Hưng Yên: Chính quyền “bất lực” hay cố tình tiếp tay cho vi phạm?
- Qua đơn thư gửi tới Toà soạn báo Đời sống và Pháp luật, anh Cao Xuân Hào trú tại thôn Bến ( Bạch Sam – Mỹ Hào) phản ánh sự “nhu nhược” đến bất thường của chính quyền xã Bạch Sam, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên.
Với gần chục km tuyến QL5 đi qua nhưng trong những năm qua xã Bạch Sam (Mỹ hào, Hưng Yên) là một trong những điểm nóng “tiêu biểu” trên cả nước về khiếu kiện, tranh chấp đất đai. Công lý không được thực thi, quyền lợi của người dân nơi đây dường như không được đảm bảo bởi sự lạm quyền đến mức dường như không tưởng của một bộ phận cán bộ nằm trong chính quyền xã Bạch Sam.
Vì trách nhiệm được giao rất lớn nên những cán bộ “có trình độ” này lại càng tỏ ra sự quan trọng của mình trong công việc mà trên giao xuống. Hơn thế nữa họ còn tự cho mình cái “quyền tự quyết” làm hay không với những mệnh lệnh đã được giao.
Qua đơn thư gửi tới Toà soạn báo Đời sống và Pháp luật, anh Cao Xuân Hào trú tại thôn Bến (Bạch Sam – Mỹ Hào) phản ánh sự “nhu nhược” đến bất thường của chính quyền xã Bạch Sam đối với trường hợp một hộ gia đình công chức vi phạm trong việc sử dụng, lấn chiếm đất công trái phép. Điều đáng nói là công trình xây dựng trái phép này nằm “gọn gàng” trong hành lang ATGT của tuyến QL5
Tự ý xây “chui” trên đất công
Theo anh Cao Xuân Hào thì gia đình anh có một mảnh đất, diện tích khoảng 90m2 tại địa phận thôn Bến, xã Bạch Sam. Anh Hào cho biết, sự việc bắt đầu xảy ra vào ngày 3/4/2012. Khi đó chị Nguyễn Thị Hương (trú tại thôn Bến, Bạch Sam, Mỹ Hào, Hưng Yên và là chị vợ của anh Hào) tự ý xây dựng trái phép hai gian nhà trên phần đất lưu không nằm sát QL5 (thuộc hành lang an toàn giao thông). Điều đáng nói là hai gian nhà mà chị Hương đã xây dựng lại nằm chắn ngang trước phần đất của anh Hào và bịt hoàn toàn lối vào khu đất của gia đình anh. Sau đó, anh Hào đã có ý kiến với chị Hương, ngay sau đó xuất hiện một số thanh niên từ nơi khác đến gây gổ, chửi bới và dọa đánh anh Hào. Vụ việc này anh Hào đã thông báo tới UBND xã Bạch Sam, UBND huyện Mỹ Hào và Công an huyện Mỹ Hào. Cũng theo anh Hào thì sau khi anh thông báo sự việc tới các cấp chính quyền, chị Hương lại tiếp tục tổ chức xây dựng trái phép hai gian, vào thời điểm anh Hào không có mặt ở nhà.
Tìm hiểu thêm tại địa phương thì được biết, sau khi chị Hương hoàn thiện hai gian nhà, chính quyền địa phương mới “phát hiện” ra việc xây dựng trái phép. Sau đó, chính quyền cũng đã có biên bản xử lý vi phạm hành chính về hành vi xây dựng trái phép, đồng thời cũng ra thông báo yêu cầu chị Hương phải tự tháo dỡ. Sau 3 lần ra thông báo (lần cuối cùng là ngày 30/4/2012), UBND xã Bạch Sam đã yêu cầu chị Hương phải tự tháo dỡ công trình xây dựng, trả lại hiện trạng như cũ. Nhưng đến thời điểm này, ngày 12/8/2014, chị Hương chưa tháo dỡ công trình xây dựng trái phép. “Việc xây dựng trái phép nói trên của chị Hương đã ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt của gia đình chúng tôi. Chị Hương hiện đang là cán bộ của bảo hiểm Y tế huyện Mỹ Hào”, anh Hào bức xúc.
Ông Khương – quyền Chủ tịch UBND xã Bạch Sam – Mỹ Hào trong buổi làm việc với báo ĐSPL.
Vì sao chính quyền “không dám” cưỡng chế?
Liên quan đến sự việc trên, PV báo Đời sống và Pháp luật đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch UBND huyện Mỹ Hào. Bà Hằng cho biết: “Sau khi nhận được đơn của anh Cao Xuân Hào, chúng tôi đã cho thanh tra, xác minh kỹ sự việc và đi đến kết luận: Gia đình chị Hương xây thêm hai gian nhà trên phần đất lưu không (nằm trước phần diện tích đất của anh Hào) nằm ngay sát QL5, thuộc địa phận thôn Bến, xã Bạch Sam là hành vi xây dựng trái phép và sử dụng trái phép đất công. Việc này, UBND huyện Mỹ Hào đã có ý kiến sang phòng Tài nguyên Môi trường kết hợp với UBND xã Bạch Sam thuyết phục gia đình chị Hương tự tháo dỡ công trình vi phạm. Nếu gia đình chị Hương không tự tháo dỡ, chúng tôi sẽ lên kế hoạch tổ chức cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật”. Lời khẳng định của bà Hằng với PV báo ĐSPL tại thời điểm giữa năm 2013 cho đến nay vẫn chưa được thực hiện. Về việc chậm trễ trên, bà Hằng cho biết: Ngay trong thời gian tới sẽ chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng trái phép và sử dụng trái phép đất công đối với gia đình chị Hương tại thôn Bến, Bạch Sam, Mỹ Hào.
Điều đáng nói ở đây là sau gần hai năm việc xử lý vi phạm vẫn “giậm chân tại chỗ”. Trước đó UBND huyện Mỹ Hào đã có văn bản số 05/QĐNB – TTH ngày 8/1/2014 gửi UBND xã Bạch Sam yêu cầu UBND xã Bạch Sam đôn đốc việc tháo dỡ công trình vi phạm, nếu không sẽ tổ chức cưỡng chế giải toả theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch xã mới nhận nhiệm vụ nên… khó
Video đang HOT
Trong buổi làm việc sáng ngày 21/5 tại trụ sở UBND huyện Mỹ Hào, PV báo Đời sống và Pháp luật đã cung cấp thêm một số tài liệu có liên quan đến việc chị Hương đã xây dựng 3 gian nhà trên diện tích đất lưu không nằm trong hành lang ATGT với đại diện chính quyền địa phương. Khi PV đề nghị xin được biết chính xác khoảng thời gian để giải quyết dứt điểm vấn đề này, vị đại diện UBND xã Bạch Sam cho biết: Vì mới nhận nhiệm vụ nên có nhiều vấn đề rất…khó! Chúng tôi thực hiện đúng quy trình, cố gắng động viên, đôn đốc hộ gia đình vi phạm tháo dỡ. Nếu họ không tự tháo dỡ thì chúng tôi cũng… chịu! Nói như vị đại diện UBND xã Bạch Sam thì phải chăng vì một lý do nào đấy mà việc xây dựng trái phép, lấn chiếm hành lang ATGT trên tuyến QL5 của hộ gia đình bà Hương lại đương nhiên coi là việc đã rồi? Và chính quyền sở tại lại không dám thực thi Pháp luật đối với những sai phạm đó. Câu trả lời xin dành lại cho đ/c Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên và đ/c Chủ tịch UBND huyện Mỹ Hào.
LÊ ANH
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Đại biểu Quốc hội ngồi thử ghế tại phòng họp Quốc hội mới
Trong cuộc kiểm tra thường xuyên tiến độ, chất lượng công trình Nhà Quốc hội sáng nay, 5/8, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng mời đại biểu Dương Trung Quốc cùng thăm, thị sát công trường. Đại biểu thử ghế ngồi, bấm nút trên bàn làm việc tại phòng họp chính.
Tại lối vào công trình phía đường Độc Lập, gặp Giám đốc Ban Quản lý dự án xây dựng Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) Nguyễn Tiến Thành, Bộ trưởng Xây dựng hỏi ngay tiến độ công việc, khả năng hoàn thành công trình đúng kế hoạch (kịp cho kỳ họp Quốc hội thứ 8 bắt đầu vào cuối tháng 10 năm nay). Ông Thành trình bày lo lắng vì tiến độ khá căng.
Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cắt ngang lời: "Không được nao núng, không có tư tưởng thoái lui. Mục tiêu đã đặt ra phải quyết tâm thực hiện cho bằng được".
Bộ trưởng Xây dựng yêu cầu Giám đốc BQLDA tổ chức giao ban nhanh tại hiện trường trước mỗi ca làm việc.
Hỏi thêm các đội trưởng, người phụ trách sản xuất khác, ông Thành xem đồng hồ trả lời 7h30 sáng, anh em đang giao ban đầu ngày. Bộ trưởng Xây dựng yêu cầu Giám đốc Ban Quản lý dự án tổ chức từng nhóm giao ban nhanh đầu giờ ngay ngoài trời, tại từng khu vực sản xuất để nắm bắt tình hình. Ông Dũng cũng nhắc đẩy sớm hơn giờ làm, tập trung lực lượng ngay từ đầu buổi để đáp ứng yêu cầu tiến độ vì công việc xây dựng, hơn ngành nào khác, cần tận dụng thời điểm làm việc đầu buổi sáng, đỡ nắng nóng, công nhân, người lao động đỡ mất sức.
Giám đốc Ban Quản lý dự án khẳng định đã huy động lực lượng lớn, đảm bảo 1.800 lao động trên công trường/ngày.
Vật liệu đã tập hợp đầy đủ tại chân công trình.
Bên trong tòa nhà, ông Nguyễn Tiến Thành báo cáo, việc lắp đặt hệ thống điện đã cơ bản hoàn thành với hơn 900km đường dây cơ điện động, 600km đường dây điện nhẹ (đường điện điều khiển). Phần thi công đá (đá treo tường, đá lát sàn...) cũng sẽ hoàn tất trong tháng này...
Các phần việc kỹ thuật đảm bảo khả năng vận hành của tòa nhà tại 2 tầng hầm như hệ thống điều hòa, thông gió, làm lạnh, hệ thống cấp nước, phòng cháy chữa cháy, hệ thống điều khiển trung tâm... đã hoàn thành lắp đặt, đang chạy thử từng phần (như hệ thống điện đã chạy, khai thác từ tháng 6).
Tại tầng -1, ông Thành cũng giới thiệu phòng họp báo với sức chứa 300 chỗ ngồi đã hoàn thành cơ bản. Một thư viện với đầy đủ phòng đọc, phòng lưu trữ, phòng khách... rộng rãi được bố trí gần cửa ra thang cuốn. Phòng trưng bày hiện vật Hoàng thành Thăng Long đang được đổ đất, xây sa bàn, bố trí phương án trưng bày...
Phòng họp chính hình tròn nằm ở trung tâm Nhà Quốc hội đang tiếp tục được thi công phần ốp tường, lắp đặt bàn ghế.
Ngồi thử vào một chiếc ghế của đại biểu, ông Dương Trung Quốc được giới thiệu về hệ thống nút bấm điện tử, thiết bị âm thanh... trên bàn điện tử. Toàn bộ hệ thống bàn làm việc với các thiết bị đi kèm đều được nhập khẩu từ nước ngoài, thiết kế hiện đại.
Đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị trang bị hệ thống bảng điện tử tại phòng họp chính để người dân có thể biết được vị trí ngồi của từng đại biểu, thậm chí nhận biết đại biểu đó bấm nút biểu quyết như thế nào.
Thăm khu di sản Hoàng thành Thăng Long, đại biểu Quốc hội đề nghị Ban quản lý dự án tích cực làm việc với TP Hà Nội để thực hiện việc bảo vệ khu khảo cổ hiệu quả.
Đại biểu Dương Trung Quốc đề nghị lắp đặt bảng điện tử để người xem nhận biết được từng đại biểu khi bấm nút.
Làm việc thêm tại công trình, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng một lần nữa nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của Nhà Quốc hội mới. Theo đó, đây là lần đầu tiên Việt Nam có một công trình xây dựng đòi hỏi kỹ thuật cao, yêu cầu hoàn thành về quy mô, chất lượng, hình thức kiến trúc cao trong khi thời gian thi công rất gấp.
"Để đạt được yêu cầu đề ra, Ban Quản lý phải chỉ đạo để tổ chức 40 nhà thầu đang thi công trên công trường làm thế nào phải phối hợp hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn, đặc biệt không được để xảy ra sự cố mất an toàn đối với người lao động. Công trình thi công cũng phải đảm bảo chất lượng, không chỉ về kết cấu mà cả phần hoàn thiện vì Nhà Quốc hội đòi hỏi yêu cầu kỹ, mỹ thuật rất cao. Dự kiến kỳ họp Quốc hội cuối năm sẽ tổ chức tại đây. Thời gian gấp mà khối lượng công việc còn rất lớn, cần quyết tâm cao nhất của các đơn vị" - Bộ trưởng Xây dựng nhấn mạnh.
Người đứng đầu ngành xây dựng cũng yêu cầu nhà thầu tăng người và có bộ phận kiểm soát chất lượng 24/24 giờ, thay thế nhà thầu không đảm bảo chất lượng và tiến độ, giao Thứ trưởng Cao Lại Quang có mặt, đốc thúc hàng ngày tại công trường còn Giám đốc Ban Quản lý dự án thì phải thường trực, dành toàn bộ thời gian tại hiện trường. Bộ trưởng Xây dựng nhắc dành thời gian chạy thử các hệ thống, không được để xảy ra sự cố như mất điện, mất hệ thống âm thanh, hệ thống điều khiển... khi vận hành tòa nhà.
Một số hình ảnh tại công trường thi công Nhà Quốc hội:
Công nhân thi công phần mái hiên tại cửa vào phía đường Bắc Sơn của công trình.
Toàn bộ đá ốp tường công trình được chế tác từ nước ngoài và được treo lên bằng giá chịu lực.
Khung cảnh trước cửa vào phòng họp chính, nhìn ra quảng trường Ba Đình.
Tường, trần phòng họp chính hình tròn đang được ốp gỗ, hoàn thiện trong khi hệ bàn nâng cho đại biểu đã lắp đặt được một nửa.
Công trình nhìn từ đường Bắc Sơn với lối đi lát đá xanh, tiểu cảnh, vườn hồng sẽ được khôi phục lại.
P.Thảo
Theo Dantri
Vì sao nhà hàng "cung điện" yên vị nhiều năm trong lòng vườn thú Thủ Lệ? Phía quận Ba Đình cho rằng nhà hàng kinh doanh trong vườn thú là sự biến tướng, phường Ngọc Khánh nhiều lần kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý nhưng sau nhiều năm vườn thú Thủ Lệ vẫn bị "xà xẻo". Liên quan đến sự việc vườn thú Thủ Lệ trong nhiều năm liền tồn tại nhà hàng chiếm dụng hàng nghìn mét...