Hưng Yên: Gỡ vướng cho cây trồng trên vùng đất chuyển đổi
Để góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong sản xuất cây trồng ở vùng đất đã chuyển đổi, tại TP.Hưng Yên, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững cây trồng ở vùng đã chuyển đổi”.
Sau chuyển đổi, nhiều diện tích cho tiền tỷ
Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), từ năm 2019 – 2020, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tại vùng đồng bằng sông Hồng đạt khoảng 5.500ha. Trong đó, diện tích chuyển sang cây trồng hàng năm khác gần 2.000ha, cây lâu năm khoảng 2.500ha, nuôi trồng thủy sản gần 1.100ha.
Đáng chú ý, tại các tỉnh lân cận Hà Nội đã hình thành nhiều đô thị vệ tinh, theo đó việc sản xuất nông nghiệp có những bước chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị, áp dụng công nghệ cao; một số loại nông sản đã tạo được thương hiệu, uy tín trên thị trường như nhãn lồng Hưng Yên, ổi lê Đài Loan (Hưng Yên), cam Canh, bưởi Diễn, nhãn chín muộn Đại Thành – Quốc Oai (Hà Nội), dứa (Ninh Bình), hành, tỏi (Hải Dương, Hà Nam)…
Các đại biểu và bà con nông dân thăm mô hình chuyển đổi đất lúa năng suất thấp sang trồng ổi lê Đài Loan ở xã Hoàn Long, Yên Mỹ (Hưng Yên). Ảnh: T.H
Ông Kim Văn Tiêu cho rằng, bà con nông dân, cần thực hiện theo 5 bài học: Trước khi nuôi trồng nên tham quan, học hỏi trước các mô hình hiệu quả rồi mới áp dụng; chuẩn bị đầy đủ vật chất, tinh thần; nên thực hiện từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp; ghi chép sổ nhật ký đầy đủ để rút kinh nghiệm cho vụ sau; luôn chủ động, sáng tạo, say mê, có khát vọng làm giàu”.
Tại diễn đàn, ông Đỗ Minh Tuân – Giám đốc Sở NNPTNT Hưng Yên cho biết, từ năm 2015-2020, Hưng Yên đã chuyển đổi được gần 11.000ha cây trồng các loại sang canh tác rau màu, dược liệu, cây ăn trái và trang trại VAC, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2-5 lần so với cây các cây trồng cũ.
Nhiều diện tích trồng hoa, cây cảnh cho thu nhập tới 1,2-2 tỷ đồng/ha/năm, cá biệt có mô hình trồng lan hồ điệp đạt thu nhập tới 10 tỷ đồng/ha/năm.
Đơn cử như tại xã Hoàn Long, huyện Yên Mỹ, tính đến hết tháng 6/2018, cơ bản diện tích lúa tại đây đã chuyển đổi hết sang trồng cam, bưởi, chuối, ổi, quất cảnh, rau các loại. Trong đó, chỉ riêng 80ha trồng ổi lê Đài Loan đã cho sản lượng 4.300 tấn mỗi năm, doanh thu 43 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 30 tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Hưng Yên triển khai mô hình trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Hoàn Long, quy mô 30ha trên cây ổi. Tháng 8/2020, vùng trồng ổi của mô hình đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP, qua đó góp phần nâng cao giá trị kinh tế của việc trồng ổi.
Video đang HOT
Mô hình chuyển đổi đất lúa năng suất thấp sang trồng ổi lê Đài Loan ở xã Hoàn Long, Yên Mỹ (Hưng Yên).
Tuy nhiên, bên cạnh những mô hình làm ăn hiệu quả, việc phát triển cây trồng ở vùng đã chuyển đổi cũng đang gặp nhiều khó khăn. Ở nhiều địa phương tuy đã cơ bản hoàn thành việc dồn đổi ruộng đất, song nhiều diện tích vẫn manh mún, quy mô hộ là chủ yếu; việc tích tụ, tập trung ruộng đất còn gặp nhiều khó khăn, do vậy chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất nông nghiệp tập trung, công nghệ cao.
Bên cạnh đó, việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây trồng khác cần đầu tư khá nhiều kinh phí để tôn, vượt mặt ruộng; lắp đặt, sửa chữa hệ thống tưới, tiêu, nhà màng, nhà lưới…
Thúc đẩy liên kết sản xuất
Sau khi tham quan thực tế mô hình chuyển đổi đất lúa năng suất thấp sang trồng ổi lê Đài Loan ở xã Hoàn Long, Yên Mỹ (Hưng Yên), ông Nguyễn Lân Hùng – Tổng Thư ký Hội các ngành sinh học Việt Nam nhận xét: Trồng ổi dễ canh tác, tốn ít công lao động, áp lực thời vụ thấp, sản phẩm sạch, thu nhập hơn 500 triệu đồng/ha canh tác (cao gấp 5-6 lần sản xuất lúa). Nếu rãnh giữa các luống ổi, nhà nông đào sâu thêm, để vừa lấy nước tưới cây, vừa thả ốc nhồi hoặc các loại cá đen (trê, rô phi) thì thu nhập còn cao hơn nữa.
Tuy nhiên để sản xuất ổi nói riêng, cây ăn trái nói chung đạt được hiệu quả cao, bền vững, các hộ phải liên kết theo mô hình HTX, gắn với doanh nghiệp bao tiêu chế biến. Vì sản xuất nhỏ lẻ sẽ không thể bán sản phẩm được giá cao, khó kiểm soát ô nhiễm môi trường, khó ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khó đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các chuyên gia giải đáp một số bệnh thường gặp trên cây trồng tại diễn đàn.
Rất nhiều mẫu bệnh phẩm trên trên cây ăn trái được nông dân mang tới nhờ diễn đàn giải đáp và đã được các chuyên gia của Viện Bảo vệ thực vật – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam “giải mã” thỏa đáng, trong đó thời sự nhất vẫn là các dấu hiệu của bệnh Greening – vàng lá gân xanh trên cam, bưởi.
“Để phòng ngừa căn bệnh nan y này, phải trồng bằng cây giống sạch bệnh, diệt trừ rầy chổng cánh, luân canh với cây khác họ và vẫn phải nói lại, bón đủ phân hữu cơ vi sinh cho vườn cây. Riêng các cây trồng đã bị nhiễm bệnh, phải chặt đi, đốn bỏ” – TS Nguyễn Thị Bích Ngọc khuyến cáo.
Các đại biểu thăm một số gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp bên lề diễn đàn.
Kết luận diễn đàn, ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia đề nghị các cơ quan quản lý cần thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch; quản lý chất lượng giống cây trồng; tổ chức lại sản xuất cho bà con nông dân theo hướng gắn kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác xã theo chuỗi.
Các cơ quan chuyển giao tăng cường xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả cao, có chứng nhận, chú ý an toàn thực phẩm và tiến tới hữu cơ; xây dựng mô hình gắn với tập huấn, đào tạo, thông tin tuyên truyền, đặc biệt quan tâm đến giảng viên ToT; Trung tâm Khuyến nông các tỉnh phải đóng vai trò là cầu nối gắn kết bà con với khoa học công nghệ, kết nối người sản xuất với thị trường để có đầu ra bền vững…
Bí quyết nuôi thuỷ sản xen ghép thu hàng trăm triệu/ha: Con lành thả trước, dữ dằn thả sau
"Nguyên tắc trong nuôi thủy sản xen ghép là con nào hiền lành thả trước, con nào dữ thả sau, cho ăn thức ăn khác nhau, thường xuyên kiểm tra môi trường nước trong ao nuôi" - ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NNPTNT) cho biết.
"Nguyên tắc trong nuôi thủy sản xen ghép là con nào hiền lành thả trước, con nào dữ thả sau, cho ăn thức ăn khác nhau, thường xuyên kiểm tra môi trường nước trong ao nuôi" - ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết như vậy tại tọa đàm về phát triển nuôi thủy sản xen ghép đạt hiệu quả cao và bền vững.
Tọa đàm do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT Thái Bình tổ chức tại xã Thụy Liên (huyện Thái Thụy).
Lợi ích từ nuôi 2-3 loại thủy sản cùng 1 ao
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình đã giới thiệu một số mô hình nuôi thủy sản xen ghép tại các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng; thông tin một số tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới áp dụng cho các mô hình nuôi thủy sản xen ghép; các giải pháp phát triển nuôi thủy sản xen ghép đạt hiệu quả cao và bền vững.
Các chuyên gia trả lời câu hỏi của nông dân tại tọa đàm. Ảnh: Đỗ Tuấn
Chia sẻ tại tọa đàm, ông Trần Minh Hưng - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình cho biết, những năm qua, tỉnh Thái Bình thường xuyên duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 15.500ha, trong đó nuôi nước mặn hơn 3.000ha; nuôi nước lợ gần 3.500ha; nuôi nước ngọt gần 9.000ha.
Đặc biệt, nhiều hộ dân đã phát triển các mô hình nuôi thủy sản xen ghép cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.
Nói về cách nuôi này, thạc sĩ Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, nếu nuôi đơn, tức là chỉ nuôi một loại thủy sản thì người nuôi sẽ không tận dụng được hết tiềm năng các tầng nước, nguồn thức ăn. Trong khi mô hình nuôi xen ghép được thực hiện theo nguyên tắc nuôi các loại thủy sản khác nhau, sử dụng thức ăn khác nhau nhằm tăng hiệu quả trên một diện tích nuôi.
Ví dụ nuôi cá mè với một số loại cá nước ngọt khác như trắm, trôi, chép thì cá mè sẽ không cạnh tranh thức ăn với những loại còn lại mà còn ăn tảo, phù du, giúp làm sạch môi trường nước.
"Chẳng hạn nuôi ghép cá rô phi kết hợp với tôm thẻ chân trắng thì cá rô phi sẽ ăn thức ăn thừa của tôm, ăn rong rêu, động vật tầng đáy. Thậm chí nếu có những con tôm chẳng may bị bệnh, yếu chết thì đã có con cá rô phi "dọn dẹp" ngay, giúp nước trong ao nuôi sạch hơn, con tôm bị bệnh cũng không lây sang con khỏe mạnh, giảm rủi ro bị dịch bệnh. Riêng với mô hình này, bà con không cần tốn thêm thức ăn cho cá, qua đó tăng hiệu quả kinh tế lên hàng trăm triệu đồng/ha mặt nước. Ngoài ra, bà con cũng áp dụng một số mô hình nuôi ghép phổ biến khác như tôm - cua, tôm - cá, cá với cá... cũng đem lại hiệu quả rất tốt" - ông Tiêu nói.
"Bà con lưu ý, khi nuôi xen ghép nhiều đối tượng với nhau thì con nào hiền phải thả trước, ví dụ tôm - cá thì thả tôm trước; tôm - cua thì tôm phải thả trước; hay với các loài cá, giống nào dữ thả trước, giống nào hiền lành hơn thả sau. Hoặc bà con cũng có thể làm ngược lại, nhưng nếu thả con hiền lành trước thì phải chọn con giống to, khỏe mạnh" - ông Tiêu thông tin thêm.
Nâng cao trình độ quản lý ao nuôi
Các chuyên gia trong buổi tọa đàm. Ảnh: Đỗ Tuấn
Ông Trần Minh Hưng - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Thái Bình cho biết, hiện nay trên địa bàn tỉnh khá phổ biến 2 mô hình nuôi ghép tôm thẻ chân trắng với cá rô phi và nuôi ghép các đối tượng thủy sản nước ngọt. Với những mô hình này, bà con lưu ý không dùng cùng một loại thức ăn để tránh vật nuôi cạnh tranh lẫn nhau, đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững.
Thực tế là trong một ao nuôi, bà con có thể ghép 3-4 loại thủy sản hoặc nuôi xen ghép cá, tôm với nhuyễn thể, điều này tùy theo đối tượng nuôi, nhu cầu thị trường, thói quen chăn nuôi và nhất là trình độ của người nuôi có quản lí được hay không. Tuy nhiên có thể khẳng định với việc nuôi xen ghép, các đối tượng nuôi sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong việc giải quyết vấn đề về thức ăn thừa trong ao nuôi, từ đó hạn chế dịch bệnh phát sinh, là điều kiện thuận lợi để áp dụng chăm sóc theo các quy trình VietGAP, hữu cơ...
Ông Nguyễn Văn Luân - một chủ hộ chăn nuôi ở xã Thụy Liên hỏi: Trong nuôi trồng thủy sản, thường bà con chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề thời tiết và nhiệt độ nước thay đổi thất thường. Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng thối nước ao, tăng oxy ở đáy ao? Cách chọn con giống thế nào để nhận biết cảm quan thấy ngay con giống đó khỏe hay yếu?
Trả lời câu hỏi này, ông Tiêu cho biết, muốn nuôi thủy sản thành công, bà con cần phải thuộc lòng câu thần chú "Nước trong ao kiểm soát luôn chớ để lạt màu", và tuân thủ nguyên tắc cho ăn "3 xem 4 định".
Riêng với phòng chống tình trạng sốc nhiệt cho thủy sản trong thời tiết nắng nóng, bà con lưu ý khi nhiệt độ thời tiết trên 35 độ C thì giảm 50% lượng thức ăn; nuôi thâm canh và siêu thâm canh thì che lưới trên mặt ao, che bớt ánh nắng, sục khí từ đáy lên để đẩy khí độc; quạt nước, đẩy nước để nhiệt độ đáy ao và mặt ao trung hòa, bổ sung kịp thời lượng nước bay hơi để tránh nước trong ao bị nhiễm mặn.
Hàng ngày bà con phải quan sát độ trong của nước, độ sâu trung bình 25-30cm thì phù hợp, nếu thủy sản mới nuôi thì khoảng 30-40cm. Bà con nên nhớ "nhất oxi, nhì pH", mua bộ test đo cũng rất đơn giản.
Cụ thể nguyên tắc 3 xem: Xem điều kiện thời tiết khi cho ăn; xem biến động các yếu tố môi trường như hàm lượng oxy hòa tan, pH, NH3...; xem tình trạng sức khỏe của thủy sản nuôi để có biện pháp quản lý, cho ăn phù hợp.
Nguyên tắc 4 định: Định chất lượng, thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn phát triển; định số lượng: Cho ăn đủ no mà không thiếu, không thừa; định thời gian: Tập cho ăn vào những giờ nhất định, giúp người nuôi dễ dàng quan sát hoạt động ăn, dọn thức ăn thừa, điều chỉnh lượng thức ăn...; định địa điểm: Cho ăn đúng điểm cố định để tạo thói quen bắt mồi cho thủy sản từ khi mới thả.
Cấy lúa bằng máy, hàng thẳng tắp, ruộng đẹp như tranh, nông dân miền Bắc nhàn hẳn "Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong sản xuất lúa là con đường tất yếu để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, đem lại hiệu quả cao nhất cho người sản xuất" - ông Lê Quốc Thanh - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh. Diễn đàn Khuyến...