự án đã đáp ứng được nhu cầu của những người làm nông nghiệp, giải quyết được nhiều vấn đề chăm sóc cây trồng, chưa có cạnh tranh trong lĩnh vực, nên rất tiềm năng.
Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều chính sách lớn, quan trọng Phát biểu mở đầu đợt họp tập trung Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV sáng 8/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, thời gian của đợt 2 chỉ kéo dài trong khoảng 11 ngày, nhưng Quốc hội sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung, trong đó có nhiều chính sách lớn, có ý nghĩa quan trọng....