Hưng Yên cùng doanh nghiệp vượt khó trong bối cảnh đại dịch
Luôn hỗ trợ và tạo cơ chế thông thoáng, đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ kịp thời vướng mắc, chung tay cùng doanh nghiệp vượt khó trong bối cảnh đại dịch COVID-19 để ổn định sản xuất…
Đây là vấn đề được thảo luận sôi nổi tại hội nghị lãnh đạo tỉnh Hưng Yên gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân với chủ đề “Chính quyền tận tâm – doanh nghiệp tận lực” diễn ra ngày 9/10.
Công nhân sản xuất sản phẩm may mặc tai Công ty Cổ phần may Tiên Hưng (huyện Tiên Lữ, Hưng Yên). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN
Không tạo rào cản
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam Phạm Tấn Công đánh giá cao những nỗ lực vượt khó của Hưng Yên trong bối cảnh phức tạp của đại dịch, nhưng tỉnh vẫn duy trì giữ vững tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách đạt cao. Hưng Yên nên chớp cơ hội sau đại dịch để tạo vị thế mới trên bản đồ kinh tế vùng Thủ đô và quốc gia.
Trong bối cảnh phức tạp của dịch COVID-19, Chủ tịch phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam mong muốn Hưng Yên quan tâm hơn nữa trong việc tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách để tiếp tục tạo điều kiện, cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh trên tinh thần an toàn trước dịch bệnh. Đồng thời, triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để ngày càng mở rộng, thiết lập các “vùng xanh” nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng cơ hội, duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Với các doanh nghiệp, ông Phạm Tấn Công cho rằng, các doanh nghiệp cần có tư duy mới, cách làm mới, xác định vị trí của doanh nghiệp Hưng Yên trong chuỗi giá trị quốc gia. Doanh nghiệp, doanh nhân tiếp tục quan tâm xây dựng văn hóa niềm tin chuẩn mực đạo đức xã hội, tạo niềm tin với xã hội để có nhiều cơ hội tốt trong sản xuất kinh doanh.
Video đang HOT
Đại diện các doanh nghiệp đề nghị các cấp có thẩm quyền của tỉnh Hưng Yên tiếp tục hỗ trợ cho các đơn vị, đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động, ổn định đời sống người lao động. Trong đó, có 4 vấn đề gồm: hỗ trợ thuế, vay vốn ngân hàng, giải phóng mặt bằng, tiêm vaccine phòng, chống dịch COVID-19.
Một số doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng không áp dụng việc đóng cửa nhà máy khi doanh nghiệp có ca mắc bệnh và khoanh ở phạm vi hẹp; đảm bảo thống nhất các loại giấy tờ trong giao thông vận tải để tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa; cung ứng dụng cụ test nhanh để doanh nghiệp tự kiểm tra người ra vào; tạo chiến lược mới sống chung với dịch bệnh nhằm giúp người lao động và các đối tác yên tâm làm việc với doanh nghiệp…
Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Phạm Huy Hùng đề nghị tỉnh Hưng Yên tiếp tục thực hiện các chính sách, gói hỗ trợ cho doanh nghiệp và người lao động để tái tạo sản xuất và hỗ trợ dòng tiền vào doanh nghiệp; đồng thời, ngành ngân hàng khoanh nợ, giãn nợ và giảm lãi suất vay cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp dịch bệnh.
Cùng đó, giảm một phần thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất trong năm 2021 và 2022 cho tất cả các doanh nghiệp; tiếp tục cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ số, có phần mềm chung quét mã QR; không đưa thêm các thủ tục hành chính mới, thuế, phí đóng góp mới đối với người dân và doanh nghiệp. không đưa ra nhiều quy định khác nhau để tạo rào cản lưu thông đi lại, sớm mở cửa tạo điều kiện cho các phương tiện giao thông, lưu thông hàng hóa.
Tháo gỡ vướng mắc
Lắng nghe và tiếp thu ý kiến các doanh nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa đánh giá cao nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỉnh đang nỗ lực triển khai các chính sách hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp vượt khó ổn định sản xuất.
Về lâu dài, tỉnh tạo lập môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng, minh bạch và an toàn. Do vậy, các nhà đầu tư và doanh nghiệp sẽ được tiếp cận đầy đủ các nguồn lực về mặt bằng, cơ hội đầu tư, giảm thiểu tối đa chi phí không chính thức, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và bền vững.
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Trần Quốc Văn khẳng định, tỉnh luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, tôn trọng lợi ích của doanh nghiệp thông qua cải cách hành chính, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp về thuế, đầu tư, xây dựng, đất đai, đào tạo lao động. Ngoài ra, tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, thông tin về thị trường và quảng bá thương hiệu sản phẩm. Trước mắt, ngay trong tháng 10 này sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 100% doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn tỉnh.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cũng chỉ đạo các cấp, ngành đẩy mạnh hơn nữa nhiệm vụ cải cách hành chính, thi hành công vụ để giải quyết những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp; lắng nghe, tiếp thu kiến nghị của doanh nghiệp; quan tâm, chia sẻ, đồng hành với doanh nghiệp; chuyển từ chính quyền hành chính sang phục vụ, kiến tạo cho doanh nghiệp; thực hiện hiệu quả Đề án cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tỉnh Hưng Yên năm 2021.
Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đề nghị đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh Hưng Yên khắc phục khó khăn, kiên trì phòng, chống dịch hiệu quả, tập trung sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động, tăng lợi nhuận, đóng góp ngày càng nhiều hơn cho ngân sách và xã hội.
Đặc biệt, các doanh nghiệp chủ động trao đổi, phản ánh kịp thời để tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Mặt khác thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, thực hiện nghĩa vụ theo quy định với người lao động.
Đồng Nai: Chấp thuận cho trên 18.000 lao động đi, về hàng ngày
Ngày 4/10, ông Lê Văn Danh, Phó Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai cho biết, đã chấp thuận cho trên 18.000 lao động tại 13 doanh nghiệp không thực hiện "3 tại chỗ" trên địa bàn Đồng Nai hàng ngày được đến công ty làm và trở về nhà bằng xe đưa rước và phương tiện cá nhân.
Tất cả số lao động này đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, đều sinh sống trong các "vùng xanh".
Công ty Daikan Việt Nam, Khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai từng bước khôi phục sản xuất, tăng tốc trở lại (ảnh minh họa).
Theo ông Lê Văn Danh, vừa qua, Đồng Nai đề ra phương án từng bước phục hồi kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Theo đó, người lao động ở các "vùng xanh", đã tiêm 2 mũi hoặc 1 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 14 ngày, người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 180 ngày được quay trở lại tham gia sản xuất theo hình thức "3 tại chỗ" hoặc đi, về hàng ngày. Ngay sau đó, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã gửi hồ sơ đề nghị được thực hiện phương án này, dự báo tới đây sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tổ chức cho người lao động đi, về hàng ngày.
Ông Lê Văn Danh cho rằng, Đồng Nai là tỉnh công nghiệp, nhiều tháng qua địa phương thực hiện giãn cách xã hội, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động cầm chừng; hàng loạt lao động mất việc làm, không có thu nhập. Việc mở cửa, tiến tới trạng thái bình thường mới là vô cùng cần thiết, cấp bách, điều này không chỉ giúp khôi phục, phát triển kinh tế mà còn trực tiếp đảm bảo an sinh xã hội, tránh phát sinh những hệ lụy.
Để quá trình khôi phục sản xuất của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai đề nghị tỉnh nới lỏng việc đi lại của người dân, đặc biệt là lao động giữa các "vùng xanh" và giữa "vùng xanh" với các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Không kiểm soát việc đi lại của người dân bằng giấy đi đường mà kiểm soát thông qua ứng dụng công nghệ điện tử. Tỉnh lên phương án đưa người lao động từ các tỉnh, thành khác về Đồng Nai để tiếp tục tham gia lao động tại các doanh nghiệp. Cơ quan chức năng Đồng Nai cần lên phương án, nhanh chóng phối hợp với các tỉnh, thành lân cận như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động lưu thông giữa các địa phương.
Khi thực hiện bình thường mới, nhiều khả năng dịch COVID-19 sẽ xuất hiện tại các doanh nghiệp. Để phòng, chống dịch hiệu quả, xử lý kịp thời các ca bệnh, tỉnh cần gấp rút thành lập các trung tâm y tế tại các khu công nghiệp, nâng cao năng lực khám chữa bệnh của những cơ sở y tế cấp xã, phường.
Ông Lê Văn Danh nhấn mạnh, khi dịch mới bùng phát, để duy trì sản xuất nhiều doanh nghiệp ở Đồng Nai thực hiện phương án "3 tại chỗ", cho công nhân lưu trú tại công ty. Tuy nhiên, "3 tại chỗ" chỉ là phương án tạm thời, doanh nghiệp, người lao động không thể duy trì lâu vì tốn nhiều chi phí, đời sống tinh thần bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động từ 10.000 - 60.000 người nên không thể thực hiện phương án "3 tại chỗ" - phải ngưng sản xuất trong nhiều tháng qua. Cơ quan chức năng cần có kế hoạch chấm dứt mô hình "3 tại chỗ", cho phép doanh nghiệp tổ chức sản xuất, người lao động đi, về hàng ngày trên cơ sở đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai, trong 31 khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai có gần 632.000 lao động đang làm việc. Đến nay, có hơn 1.250 doanh nghiệp thực hiện phương án "3 tại chỗ" với hơn 160.000 lao động lưu trú tại công ty.
Trà Vinh: Tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 14 Trong 4 ngày 25-28/9, Sở Y tế tỉnh Trà Vinh tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 14 mũi 1 cho hơn 20.000 người dân trong tỉnh. Tiêm vaccine phòng COVID-19 đợt 13, từ 21-23/9, tại điểm tiêm trường Đại học Trà Vinh (ảnh minh họa). Đối tượng tiêm vaccine đợt này là nhân viên ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng; thú...