Hung thủ vụ tiệm vàng ở Thường Tín bị khởi tố 2 tội
Dưỡng bị khởi tố với hai tội danh “Giết người” và “Cướp tài sản”. Dù có tình tiết giảm nhẹ là đã ra đầu thú nhưng hành vi dã man của Dưỡng khó thoát tội nặng nhất.
Chiều 21/2, Thượng tá Đỗ Xuân Tiến, Phó phòng CSĐT tội phạm trật tự xã hội (PC45, Công an TP Hà Nội) cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can Nguyễn Hữu Dưỡng (SN 1985, ở xã Đông Cường, huyện Đông Hưng – Thái Bình), để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi Giết người và Cướp tài sản. Dưỡng là hung thủ gây ra vụ giết người tại tiệm vàng Vững Bắc (huyện Thường Tín – Hà Nội) vào chiều 16/2.
Dưỡng khá bình tĩnh trả lời câu hỏi của điều tra viên về chi tiết vụ án.
Tại cơ quan điều tra, Dưỡng khai nhận, vì cần tiền nên đã có ý định đi tìm tiệm vàng để cướp. Vào khoảng 8h ngày 16/2, Dưỡng đi xe máy mang theo 1 con dao, 1 chiếc súng bắn điện làm hung khí gây án. Chờ đợi đến 16h30, sau một thời gian thám thính kỹ lưỡng, xác định chính xác cửa hàng kinh doanh vàng bạc Vững Bắc chỉ có một mình bà Nguyễn Thị Bắc (chủ cửa hàng), Dưỡng đã đi xe máy vào trong. Anh ta giả vờ giao dịch bán chiếc nhẫn vàng giả.
Khi bà chủ cửa hàng dẫn hắn đi vệ sinh bên trong, Dưỡng đã dùng dao khống chế bà Bắc và yêu cầu bà này đưa tiền bạc ra. Bà Bắc kêu không có và chống lại. Dưỡng đã dùng súng bắn điện và dao đâm nhiều nhát vào người bà Bắc. Sau đó, dùng tay đập tủ kính đựng vàng nhưng không vỡ. Sợ bị phát hiện, Dưỡng lấy xe máy tẩu thoát về quê tại xã Đông Cường, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Video đang HOT
Hai ngày sau, biết sẽ bị phát hiện và được sự động viên của cơ quan Công an huyện Đông Hưng, Công an xã Đông Cường và gia đình, 22h30 ngày 18/ 2, Dưỡng đã đến cơ quan Công an huyện Đông Hưng để đầu thú.
Nhật Mai
Theo Infonet.vn
Bị cướp tiệm vàng: Cứu mạng mình trước, cứu tài sản sau!
Thượng tá, Tiến sỹ Nguyễn Minh Đức - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học - Học viện CSND trả lời phỏng vấn Báo An ninh Thủ đô
- PV: Thời gian qua trong cả nước xảy ra liên tiếp các vụ giết, cướp chủ hiệu vàng gây bức xúc trong dư luận, đồng chí đánh giá sao về hiện tượng này?
- TS.PGS Nguyễn Minh Đức:
Có thể khẳng định rằng các vụ án cướp hiệu vàng trong 2 năm 2010-2011 giảm so với giai đoạn 2006-2009 (đây là giai đoạn cướp hiệu vàng nổi lên). Lực lượng Cảnh sát ĐTTP về TTXH và công an các địa phương làm tốt công tác tham mưu về phòng ngừa xã hội và trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ trên các tuyến địa bàn trọng điểm, triệt phá các băng nhóm cướp có vũ khí. Nguyên nhân bởi đa số các đối tượng phạm tội hoạt động lưu động, đây là đối tượng khó kiểm soát nhất, nên vấn đề chủ động ngăn chặn phòng ngừa của cơ quan chức năng gặp khó khăn rất nhiều. Đối tượng phạm tội đa số nghiện ma túy (70%), ăn chơi trác táng nên cần tiền để thỏa mãn nhu cầu thấp hèn lại không chịu lao động; bên cạnh đó thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình nên dễ dàng đi vào con đường phạm tội. Lý do quan trọng khác bởi vàng là tài sản có giá trị kinh tế rất cao, dễ tiêu thụ, gọn nhẹ dễ cất giấu, nên đối tượng thường nhằm vào để cướp. Đa số các vụ cướp nhằm vào các hiệu vàng mà chủ tài sản thiếu cảnh giác, còn nhiều sơ hở trong quản lý kinh doanh.
- PV: Đồng chí có thể đưa ra lời khuyên những kỹ năng về phòng ngừa tội phạm trong những tình huống nguy hiểm?
- PGS.TS Nguyễn Minh Đức:
Về tâm lý của người bị hại, nguy cơ bị cướp tài sản nảy sinh tâm lý tiếc của, đó là sản nghiệp, thậm chí cả gia tài, thậm chí đi vay để kinh doanh nên tâm lý phải bảo vệ tài sản đến cùng. Đồng thời tâm lý không chịu khuất phục đối tượng, kết hợp cả hai yếu tố tâm lý này nên đã bằng mọi cách chống trả, trong khi "tương quan lực lượng" không cân bằng nên phần thiệt hại về sức khỏe, tính mạng bản thân, người thân rất có thể xảy ra.
Chính vì vậy, khi gặp tình huống đối tượng dùng hung khí nguy hiểm tấn công, khống chế, cách tốt nhất là tạm thời để cho đối tượng khống chế và thực hiện theo yêu cầu của chúng, trong lúc đó hãy quan sát kỹ đặc điểm nhận dạng của đối tượng (mặt mũi, sọ, nốt ruồi, quần áo, giày dép, giọng nói...). Sau khi đối tượng cướp rút khỏi hiệu vàng cần khẩn trương thông báo cho lực lượng chức năng, truy hô để quần chúng truy bắt đối tượng và cung cấp thông tin nhận dạng cho lực lượng công an.
- PV: Đồng chí cho một vài lời khuyên tới các cơ sở vàng bạc, ngân hàng?
- PGS.TS Nguyễn Minh Đức:
Đối tượng gây ra vụ cướp hiệu vàng thường gây ra hậu quả rất lớn: tài sản bị cướp, tính mạng, sức khỏe của người dân bị thiệt hại; lực lượng công an phải đầu tư nhiều công sức, vật chất trong điều tra, khám phá; tâm lý người dân hoang mang, nên người dân phải tự ý thức phòng ngừa là chủ yếu.
Chúng tôi cho rằng cần làm một số việc sau:
- Đề nghị Nhà nước quy định kinh doanh vàng là mặt hàng kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Chỉ khi nào một người có đủ điều kiện đặt ra mới được kinh doanh.
- Tiến tới đề nghị đưa kinh doanh vàng vào hệ thống siêu thị.
- Người dân phải trang bị đầy đủ hệ thống camera hoạt động 24/24h, có hệ thống báo động (lắp chế độ tự động chuyển sang điện ắc quy khi mất điện); lắp đặt điện thoại và cài nút gọi tự động đến cơ quan công an gần nhất; cần thuê bảo vệ chuyên trách từ các công ty dịch vụ bảo vệ.
- Vàng bày ở tủ hạn chế, nên để trong tủ, két bảo đảm và khi giao dịch mới lấy ra, không nên bày hết ở tủ.
- Cảnh giác quan sát đối tượng nghi vấn, thường đối tượng là thanh niên, bao giờ cũng hóa trang lịch sự, giả vờ hỏi mua bán, giá cả để nghiên cứu quy luật hoạt động của chủ hiệu vàng, nên khi có đối tượng nghi vấn như vậy cần có kế hoạch phòng tránh.
Theo ANTD
VỤ SÁT HẠI CHỦ TIỆM VÀNG VỮNG BẮC Ở HÀ NỘI: Kẻ cướp vờ bị cướp Sau khi xuống tay giết bà chủ tiệm vàng, kẻ thủ ác đã về nhà bố vợ đóng kịch bị cướp 200 triệu đồng dẫn đến hoảng loạn nôn thốc nôn tháo Ngày 20-2, thượng tá Đỗ Xuân Tiến, Phó Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an TP Hà Nội, cho biết đã đưa Nguyễn Hữu Dưỡng (SN...