Hưng Yên : Khởi tố, bắt giữ nhóm đối tượng núp bóng công nhân, thuê nhà trọ để bán ma túy
Công an tỉnh Hưng Yên vừa phát hiện và bắt quả tang 6 đối tượng ở tỉnh Sơn La thuê nhà trọ tại huyện Văn Lâm để bán ma túy.
Theo báo Người đưa tin, ngày 28/5, đại diện phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết, đơn vị đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can 5 đối tượng làm thuê cho các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên về hành vi tàng trữ và mua bán trái phép các chất ma túy tại các phòng trọ.
Các đối tượng trong vụ án. (Ảnh: Lao động)
Cụ thể, qua công tác trinh sát, ngày 20/5, tổ công tác của phòng CSĐT tội phạm về ma túy phối hợp với Công an huyện Văn Lâm và Công an thị trấn Như Quỳnh kiểm tra khu nhà trọ của bà Nguyễn Thị Hưng (ở thôn Như Quỳnh, thị trấn Như Quỳnh).
Tại đây, tổ công tác đã bắt quả tang 4 đối tượng gồm: Lò Văn Tuấn (SN 1992); Lò Văn Ón (SN 1985); Hoàng Văn Lệ (SN 1998) và Tòng Văn Hà (SN 1997, đều trú tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đang tàng trữ 0,274 gam heroin. Thu giữ 5 điện thoại di động, 6.800.000đ tiền mặt cùng nhiều vật chứng liên quan.
Theo báo Lao động, cùng ngày kiểm tra khu nhà trọ của ông Dương Xuân Hường, ở Thị trấn Như Quỳnh, tổ công tác phát hiện bắt quả tang Lường Văn Khoa (SN 1999), ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La đang tàng trữ trái phép 4 gói heroin, trọng lượng 0,165 gam và 200.000 đồng tiền mặt.
Khoa khai nhận mua số heroin trên của Đèo Văn Huyến, SN 1994 cùng quê, hiện đang thuê trọ tại thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm. Khám xét khẩn cấp người và chỗ ở của Huyến, thu giữ 0,273 gam heroin, 1 điện thoại di động.
Được biết cả 6 đối tượng trên đều nghiện ma túy từ nhiều năm nay, hiện đang làm công nhân bốc vác thuê cho các khu công nghiệp và làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm.
Video đang HOT
Các đối tượng này đã mua ma túy từ tỉnh Sơn La về để sử dụng và chia lẻ bán cho các đối tượng nghiện tại các khu nhà trọ và công nhân tại các khu công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện Văn Lâm.
Ngay sau đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 5 đối tượng là: Tuấn, Ón, Hà, Huyến, Khoa về hành vi tàng trữ và mua bán trái phép các chất ma túy.
Hiện lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Tuấn Anh (tổng hợp)
Theo kinhtenongthon
Xử vụ án thủy điện Sơn La : LS đề nghị tòa triệu tập nguyên Chủ tịch tỉnh
Sáng 21/5, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Sơn La đã mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự sơ thẩm lần 2 đối với 17 bị cáo liên quan đến sai phạm về việc đền bù giải phóng mặt bằng thuộc dự án nhà máy thủy điện Sơn La.
Theo đó, trong số 17 bị cáo nguyên là lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Mường La, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Sơn La được đưa ra xét xử thì có 13 bị cáo bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Các bị cáo còn lại bị buộc tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Phiên tòa xét xử 17 bị cáo liên quan đến sai phạm về việc đền bù giải phóng mặt bằng thuộc dự án nhà máy thủy điện Sơn La.
13 bị cáo bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại điều 165 và 285 Bộ luật hình sự năm 1999, gồm: Trương Tuấn Dũng (SN 1960) - nguyên Phó Chủ tịch huyện Mường La; nguyên Chủ tịch hội đồng bồi thường tái định cư huyện. Lúc bị bắt, bị cáo Dũng là Phó Giám đốc Sở Tài chính Sơn La; Phan Tiến Diện (SN 1975) - nguyên Phó Chủ tịch huyện Mường La; nguyên Chủ tịch hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện. Lúc bị bắt, ông Diện là Phó Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sơn La; ông Phan Đức Chính (SN 1961) - nguyên Trưởng ban quản lý di dân tái định cư; nguyên Phó chủ tịch hội đồng bồi thường hỗ trợ, tái định cư huyện Mường La. Lúc bị bắt, ông Chính là Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mường La;
Ông Phan Xuân Khoa (SN 1974) - Phó trưởng Ban quản lý di dân tái định cư huyện Mường La; ông Trần Mạnh Trì (SN 1977) - Phó trưởng ban Ban quản lý di dân tái định cư huyện Mường La; thành viên hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư huyện Mường La; ông Mai Văn Quang (SN 1973) - Phó Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Sơn La; ông Bùi Văn Tân (SN 1979) - Tổ trưởng tổ đo đạc phòng kỹ thuật thuộc Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Sơn La; ông Vũ Hồng Giang (SN 1984) - Nhóm trưởng Tổ đo đạc Công ty tư vấn và đo đạc Bảo Bình; Nguyễn Văn Thanh (SN 1970) - Phó trưởng phòng kỹ thuật, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sơn La; Lê Quang Duy (SN 1986) - Cán bộ tổ thẩm định Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mường La; Ngô Xuân Vân (SN 1964) - Chuyên viên tổ thẩm định Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mường La; Tòng Văn Thành (SN 1979) - nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Mường La; thời điểm bị khởi tố là Bí thư xã Chiềng Hoa và Đèo Văn Ban (SN 1956), nguyên Phó Bí thư chi bộ bản Co Chai, xã Mường Chùm, huyện Mường La.
Lực lượng an ninh thắt chặt trước và trong thời gian diễn ra phiên tòa xét xử 17 bị cáo liên quan đến sai phạm về việc đền bù giải phóng mặt bằng tại dự án nhà máy thủy điện Sơn La.
Các bị cáo còn lại bị buộc tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự năm 199, gồm: Triệu Ngọc Hoan (SN 1958) - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sơn La; Sòi Ngọc Hùng (SN 1967) - nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Sơn La; Đỗ Tiến Đồng (SN 1978) - nguyên Giám đốc Trung tâm kỹ thuật, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Sơn La; Cà Văn Tỉnh (SN 1979) - nguyên cán bộ địa chính xã Tạ Bú (Mường La), Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã Tạ Bú.
Tại phiên tòa sáng nay, một số luật sư đã đề nghị tòa triệu tập thêm các ông: Cầm Ngọc Minh - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; Nguyễn Thành Công - nguyên Chủ tịch UBND huyện Mường La; Nguyễn Thái Hưng - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La tới để làm rõ một số vấn đề liên quan đến vụ án này. Nhưng theo thẩm phán, chủ tọa phiên tòa, ông Nguyễn Thành Công đã có đơn xin xét xử vắng mặt, còn những người làm chứng khác hồ sơ vụ án đã thể hiện, đề nghị của các luật sư sẽ được kiểm soát viên làm rõ trong quá trình xét hỏi.
TAND tỉnh Sơn La - nơi diễn ra phiên tòa xét xử 17 bị cáo.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Sơn La, năm 2013, Chính phủ cho phép bồi thường thêm phần chênh lệch giá trị đất giữa nơi đi và nơi đến tại khu tái định cư Tân Lập. Năm 2014, UBND tỉnh Sơn La ra Công văn 617 chỉ đạo UBND huyện Mường La thống kê lại diện tích đất của từng hộ và đề xuất phương án bồi thường, hỗ trợ.
Năm 2014, bị cáo Trương Tuấn Dũng, khi đó là Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Mường La, kiêm Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư ký ban hành Kế hoạch số 41 để triển khai thực hiện chỉ đạo của tỉnh Sơn La, cho phép Văn phòng đăng ký đất đai và Công ty Bảo Bình có trụ sở tại Hà Nội đo đạc, lập bản đồ địa chính.
Cơ quan tố tụng xác định, Kế hoạch 41 được ban hành sai quy định; chỉ đạo của UBND tỉnh Sơn La; đo đạc trước, hoàn thiện hồ sơ pháp lý sau... Khi thực hiện Kế hoạch 41, tại Sơn La xuất hiện nhiều đơn thư vượt cấp, đặc biệt là đơn của Đèo Văn Ban, một cá nhân nằm trong diện được đền bù đã gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, buộc công an phải điều tra.
Kết quả cho thấy, Đèo Văn Ban từng được cấp 1 thửa đất rộng 32.400m2 tại xã Tạ Bú và đã nhận đủ tiền đền bù từ dự án thủy điện. Tuy vậy, Ban liên tục gửi đơn thư vượt cấp, đề nghị được bồi thường theo khung giá đất năm 2015 thay vì giá năm 2013. Năm 2014, khi đo đạc lại theo Kế hoạch 41 nói trên, Đèo Văn Ban đã tự ý khoanh vùng đất của mình trên bản đồ với diện tích lớn hơn nhiều lần thực tế.
Ban cũng đề nghị và được bị cáo Bùi Văn Tân - cán bộ Văn phòng Đăng ký đất đai chuyển loại đất để được bồi thường giá cao. Đèo Văn Ban cũng được Vũ Hồng Giang, lúc này làm việc cho Công ty Bảo Bình chia, số hóa đất trên bản đồ thành 97 thửa trong khi thực tế Ban chỉ có 1 thửa. Ban còn tự nhận là Trưởng bản để ký xác nhận hồ sơ cho chính mình. Kết quả, Đèo Văn Ban được huyện Mường La phê duyệt thu hồi gần 170.000m2, với số tiền hơn 1,2 tỷ đồng. Từ việc chỉ đạo sai của bị can Trương Tuấn Dũng, Ban di dân huyện Mường La và các đơn vị tư vấn đo đạc đã thực hiện sai quy định về đo đạc, lập bản đồ địa chính đối với đất nông nghiệp của hộ Đèo Văn Ban, dẫn đến việc thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ sai hơn 1,2 tỷ đồng.
Bị cáo Phan Tiến Diện thời điểm phạm tội là Phó Chủ tịch UBND huyện Mường La (sau khi kiện toàn là Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư huyện Mường La thay ông Dũng) tiếp tục chỉ đạo công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ cho các hộ dân. Bị cáo Diện biết Kế hoạch số 41 của Ủy ban nhân dân huyện Mường La có nhiều nội dung không đúng các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên nhưng vẫn ký các quyết định phương án thu hồi đất, phương án bồi thường hỗ trợ, dẫn đến việc bồi thường hỗ trợ sai cho các hộ dân, trong đó có hộ ông Đèo Văn Ban.
Với chức vụ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, ông Triệu Ngọc Hoan có thẩm quyền ký ban hành bản đồ địa chính do đơn vị chuyên môn và Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện nhưng đã không thực hiện đúng quy trình, quy định, không kiểm tra hồ sơ, không biết kết quả đo đạc, bản đồ địa chính do Văn phòng đăng ký đất đai lập đúng hay sai, nhưng vẫn ký xác nhận để ban hành phục vụ công tác thu hồi đất, bồi thường, dẫn đến việc hỗ trợ sai.
Các bị cáo khác dù biết Kế hoạch số 41 của UBND huyện Mường La trái với văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Sơn La cũng như Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng vẫn thực hiện dẫn đến việc thất thoát ngân sách Nhà nước số tiền lớn.
Trước đó, ngày 10/12/2018, TAND tỉnh Sơn La đã đã mở phiên tòa xét xử vụ án hình sự sơ thẩm đối với 17 bị cáo liên quan đến sai phạm trong đền bù giải phóng mặt bằng dự án nhà máy thủy điện Sơn La, nhưng do một số bị cáo, người làm chứng và luật sư vắng mặt nên TAND tỉnh Sơn La đã ra quyết định hoãn phiên tòa.
Theo Danviet
"Thánh địa ma túy" xứ Nghệ kỳ cuối : Máu đổ để ngăn "bão trắng" giữ lại những nếp nhà Nằm cạnh dòng Nậm Nơn hiểm trở, tựa vào dãy Pù Lôm hùng vĩ, bản Xốp Mạt trở thành vị trí vô cùng thuận lợi để ma túy ào ạt chảy vào nước ta. Các "ông trùm" đưa ma túy từ Lào về, biến nơi đây thành chợ, vừa bán ma túy cho người trong vùng, vừa xé lẻ để phân tán khắp...