Hưng Yên “biếu” cát tặc 15 tỉ đồng mỗi năm
Nạn “cát tặc” hoành hoành trên những dòng sông chảy qua địa bàn tỉnh Hưng Yên những năm qua đã khiến tỉnh Hưng Yên mỗi năm bị thất thoát một nguồn tài nguyên trị giá khoảng 15 tỉ đồng.
Làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên, qua những lời “trần tình” của một số vị lãnh đạo tỉnh, mới biết nạn “cát tặc” nơi đây còn hoành hoành hơn nhiều so với những gì chúng tôi đã chứng kiến.
Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Tài nguyên – Khoáng sản (Sở Tài Nguyên và Môi trường Hưng Yên), một trong những nguyên nhân chính dẫn đến nạn “cát tặc” hoành hoành là vì đều cho rằng, sông ở Hưng Yên làm gì còn cát mà hút…
Ông Vinh thẳng thắn khẳng định, đây là vấn nạn nhức nhối xảy ra ở tỉnh Hưng Yên nhiều năm qua, kể từ ngày tái lập tỉnh đến giờ vẫn tồn tại. Tỉnh cũng chưa thu được bất cứ xu nào từ nguồn tài nguyên khoáng sản này cũng như chưa cấp phép khai thác cho đơn vị nào. Theo tính toán của ông Vinh, mỗi năm tỉnh Hưng Yên đang thất thoát khoảng 15 tỉ đồng từ việc khai thác cát trái phép, chưa kể đến việc khai thác, vận chuyển cát trái phép gây hỏng hóc đường xá, đê kè sạt lở, ô nhiễm môi trường…mà Nhà nước phải đầu tư tiền để sửa chữa, nâng cấp.
Video đang HOT
Việc khai thác cát trái phép ngang nhiên diễn ra giữa ban ngày, gây thất thu cho ngân sách địa phương. Phóng viên Lao Động đã không quá khó khăn để tiếp cận và ghi lại hình ảnh việc khai thác cát trái phép.
Vậy mà, thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, Phóng trưởng phòng CSGT (CA tỉnh Hưng Yên) lại cho rằng: Chúng tôi cũng đã triển khai bắt và xử lí nạn khai thác tài nguyên trái phép nhưng vướng việc tịch thu phương tiện vì liên quan đến đời sống gia đình họ trên tàu. Việc xử lí nạn khai thác cát trái phép, chỉ có mình lực lượng cảnh sát đường thuỷ cũng không thể làm nổi. Các đối tượng “cát tặc” sẵn sàng bỏ ra tiền để thuê “chim lợn” chỉ có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của lực lượng công an nên nhiều lúc phát hiện có tàu hút trái phép, lực lượng triển khai thì bọn chúng đã trốn mất. Thêm vào đó, việc tuần tra truy bắt khá tốn kém lực lượng và nhiên liệu, 1 lần ra quân cần 5 – 10 cán bộ, cộng 1 xuồng máy cần 30 lít xăng nhưng khi bắt chỉ bắt được 1 – 2 tàu là cùng.
Dư luận đang đặt nhiều nghi vấn, có hay không sự “chống lưng” của cơ quan chức năng để để đội quân “cát tặc” này mặc sức tung hoành trên các dòng sông thuộc tỉnh Hưng Yên?
Theo Lao Động
Cát tặc "nuốt" đất nông nghiệp
Nhiều tháng nay, tại ngã ba sông Luộc và sông Hồng nằm giáp ranh giữa 3 tỉnh Thái Bình, Hưng Yên và Hà Nam, tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra với quy mô lớn, hủy hoại môi trường và ảnh hưởng đến đất sản xuất của bà con nơi đây.
Nhan nhản tàu hút cát
Để chứng kiến cảnh cát tặc hoành hành, chúng tôi lên thuyền tại xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, Hưng Yên. Gần 6 giờ sáng, hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là hàng chục con thuyền lớn nhỏ với đầy đủ các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho việc khai thác cát tiến vào thả các ống nước xuống sông để "ăn hàng".
Tàu hút cát trái phép hoành hành tại ngã ba sông Luộc
Trên con tàu HY 0564, đội quân cát tặc tất bật vận hành máy móc hút, san gạt cát trên tàu. Đặc biệt, những cỗ máy khổng lồ thả vòi rồng xuống sát bờ sông nên việc khai thác cũng diễn ra một cách chóng vánh; chỉ cần một tiếng đồng hồ là có thể hút với số lượng lên đến hàng trăm khối cát. Một "thổ công" ở đây cho biết, khu vực này là địa phận giáp ranh giữa 3 tỉnh nên các đối tượng thường lợi dụng điểm này trốn tránh các cơ quan pháp luật.
Cách đó không xa, nhiều km ngoài đê sông Luộc trên địa bàn xã Điệp Nông (Hưng Hà, Thái Bình) bị sạt lở nghiêm trọng do nạn khai thác cát bừa bãi. Ông Nguyễn Văn Hường - một hộ dân có ruộng bị ảnh hưởng ở đây lắc đầu: "Lòng sông bị khoét sâu đến hơn chục mét; mỗi khi thủy triều lên, tàu chạy trên sông khiến sóng đánh vào bờ, từng tảng đất lở ùm ùm xuống sông. Chúng tôi lo ngại sắp tới đất canh tác của người dân chúng tôi bị trôi tuột hết".
Chính quyền huyện: Tiền hậu bất nhất
Cũng bởi địa phận giáp ranh nên ngã ba sông Luộc rơi vào tình trạng "cha chung không ai khóc". Lãnh đạo địa phương có sự bất nhất khi trả lời phóng viên về cùng một vấn đề. Ông Vũ Hồng Thái - Chánh Thanh tra huyện Tiên Lữ cho biết: Hoạt động cát tặc thường diễn ra vào ban đêm nhưng khoảng mấy giờ thì ông không để ý. Ông Nguyễn Văn Huyên - Trưởng phòng NNPTNT huyện thì cho rằng, tại ngã ba sông Luộc không có việc khai thác cát trực tiếp mà chỉ là trung chuyển từ nơi khác về.
Còn ông Đỗ Mạnh Trung - Hạt trưởng Hạt Quản lý đê điều (thuộc Chi cục Quản lý đê điều tỉnh Hưng Yên) khẳng định: Không có tình trạng khai thác cát trên địa bàn sông Luộc thuộc huyện Tiên Lữ vì tỉnh chưa cấp phép cho doanh nghiệp nào.
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lữ, Đoàn Thế Bào lại cho rằng, việc khai thác cát chỉ diễn ra ở một số xã trên địa bàn huyện như Tân Hưng, Thiện Phiến, Hải Triều, Cương Chính... Ban Thường vụ Huyện uỷ đã có ý kiến chỉ đạo xuống UBND huyện, giao thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc khai thác cát trên địa bàn huyện. Với thực trạng cát tặc hoành hành như đã phản ánh, ông Bào hứa sẽ kiểm tra ngay.
Tuy nhiên, để chấm dứt triệt để tình trạng khai thác cát tại khu vực ngã ba sông Luộc cần có sự phối hợp xử lý từ nhiều cơ quan chức năng.
Theo Dân Việt
Cát tặc "tấn công" Thủ đô Gần 1km đường sông chảy qua ba xã thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) bị vài chục tàu hút cát ngày đêm hoành hành. Hàng ngàn m3 đất bồi bãi bị sụt lở, tuy nhiên, mối nguy hiểm cận kề hơn cả, đó là đê trọng yếu sông Đuống bị đe dọa nghiêm trọng. Cát tặc bủa vây Thủ đô Sông Đuống chảy...