Hưng Yên: Bỏ chăn nuôi manh mún, nhà nông bắt tay nhau làm giàu
Từ các mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, không đem lại hiệu quả kinh tế cao, đến nay, các hộ chăn nuôi xã Phạm Ngũ Lão (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện để giúp đỡ và tương trợ cho nhau cùng phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều hộ có thu nhập từ 2-3 tỷ đồng/năm.
Thay đổi tư duy sản xuất
Ngay sau khi được tiếp cận Đề án số 24 của Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN về việc xây dựng mô hình chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp cùng với sự vận động tuyên truyền của các cấp Hội ND trong tỉnh, chi hội nghề nghiệp chăn nuôi xã Phạm Ngũ Lão được thành lập và ra mắt vào tháng 6/2017 gồm 31 hội viên.
Anh Ngô Đức Thắng – Chi hội trưởng Chi hội Chăn nuôi xã Phạm Ngũ Lão cho biết, với ngành nghề chủ yếu là chăn nuôi vịt và trồng cây ăn quả, chi hội xác định mục tiêu là phát triển kinh tế tập thể, liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2017 do biến động của giá cả thị trường, tình hình sản xuất chăn nuôi vịt của các hội viên trong Chi hội gặp nhiều khó khăn, Ban chấp hành chi hội đã đề xuất với các cấp Hội và lãnh đạo chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ. Cụ thể là: Đề xuất với Đảng ủy- UBND xã đã tạo cơ chế chính sách thông thoáng để các hội viên có cơ hội phát triển kinh tế. Đề nghị với Hội ND các cấp tổ chức các lớp tập huấn để hội viên được tiếp cận với kiến thức khoa học mới áp dụng vào sản xuất chăn nuôi của từng hộ gia đình.
Lãnh đạo T.Ư Hội NDVN và Hội ND tỉnh Hưng Yên tham quan mô hình chăn nuôi vịt của thành viên Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi xã Phạm Ngũ Lão. (ảnh: Nguyễn Quỳnh)
Video đang HOT
Hội ND tỉnh đã tạo điều kiện cho các thành viên của chi hội được vay vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân với số tiền 1 tỷ đồng. Hội ND tỉnh cũng đã phối hợp với Ngân hàng NNPTNT tạo điều kiện cho chi hội thành lập riêng 1 tổ vay vốn, tạo cơ chế thuận lợi cho các thành viên trong chi hội được hạ lãi suất đầu vào, tăng hạn mức cho vay nhiều hơn bằng các hình thức tín chấp với số dư trên 20 tỷ đồng. Từ đó các thành viên đã có thêm nguồn vốn đầu tư tăng quy mô sản xuất, tăng đàn vịt bố mẹ lên 120.000 con. Bên cạnh đó, các thành viên trong chi hội đã cùng nhau góp vốn trực tiếp mua nguyên liệu, thuê nhà máy gia công thức ăn cám để chủ động được nguồn thức ăn giá rẻ, chất lượng ổn định.
Chi hội phối hợp với các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, mời các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và tổ chức các buổi tham quan một số mô hình phát triển kinh tế trong nước để hội viên có cơ hội học tập, nâng cao kiến thức; mạnh dạn đưa con giống mới có chất lượng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn để thay thế các giống vịt cũ không còn hiệu quả; chủ động liên kết mở rộng thị trường trên cả nước để tiêu thụ toàn bộ số lượng vịt giống của các thành viên trong chi hội sản xuất ra.
Hiệu quả thiết thực
Trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019 giá vịt giống dao động từ 7.000 – 8.000 đồng/con. Các thành viên trong chi hội đã có một mùa bội thu, lãi lớn, có nhiều hộ thu nhập từ 2-3 tỷ đồng/năm. Từ đó, nhiều hộ đã mạnh dạn tích tụ thêm ruộng đất để mở rộng sản xuất, có rất nhiều hộ trong chi hội có diện tích từ 2-5ha; cá biệt có hộ có diện tích lên tới 13ha cho thu nhập 9 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho trên 100 lao động ở địa phương với mức thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Từ hiệu quả trong liên kết sản xuất, Chi hội được Chi cục Chăn nuôi tỉnh Hưng Yên chọn làm mô hình điểm để áp dụng chăn nuôi và ấp nở trứng gia cầm theo công nghệ sinh học của dự án do tổ chức FAO thế giới tài trợ. Các thành viên được tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật về chăn nuôi vịt sinh sản và ấp nở trứng gia cầm theo công nghệ sinh học do các chuyên gia của tổ chức truyền đạt. Đây là cơ sở để chi hội xây dựng thương hiệu được Nhà nước bảo hộ.
Bà Trần Thị Tuyết Hương – Chủ tịch Hội ND tỉnh Hưng Yên cho biết: Từ các mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, không đem lại hiệu quả kinh tế cao, đến nay các hộ chăn nuôi xã Phạm Ngũ Lão đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện để giúp đỡ và tương trợ cho nhau cùng phát triển. Đến thời điểm hiện tại chi hội nghề nghiệp chăn nuôi xã Phạm Ngũ Lão đã có 40 thành viên tham gia, với tổng diện tích 55ha. Chi hội được Hội ND xã tư vấn, hướng dẫn, thành lập mới 2 hợp tác xã và 4 tổ hợp tác đang hoạt động đi vào nề nếp, đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo sự phấn khởi cho hội viên, góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
Trao đổi với PV, anh Ngô Đức Thắng bày tỏ, ngoài những kết quả trên chi hội vẫn còn những khó khăn trong hoạt động như hạn chế về pháp lý nên khi giao dịch ký kết các hợp đồng với các tổ chức kinh tế khác rất khó khăn, việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh khó khăn do nguồn vốn hạn chế. Anh bày tỏ mong muốn được Nhà nước và các cấp Hội tạo điều kiện hơn nữa trong vấn đề chuyển giao KHKT, giúp nông dân tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi lãi để mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời kết nối các hộ nông dân với doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Theo Danviet
Cột điện chưa được đổ bê tông móng
Liên quan tới vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm một người chết, một người bị thương xảy ra tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang hồi tháng 3/2019, mới đây Đoàn Điều tra an toàn lao động tỉnh đã có văn bản chỉ ra nguyên nhân vụ việc.
Cột điện được xác định là chưa được đổ bê tông móng. (Ảnh tư liệu)
Vào khoảng 13h ngày 13/3/2019, nhóm công nhân gồm Ngô Đức Thắng, Dương Minh Bình và Trần Thanh Sơn được sự phân công của ông Lê Minh Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng điện Ánh Dương đến tuyến tránh TP Rạch Giá thuộc xã Thạnh Lộc, huyện Châu Thành để thi công dựng cột điện đường dây trung thế và trạm biến áp 3x25 KVA.
Đến nơi làm việc, công nhân Sơn và Thắng đào hố cột, công nhân Bình cùng với 2 người lái xe cẩu (xe thuê) cẩu 2 cột điện xuống đất và ghép lại.
Khi cẩu đưa 2 cột điện vào hố, các công nhân chỉ lắp đất tạm thời, không đầm nén cẩn thận từng lớp, không đổ bê tông móng.
Công nhân Bình và Sơn trèo lên cột điện gắn xong 3 bình biến áp (mỗi bình nặng khoảng 230kg), trong lúc đang gắn thanh sắt lên đầu cột điện thì trụ điện bắt đầu nghiêng và ngã nhanh.
Lúc này anh Bình kịp gỡ dây đai an toàn nhảy ra nhưng do bị vướng lại nên bị thương gãy chân. Còn anh Sơn không kịp gỡ dây an toàn nên bị 2 cột điện ngã đè tử vong tại chỗ.
Theo kết luận của Đoàn Điều tra tai nạn lao động tỉnh Kiên Giang, nguyên nhân vụ tai nạn được xác định: Đối với người sử dụng lao động (đơn vị thi công) đã tổ chức thi công khi chưa có đầy đủ tài liệu thiết kế và kế hoạch đã được phê duyệt; khi dựng cột chưa có các biện pháp cần thiết nhằm tránh làm nghiêng hoặc đổ cột; sử dụng lao động làm việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động khi chưa được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động và cấp thẻ an toàn theo quy định.
Nguyên nhân chủ quan được xác định: Khi trèo lên cột điện để lắp các thiết bị điện, các công nhân chưa kiểm tra tình trạng của cột, chưa thực hiện lấp đất và đầm nền cẩn thận từng lớp, chưa đổ bê tông móng hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp để cột không bị đổ theo quy định...
Sau khi sự việc xảy ra, Công ty Cổ phần Aây dựng điện Ánh Dương đã hỗ trợ nạn nhân Trần Thanh Sơn 130 triệu đồng và hỗ trợ 60 triệu đồng cho anh Dương Minh Bình điều trị thương tích.
Công an tỉnh đang tiếp tục chỉ đạo Công an huyện Châu Thành điều tra theo thẩm quyền làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Chu Tuấn
Theo Thanhtra
"Không để ảnh hưởng tiêu cực đến nước mắm truyền thống" Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu kỹ các ý kiến của các tổ chức, hiệp hội về tiêu chuẩn cho nước mắm. Trong thời gian gần đây, một số tổ chức, hiệp hội đã có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ về xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn...